Chết
vì dịch, chết vì trầm cảm và chết đói
https://www.facebook.com/quochop.pham/posts/3855108717891122
Nước ta hiện có khoảng 30 triệu người bị rối loạn tâm thần, trung bình
mỗi ngày có 109 người tự tử vì trầm cảm.
Gần đây, tôi chứng kiến ngày càng nhiều những người bạn bị phá sản; những
lao động bị mất việc hoặc thu nhập lao dốc khiến các khoản chi cơ bản trong gia
đình bị báo động. Các doanh nghiệp lớn, cưc lớn cũng ngao ngán vì kinh doanh
đình trệ mà các biện pháp hỗ trợ mới chỉ… đang bàn. Ngay cả giới trung lưu cũng
có những người ngao ngán, thậm chí có người phẫn uất, bất lực. Tuy tôi luôn miệng
an ủi ‘Rồi sẽ ổn thôi’ nhưng chính tôi cũng có lúc hoang mang trước nguy cơ
kinh tế giảm phát, khủng hoảng thu nhập, những nỗi lo ập vào từng bữa ăn, vào từng
lần đóng học phí hay nộp tiền điện. Hàng loạt vấn đề dẫn đến điên cái đầu.
Cứ tình hình này, tôi hình dung nhiều người đứng trước nguy cơ kịch bản
2 cái chết.
Kịch bản thứ nhất là chết do dịch Covid -19, hiện VN có 35 người tử
vong. Xác suất chết do dịch thấp nhất, có thể nói là không đáng kể.
Kịch bản thứ hai là chết do stress, tự tử. Cách đây vài năm, Viện Sức
khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) thống kê mỗi năm nước ta có 40.000 người tự
tử vì trầm cảm (trung bình mỗi ngày có 109 người tự tử, cao gấp hơn 4 lần số
người chết vì tai nạn giao thông). Với tình hình bức bách, bế tắc về cuộc sống,
thu nhập, việc làm, kinh doanh… do Covid gây ra như hiện nay, tôi sẽ không ngạc
nhiên nếu mỗi ngày có 200 người tự tử vì trầm cảm.
Nên nhớ, vài năm trước Việt Nam đã có 30 triệu người bị rối loạn tâm thần.
Để dễ hình dung cứ 3 người thì có 1 người bị rối loạn tâm thần. Với sự bí bách
này, tôi e ngại kịch bản có thể một nửa dân số nước ta sẽ bị rối loạn tâm thần.
Trong đó có khoảng 10 triệu người bị trầm cảm, tức ở tình trạng nguy cơ cao và ảnh
hưởng rất xấu đến cuộc sống và công việc.
Chết vì dịch, chết là xong. Nhưng Stress và tồi tệ hơn là tự tử vì trầm
cảm hậu quả sẽ trầm trọng, lâu dài không chỉ với gia đình, cơ quan mà cho đất
nước.
Vấn đề đặt ra là ta nên lựa chọn cách ứng phó như thế nào với dịch
Covid 19 để 97 triệu người dân và cao hơn là cả đất nước này ít bị thiệt hại nhất.
Cao kiến, lựa chọn của bạn là gì?
PS: Với thế giới, kịch bản thứ ba là chết đói.
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả nghiên cứu của Oxfam, FAO, Unicef, WFP và Who
cho thấy có thêm 132 triệu người ở châu Á lâm vào cảnh đói ăn do dịch Covid 19,
nâng tổng số lên 822 triệu người. Đến cuối năm nay, bình quân mỗi ngày trên thế
giới sẽ có 12.000 chết đói, cao hơn nhiều lần số người chết vì Covid, kể cả dịch
này bùng phát.
Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu người nghèo và cận nghèo. Với tình hình
này, chuyện tăng nghèo, tái đói là điều dễ hình dung (tôi chưa dám nghĩ đến kịch
bản tồi tệ là chết vì đói).
No comments:
Post a Comment