Wednesday 23 September 2020

BẢN TIN NGÀY 23-9-2020 (BTV Tiếng Dân)

 


BẢN TIN NGÀY 23-9-2020

BTV Tiếng Dân

23/09/2020

https://baotiengdan.com/2020/09/23/ban-tin-ngay-23-9-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Hôm nay, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu vụ kiện Biển Đông ra Liên Hợp Quốc, VnExpress đưa tin. Lần đầu tiên phát biểu trước LHQ, Tổng thống Philippines đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của TQ ở Biển Đông: “Phán quyết hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ muốn buông lỏng hoặc không thừa nhận”.

 

Ông Duterte thường bị chê là người “sáng nắng, chiều mưa”, đi hai hàng giữa Mỹ và TQ, nhưng trước LHQ còn biết lôi vấn đề chủ quyền nước mình ra nói. Trước đó, ngày 21/9, Thủ tướng Phúc cũng có thông điệp tới LHQ, nhưng toàn nói chuyện vô thưởng vô phạt, không đả động gì đến chuyện lãnh hải VN thường xuyên bị TQ xâm phạm. Bài phát biểu của ông Phúc chủ yếu khoe khoang, ngoài ra chẳng có mục đích gì khác.

 

Cũng tin Biển Đông, báo Người Lao Động cho biết: Mỹ phát triển đơn vị mới nhằm vào đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Trang Breaking Defense dẫn lời thiếu tướng Kevin Liams, sĩ quan chỉ huy của thủy quân lục chiến Mỹ, tiết lộ, “Thủy quân lục chiến Mỹ đang thành lập các trung đoàn chiến đấu ven bờ mới để thách thức các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở biển Đông”.

 

Thiếu tướng Liams cho biết thêm: “Chúng tôi đang lên kế hoạch phát triển một đơn vị khó bị phát hiện, cung cấp sức mạnh hỏa lực cần thiết để gây hậu quả đáng kể cho đối phương khi đã vượt qua giai đoạn ngăn chặn… Giống như các lực lượng đặc nhiệm trên không và trên biển mà chúng tôi đang có, đơn vị mới sẽ được hỗ trợ”.

 

Một diễn biến khác thường, Trung Quốc thông báo hủy tập trận ngoài vịnh Bắc Bộ, theo VTC. Trong thông báo hôm qua, cục Hải sự tỉnh Hải Nam nói rằng, họ đã hủy bỏ cuộc tập trận dự kiến diễn ra ngoài Vịnh Bắc Bộ từ ngày 23 đến 24/9. Thông báo kèm theo “khuyến cáo cẩn thận” với các tàu, có lẽ liên quan đến lý do thời tiết. “Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, các cuộc tập trận diễn ra liên tục, quy mô lớn là động thái khác lạ của Bắc Kinh”.

 

Mời đọc thêm: Tổng thống Philippines đưa phán quyết Biển Đông năm 2016 ra Liên Hiệp Quốc (TT). – Lý do châu Âu ‘xoay trục’, quyết đoán hơn trong lập trường về Biển Đông (TG&VN). – Cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông: Lan toả sức mạnh chính nghĩa! (DĐDN). – Trung Quốc dùng ‘chiến lược biển Đông’ đối phó Ấn Độ trên biên giới? (Soha). – Trung Quốc tố máy bay Mỹ gây nguy hiểm ở Biển Đông (PLTP). – Tình hình eo biển căng thẳng, quân đội Đài Loan diễn tập đánh chặn máy bay PLA (Viet Times). 

 

.

Sai phạm trong các cơ quan và dự án nhà nước

 

Hôm nay 23/9, TAND TP HCM tiến hành xét xử vụ tham ô xảy ra tại Vinafood 2, báo Thanh Niên đưa tin. Có 16 bị cáo bị buộc tội đã gây ra sai phạm nhằm chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền hơn 132 tỉ đồng của Tổng công ty lương thực miền Nam, Vinafood 2. Sáu bị can là cựu lãnh đạo Công ty lương thực Trà Vinh (Imex Trà Vinh) và các xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc bị truy tố tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/1-140.jpeg

Các bị cáo tại phiên tòa. Nguồn: CATP

 

Nhóm 6 bị cáo chính gồm Trần Văn Tâm, GĐ điều hành Imex Trà Vinh; Nguyễn Tấn Vinh, Kế toán trưởng Imex Trà Vinh; Phan Văn Hiệp, Cao Minh Chiểu, đều ở Xí nghiệp lương thực Cầu Kè; Nguyễn Nhất Thống, Cao Tấn Được, đều ở Phân xưởng chế biến lương thực Tân An Luông. Theo cáo trạng, Tâm và đồng phạm đã lập khống báo cáo tài chính trong tình hình Vinafood 2 vừa thua lỗ, vừa thất thoát.

 

Báo Dân Việt đặt câu hỏi về bất cập dự án BT: Nhà nước “oằn lưng” trả lãi, sai phạm ai chịu trách nhiệm? Bài báo liệt kê một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao ở TP HCM đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt sai phạm, như các dự án đường song hành từ đường Mai Chí Thọ đến đường Vành đai 2, đường D3 kết nối vào cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, dự án đường nối Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa. 

 

Trong đó, dự án đường nối Phạm Văn Đồng đã tốn hơn 1370 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và thi công mặt đường nhưng vẫn chưa giao đất cho nhà đầu tư, mỗi tháng UBND TP HCM phải chi trả khoảng 10 tỉ đồng lãi suất. Dự án đường Mai Chí Thọ thì vướng nhiều sai phạm đất đai, quản lý. Dự án đường D3 bị xác định “sai giá một số loại vật liệu, đơn giá vận chuyển với số tiền gần 1,4 tỉ đồng”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/09/Img1-17.jpg

Dự án đường nối Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa đã tốn ngàn tỉ đầu tư nhưng vẫn đang “đắp chiếu”. Ảnh: Quang Phương/DV

 

Truyền Hình Pháp Luật có bài: Nghi vấn sai phạm trên đất công, cư dân kiên quyết đề nghị làm rõ. Vụ việc liên quan đến khu đất công có diện tích 218,3 m2 tại thôn Đìa, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đất này vốn là đất ao, từng bị một số cán bộ chuyển đổi sai mục đích. “Những cán bộ này sau đó đã bị khởi tố theo quy định của pháp luật và bị xét xử vào ngày 26/5/2014. Tuy nhiên, còn một phần diện tích vẫn chưa được thu hồi và vẫn được cấp quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình”.

 

Mời đọc thêm: Chiêu trò che giấu sai phạm ở Công ty Lương thực Trà Vinh (NLĐ). – Xét xử vụ án tham ô tài sản tại Công ty Lương thực Trà Vinh và Vinafood 2 (Tin Tức). – Sai phạm đất đai, 5 cán bộ bị đề nghị truy tố (PLTP). – Chưa lên quận, các huyện ven TPHCM đã dính nhiều sai phạm đất đai, xây dựng (CafeF). – Thanh tra các dự án BT đổi đất sân bay Nha Trang (Zing). – Dự án du lịch trăm tỷ ven biển Hà Tĩnh ‘chết yểu’ (TP). – UBND huyện Kim Động “quên” chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên? (DV). – Chủ tịch xã Thọ Vinh làm ngơ công trình vi phạm trên 1,6ha đất nông nghiệp (NNVN). – “Loạn” vi phạm Luật Đê điều ở Hà Nội: Thành phố quyết liệt vào cuộc… (DĐDN). 

 

.

Tin giáo dục

 

Báo Gia Đình và Xã Hội đặt câu hỏi về hiện tượng quán quân Olympia du học không trở về: Do đãi ngộ hay thiếu thông tin về cơ hội tại Việt Nam? Tin cho biết, trong lịch sử 20 năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, hiện chỉ có 3 quán quân Olympia trở về nước sau khi du học, là Lương Phương Thảo, Lê Viết Hà và Nguyễn Trọng Nhân. Một số “quán quân” sang Úc du học rồi ở lại làm việc cho biết: “Cơ hội việc làm cũng như ứng dụng những điều đã học tập tại Úc vào thực tiễn ở Việt Nam rất khác biệt”.

 

VN lại sắp có thêm… hơn 400 “GS”, “PGS”: 416 ứng viên được đề nghị xét duyệt, công nhận GS/PGS tại các hội đồng giáo sư ngành, theo báo Tiền Phong. Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020. Chỉ cần 10% trong số “GS”, “PGS” này có những phát minh hoặc cống hiến xã hội tương ứng với học hàm, học vị của họ, thì họ đã là đóng góp rất lớn cho đất nước, trong tình hình suy thoái cả về kinh tế, xã hội. 

 

Cũng tin giáo dục, báo Giáo Dục VN có bài: Ngang nhiên nhận học Cao đẳng chính quy khi chưa có bằng Trung học Phổ thông. Theo đó, “một số trang web liên kết tuyển sinh với trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội quảng cáo: Tuyển sinh đối với hệ Cao đẳng chính quy, đối tượng bao gồm cả những thí sinh chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông”. Một số thí sinh trường Cao đẳng Công nghệ và Thương Mại Hà Nội xác nhận thông tin này, nghĩa là đang có một trường cao đẳng ngay thủ đô, đào tạo kiểu “mì ăn liền”. 

 

Liên quan đến vụ bê bối ở ĐH Tôn Đức Thắng, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động VN thông báo, sẽ xử lý về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh, theo VietNamNet. Trước đó, Hiệu trưởng Danh đã bị cách hết chức vụ trong đảng, nhưng sự việc chưa dừng lại. Còn hàng ngàn SV đang đợi bằng tốt nghiệp, ông Hải cho biết: “Thẩm quyền của người ký bằng cho sinh viên phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Văn bằng ghi nhận trình độ học tập sinh viên ảnh hưởng tới cuộc đời các em nên phải tuân thủ và có phương án tốt nhất cho các em”.

 

Mời đọc thêm: MC Mai Trang dẫn điểm cầu Ninh Bình lên tiếng xung quanh ồn ào Olympia (VNN). – Hơn 400 ứng viên được đề nghị xét duyệt chức danh GS, PGS năm 2020 (VNN). – Hội đồng Giáo sư Nhà nước làm khó ứng viên? (TP). – GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, không thể không quản được thì cấm! (TG&VN).

 

– Yên Bái: Xử lý kỷ luật Hiệu trưởng trường Mầm non Sùng Đô (NB&CL). – Tiếp tục xử lý về chính quyền với hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TT). – Khi nào Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh bị kỷ luật về mặt chính quyền? (NLĐ). – Học sinh lớp 3 ở Bình Dương bịa chuyện bị bắt cóc để nghỉ học (Zing). 

 

                                                    ***

 

Thêm một số tin: 38 tên đường ở TP HCM bị đặt sai (VNE). – ‘Công trình xây dựng’ cái chòi bị phạt tại sông Lô được hạ thành lán trại (TT). – Từ 2 năm trước, các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo rằng xác cây chết có thể cung cấp nhiên liệu cho những đám cháy rừng không thể lường trước, giờ điều đó đang diễn ra (Mother Jones). – Tập Cận Bình dùng ‘viễn kiến quan hệ Trung – Việt’ cho cả thế giới?  — Alexei Navalny: nhà hoạt động người Nga ra viện ở Berlin (BBC).

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats