Monday, 7 September 2020

BẢN TIN NGÀY 7-9-2020 (BTV Tiếng Dân)

 


BẢN TIN NGÀY 7-9-2020

BTV Tiếng Dân

07/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/07/ban-tin-ngay-7-9-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Đằng sau việc Trung Quốc tố Mỹ gây rối ở Biển Đông“Dù cố gắng đưa ra nhiều thông điệp tích cực để cô lập Mỹ và lôi kéo ASEAN, những lý lẽ mà Bắc Kinh đưa ra hầu hết không thuyết phục”

 

Thứ nhất, vụ TQ tố Mỹ gây rối ở Biển Đông chủ yếu dựa vào cáo buộc đơn phương của Bắc Kinh chứ không có bằng chứng thuyết phục. Thứ 2, TQ tố Mỹ là để buộc các nước ASEAN “chọn phe” trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung, trong khi Washington không buộc ai phải “chọn phe”. Thứ 3, TQ lấy DOC và COC ra để thuyết phục ASEAN đàm phán, nhưng lại quân sự hóa Biển Đông.

 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng thông báo: Đàm phán bộ quy tắc ứng xử Biển Đông là ưu tiên của ASEAN-Trung Quốc, VietNamNet đưa tin. Ông Dũng cho biết: “Gần đây chúng tôi đã có một số cuộc họp trực tuyến, không đi sâu vào để bàn về nội dung nhưng cũng bàn về cách thức làm thế nào để nối lại đàm phán và các mục tiêu, cách thức làm. Cho đến nay đạt được một số điểm về cách thức, cũng mong sớm nối lại đàm phán COC”. Trước mắt, ASEAN và TQ thống nhất, sẽ có 3 lần đọc dự thảo, đến nay đã xong một vòng, đến khi nối lại đàm phán sẽ bắt đầu vòng đọc thứ 2.

 

Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật trên biển. Mới đầu tháng 9, TQ đã thông báo sẽ tổ chức 2 cuộc tập trận, cuộc tập trận thứ nhất bắt đầu từ ngày 7/9 ở khu vực biển Bột Hải, phía đông TQ, cuộc tập trận thứ 2 sẽ diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9, ở vùng biển Hoàng Hải. 

 

Mời đọc thêm: Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông tiếp tục là ưu tiên của ASEAN (TT). – Thời điểm chín muồi cho một cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông? (DĐDN). – Hải quân Philippines bám trụ căn cứ mà Trung Quốc định xây sân bay (NLĐ). – Mỹ cảnh báo không quân Trung Quốc ‘nhanh chóng bắt kịp’ năng lực phương Tây (TN). 

 

.

Giá điện “hút máu” dân

 

Hôm nay, báo “lề đảng” có nhiều tin bài, xoay quanh vấn đề giá điện chỉ tăng chứ không giảm, ngay cả trong tình hình kinh tế khó khăn vì dịch Covid-19 và một số vấn đề khác. VnExpress có bài: Bộ trưởng Công Thương lý giải ‘giá điện chỉ tăng, không giảm’. Ủy ban Kinh tế của QH tổ chức phiên giải trình về ngành điện VN định hướng đến 2030, Phó chủ nhiệm Uỷ ban TCNS Hoàng Quang Hàm thống kê, 9 lần điều chỉnh giá điện từ năm 2011 đến nay “giá chỉ tăng, chưa bao giờ giảm”.

 

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh hứa hẹn: “Đến năm 2024, cơ chế này có tăng, giảm theo đúng kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ quản lý các phí của hệ thống truyền tải và phân phối, còn hiện nay chưa làm được điều đó”. Nghĩa là: Từ nay đến năm 2024, giá điện chỉ có tăng thôi, không thể giảm, còn sau đó có giảm được hay không thì phải hỏi Bộ trưởng Bộ Công thương ở thời điểm đó.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/1-41.jpeg

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười

 

VietNamNet dẫn lời diễn kịch “mèo khóc chuột” của Bộ trưởng Công Thương: Chúng tôi cũng thấy tiếc khi chưa giảm được giá điện. Bộ trưởng Tuấn Anh thừa nhận: “Đúng như đại biểu Hoàng Quang Hàm nêu, thời gian qua ‘giá điện chỉ có tăng chứ không có giảm’ vì trên thực tế những yếu tố trong thời gian từ 2011-2020, khi thực hiện thị trường điện cạnh tranh chưa có cơ hội để cân đối và đảm bảo giá thành giá điện sản xuất của EVN và các DN đầu tư”.

 

Vẫn là chiêu trò “thương dân” quen thuộc của Bộ trưởng Tuấn Anh: “Sau khi có ý kiến đánh giá và ý kiến của dư luận, nhân dân, chúng tôi biết rằng còn nhiều tồn tại, giá điện bậc thang và giá điện một giá cũng không đảm bảo đa mục tiêu của chúng ta vừa hỗ trợ người dân, vừa đảm bảo mục tiêu sản xuất nhưng đồng thời đảm bảo sử dụng tiết kiệm điện”. Nếu thật sự thương dân, chính phủ ông nên từ bỏ cơ chế điện độc quyền, thay vì cứ tiếp tục diễn trò.  

 

Biz Live có bài: An ninh năng lượng nhìn từ bài toán giá điện “không hợp lý” từ khâu mua, bán. Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cảnh báo, “nếu giá điện tính không hợp lý cả khâu mua và khâu bán thì cũng là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, sự cạn kiệt năng lực tài chính của ngành năng lượng cũng là sự cạn kiệt của nguồn năng lượng”.

 

Các con số cho thấy sự trì trệ của an ninh năng lượng VN: “Về nguồn điện đầu tư tính theo công suất toàn quốc giai đoạn 2011 – 2015 chỉ đạt 81,4% kế hoạch, giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 93,7%, nhưng cơ cấu các nguồn điện truyền thống như nhiệt điện chỉ đạt 57,6%, có 10 dự án lớn dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2016 – 2020 bị chậm tiến độ sau năm 2020 với tổng công suất là 7.000 MW”.

 

Mời đọc thêm: Trong vài năm giá điện tăng 9 lần, chưa bao giờ giảm! (DT). – 9 lần điều chỉnh, tại sao giá điện “chỉ tăng”? (NĐT). – Vì sao giá điện chỉ tăng mà không giảm? (VOV). – “Đến năm 2024, giá điện vận hành theo đúng cơ chế thị trường” (TTXVN). – Giá điện ‘chỉ có tăng’ sẽ chuyển sang ‘có tăng, có giảm’ theo thị trường (TT). – EVN giải toả công suất 113 dự án điện mặt trời, điện gió — Phó chủ tịch Quốc hội: ‘Điện gió, mặt trời phát triển phong trào’ (VNE). – Khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay (PLVN). – PC Hà Tĩnh: Điện thương phẩm 8 tháng tăng 4,33% (CT).

 

.

Tin giáo dục

 

Báo Lao Động viết về vụ học sinh lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Đi ngược mục tiêu giảm áp lực học hành, thi cử. Học sinh lớp 1 ở VN phải chịu đựng… 23 đầu sách, trong đó có vở bài tập cho trẻ vào lớp 1; các SGK môn Toán, Tiếng Việt, gồm: tập 1, tập 2, Đạo đức, Tự nhiên Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất, có bộ Kết nối tri thức với cuộc sống; sách Tiếng Anh I-learn smart start; còn lại là vở bài tập các môn, sách tham khảo và bộ thực hành.

 

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ bình luận: Giáo dục phản cảm đày ải con trẻ. Ông Vũ cảm thán: “Tôi thực sự sợ hãi, khi nhìn một lô một lốc sách vở đè nặng những đứa trẻ mới bỡ ngỡ đến trường như thế này. Hôm qua, ông Nhạ ngọng nghịu phát biểu trên tivi, như muốn nói về một kỷ lục mới cho học sinh lớp 1. Vâng, chắc là kỷ lục học sinh lớp 1 phải mang nhiều sách vở nhất mọi thời đại là đây! Ở cái tuổi các con phải được khuyến khích sự tự chủ và sáng tạo từ những bước đi đầu đời, bắt gồng lên vai 24 thứ ‘từa tựa sách vở’, trong đó có cả cuốn sách ‘lý luận chính trị nhí’ đó là học theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img8.jpg

Danh sách các sách trong chương trình của học sinh lớp 1: Ảnh: GDVN/FB Hoàng Nguyên Vũ

 

Nhà báo Hoàng Hải Vân đặt câu hỏi: Tội nghiệp con trẻ, nhưng kêu vào đâu, chửi vào đâu? Ông Vân chia sẻ: “Nhìn con trẻ vào lớp 1 phải mua 23 loại sách cùng tập viết với hơn 800 ngàn đồng, muốn chửi phát nhưng không biết chửi vào đâu cho đúng địa chỉ. Số sách này có thể là gợi ý không bắt buộc phải mua tất cả nhưng vẫn không thể chấp nhận được. Vào trang anh Thắng Trương Điện, anh nói anh không tin một cuốn sách giáo khoa có số lượng in cực lớn, giá lại cao gấp 2 lần cuốn tiểu thuyết chỉ in 1000 bản trên cùng một loại giấy, muốn chửi thêm phát nữa”.

 

Ông Vân bình luận: “Sờ lên mặt mình, tôi thấy mình quả là người may mắn. Nếu như nền giáo dục này được thiết lập khi tôi bước vào lớp 1, thì chắc chắn tôi đã thành một đứa thất học toàn diện ngay từ khi đó. Bởi vì từ khi tôi học lớp 1, mẹ tôi chẳng phải mua một cuốn sách nào, chẳng phải nộp một khoản tiền nào, mẹ tôi cũng chẳng có tiền để mua, để nộp”.   

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img9.jpg

Ảnh chụp một số sách trong chương trình của học sinh lớp 1. Ảnh: LĐ/FB Hoàng Hải Vân

 

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn đặt câu hỏi: Còn ai dạy con chúng ta tâm hồn cao thượng? Ông Bổn nhắc đến một quyển sách rất được các thầy cô giáo của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích đọc, là quyển “Tâm Hồn Cao Thượng” do dịch giả Hà Mai Anh dịch từ bản Pháp ngữ “Les Grand Coeurs”,  của nhà văn Ý Edmondo De Amicis. “Ngày đó dù bóng đen chiến tranh bao trùm đất nước, nhưng thế hệ tôi đã có một tuổi thơ rất ngọt ngào, nhân ái”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img10.jpg

Ảnh bìa quyển “Tâm Hồn Cao Thượng” trước năm 1975. Nguồn: FB Nguyễn Đình Bổn

 

Bây giờ, những người làm “giáo dục” ở VN chỉ biết cắm đầu dạy trẻ em một đống “lý luận” từ lịch sử “cách mạng”, tư tưởng của ông Hồ đến học thuyết Marx – Lenin. Tất nhiên, rất ít trẻ em có thể tiếp thu hết được đống lý thuyết đó. Các học sinh không còn được dạy đạo đức, luân lý như ở miền Nam trước năm 1975, nên tội phạm ngày càng trẻ hóa, đạo đức xã hội ngày càng sa sút, suy đồi.

 

Mời đọc thêm: Lớp 1 “cõng” 23 đầu sách: Vẫn là “căn bệnh” nhồi nhét kiến thức (LĐ). – Bộ sách giáo khoa lớp 1 giá hơn 800.000 đồng? (VTV). – Năm học 2020 – 2021: Vẫn bộn bề nỗi lo (KTĐT). – Điều tra lò ấp giáo viên “siêu tốc” tại trường Trung cấp Tổng hợp Hà Nội (GDVN). – Cổng trường đổ, đè 3 học sinh chết thương tâm ở Lào Cai (VTC). – Lào Cai: Sập cổng trường, hai bé lớp 1 và một bé mầm non tử vong (HNM).

 

                                                    ***

 

số tin: Liệu Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kinh tế sau Đại Hội 13, và ai sẽ đẩy nỗ lực này? (RFA). – Hà Nội có một tác phẩm nghệ thuật như thế (FB Dũng Đinh Quang).  – Gia Lai: Khởi tố bị can 2 trưởng ban Ban quản lý rừng vì để mất rừng (GT). –  Thời tiết Mỹ thất thường chưa từng thấy, California phải cúp điện luân phiên (NLĐ). – Một người gốc Việt bị bắt sau khi gọi 911 mời mua chả giò (Zing).

 

– 90% người Việt Nam ăn gạo “bẩn”? (PNTP). – Giám đốc Phạm Thái Bình nói gì về phát ngôn “90% người Việt ăn gạo bẩn”? (LĐ). – Nhận định ‘90% người Việt Nam ăn gạo ‘bẩn’…’ là võ đoán, quy chụp, thiếu căn cứ (TT). – Nafiqad bác bỏ thông tin 90% người dân Việt Nam đang ăn ‘gạo bẩn’ (TTXVN).

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats