NGÀY 03/09/2020
http://www.tintuchangngay.org/
BÀI MỚI
3.9.20
Trung
Quốc tự tin vượt Mỹ thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2032
3.9.20
.
3.9.20
Nóng:
Đặng Ngọc Tùng - Thực trạng Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam?!
3.9.20
Trần
Kiêm Đoàn – Tiếng mẹ cười
3.9.20
Thiện
Ý - 2-9-1945: Quốc khánh của ai, quốc nạn với ai?
3.9.20
Nội
các Trần Trọng Kim: 5 thành tựu trong 4 tháng
3.9.20
Ngô
Nhân Dụng: Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chuyển hướng
3.9.20
Nguyễn
Quang Dy - Thủ tướng Shinzo Abe từ chức và vai trò của Nhật ở khu vực
3.9.20
Tổng
thống Trump sẽ sang Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 11
tới.
3.9.20
3.9.20
Vụ
án Nguyễn Đức Chung và canh bạc lớn của Nguyễn Phú Trọng
3.9.20
Liệu
TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?
3.9.20
Hình
ảnh không đẹp của một số quan chức trên truyền hình
3.9.20
Nguyễn
Ngọc Già - Xung quanh chuyện ông Nguyễn Đức Chung bị bắt
3.9.20
Thêm
tập đoàn nước ngoài huỷ dự án dầu khí ở Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc!
3.9.20
Thiết
bị ở BV Bạch Mai được nâng giá hàng chục tỷ, nhằm móc túi bệnh nhân
3.9.20
Điểm
tin thế giới ngày Thứ tư 2 tháng 9 năm 2020
3.9.20
Chủ
đề bầu cử Mỹ: Tính bền vững của chuỗi cung ứng
3.9.20
Lê
Bá Vận - Lịch sử Các Vụ Tiếm Danh Dựng Nước
2.9.20
Vì
sao các chế độ độc tài cách mạng tồn tại lâu đến vậy?
2.9.20
Lê
Phương Dung - Vì sao lại có biệt danh Chung "con"?
*
*
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 2 tháng 9 năm 2020
http://www.tintuchangngay.org/2020/09/iem-tin-gioi-ngay-thu-tu-2-thang-9-nam.html
Mỹ tăng cường
thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông
Hai máy bay ném bom B-1B của Không lực Mỹ hôm 21/7 cất cánh từ đảo Guam bay về
phía Biển Đông. Hai máy bay phản lực này bay thấp qua tàu sân bay USS Ronald
Reagan và các chiến hạm hộ tống vốn đang hoạt động gần đó trong vùng Biển
Philippines, theo hình ảnh được quân đội Mỹ công bố.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ tăng cường thách thức của chính quyền Trump đối
với Đảng Cộng sản đương quyền tại Trung Quốc và đối với tuyên bố chủ quyền của
Bắc Kinh trên hầu hết hải lộ chiến lược quan trọng này.
Trong khi các giới chức cao cấp của ông Trump phát động một chiến dịch ngoại
giao và công kích nhắm vào Bắc Kinh, Bộ Quốc Phòng Mỹ đang vận dụng hỏa lực của
máy bay ném bom tầm xa được vũ trang đầy đủ trong lúc tìm cách chống lại nỗ lực
của Bắc Kinh muốn kiểm soát các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc.
Kể từ cuối tháng 1, máy bay ném bom B-1B và B-52 của Mỹ, thường hoạt động từng
đôi một, đã bay 20 chuyến qua các hải lộ quan trọng trong đó có Biển Đông, Biển
Hoa Đông và Biển Nhật Bản, theo các tuyên bố của Không lực Mỹ và các giới chức
giữ nhiệm vụ truyền thông,
Những phi vụ này, các nhà phân tích quân sự nói, dùng để gởi một tín hiêu rõ
ràng: Hoa Kỳ có thể đe dọa hạm đội Trung Quốc và những mục tiêu trên đất liền bất
cứ thời điểm nào, từ các căn cứ xa xôi, không cần phải điều động các tàu sân
bay và những chiến hạm đắt tiền khác trong tầm bắn của kho phi đạn to lớn của Bắc
Kinh.
Để đáp ứng với sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc, Ngũ Giác Đài đã phối hợp
một số vũ khí xưa cũ nhất với một số loại tân tiến nhất: Máy bay ném bom thời
Chiến tranh Lạnh và phi đạn tàng hình tiên tiến nhất. Máy bay siêu âm B1-B đi
vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1986; máy bay mới nhất trong loại B-52 được
chế tạo dưới chính quyền Kennedy. Tuy nhiên những loại máy bay này có thể mang
theo một số lượng khổng lồ vũ khí chính xác.
Một máy bay B-1B có thể mang theo 27 phi đạn tàng hình tầm xa mới chống chiến hạm,
được đưa vào sử dụng vào năm 2018 và có thể tấn công các mục tiêu trong vòng
600 km, theo các giới chức Mỹ và Phương Tây.
Các chiến lược gia quân sự Phương Tây cảnh báo là xung đột giữa hai cường quốc
hạt nhân có thể khó chế ngự.
Mỹ muốn lập liên minh tương tự như NATO với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc
Theo một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 31/8, Washington đang đặt mục
tiêu chính thức hóa mối quan hệ quốc phòng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương
với Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, trở thành một liên minh tương tự như Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO) để chống lại thách thức từ Trung Quốc. Quan chức Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng gợi ý rằng Washington muốn thấy cả Hàn Quốc, Việt Nam và New
Zealand cuối cùng sẽ tham gia một phiên bản mở rộng của liên minh này.
Mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là đưa nhóm 4 quốc gia (còn được gọi là “Bộ Tứ
Kim Cương”) và những quốc gia khác trong khu vực cùng hình thành tấm lá chắn chống
lại “thách thức tiềm tàng từ Trung Quốc” và “tạo ra một khối trọng yếu xung
quanh các giá trị và lợi ích chung của các bên,” Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ
Stephen Biegun nói, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ thu hút thêm nhiều
quốc gia ở Ấn Độ – Thái Bình Dương và thậm chí từ khắp nơi trên thế giới tham
gia, cuối cùng tạo thành một liên kết có cấu trúc vững chắc hơn so với hiện tại,
theo SCMP.
Ông nói: “Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các cấu trúc đa
phương mạnh mẽ. Họ không có sự kiên cường như của NATO hay Liên minh Châu Âu.
Và đó là lý do Mỹ muốn đưa ra lời mời để chính thức hoá thành lập một cấu trúc
như vậy.”
Bộ Ngoại giao Đài Loan công bố hình ảnh hộ chiếu mới
Cơ quan lập pháp của Đài Loan trước đó đã thông qua nghị quyết nhấn mạnh chữ
‘Đài Loan’ (Taiwan) hơn ‘Trung Quốc’ trên các tài liệu quốc gia hay các thực thể.
Nội các Đài Loan vào sáng thứ Tư (2/9) đã công bố thiết kế mới cho hộ chiếu của
quốc gia này, dự định sẽ được cấp cho người dân từ tháng 1 năm 2021, theo
Taiwan News.
Trong cuộc họp báo được tổ chức vào sáng 2/9, Nội các Đài Loan dưới sự chủ trì
của người phát ngôn Nội các Đinh Di Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Ngô Chiêu Tiếp
đã công bố mẫu hộ chiếu mới của nước này.
Trước đó, ngày 22/7, Lập pháp Viện Đài Loan đã thông qua một nghị quyết cần nhấn
mạnh tên gọi “Đài Loan” hơn “Trung Quốc” trên tàu sân bay và hộ chiếu của nước
này. Nghị quyết của Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) yêu cầu Nội các phải đưa ra các
biện pháp cụ thể để nhấn mạnh hơn nữa từ “Đài Loan” trong cả tiếng Quan thoại
và tiếng Anh trên bìa hộ chiếu để “bảo vệ phẩm giá” của người dân Đài Loan, đồng
thời góp phần vào sự thuận tiện và an toàn cho người Đài Loan khi đi du lịch quốc
tế.
Điểm thay đổi nổi bật trong thiết kế bìa hộ chiếu mới là chữ “Đài Loan”
(Taiwan) được viết hoa, in to hơn so với trước, rõ nét và đặt gần chữ “Hộ chiếu”
(Passport), nhằm nhấn mạnh đây là Hộ chiếu của Đài Loan. Ở phía trên cùng của hộ
chiếu, dòng chữ “Trung Hoa Dân Quốc” bằng tiếng Hán vẫn giữ nguyên, nhưng dòng
chữ bằng tiếng Anh (Republic of China) đã bị lược bỏ.
Người Nội Mông Cổ nói về biểu tình chống chính sách giáo dục Hán hóa
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt giáo dục bằng tiếng Hán tại Nội Mông Cổ
dẫn đến phong trào “bất tuân dân sự” như bãi khóa, v.v, tiếp tục bùng phát.
Liên tiếp có nhiều học sinh trong các trường học rời khỏi trường và từ chối lên
lớp. Chính quyền ĐCSTQ gấp rút ra lệnh cho các địa phương làm “công tác tư tưởng”,
đồng thời ra lệnh con cái của các viên chức trong trường dân tộc phải đến điểm
danh vào ngày 1/9.
Ngày 1/9, Ủy ban Giáo dục thể thao thuộc kỳ Tứ Vương Tử phát đi thông báo khẩn
cấp, nói rằng theo bố trí thống nhất của khu tự trị, thị ủy, kỳ ủy, con cái của
cán bộ công chức học trong trường dân tộc, thì từ ngày 1/9 cần phải đến trường
điểm danh. Nếu không đến điểm danh sẽ bị “xử lý kỷ luật”.
Trường học dân tộc Mông Cổ ở kỳ Hữu Dực Hậu hôm 31/8 cũng phát đi thông báo khẩn
đến các phụ huynh, yêu cầu cán bộ công chức phải đưa con đến trường, nếu không sẽ
truy cứu trách nhiệm liên quan.
Hôm 1/9, Ủy ban Cục Lâm nghiệp và Thảo nguyên kỳ Jarud cũng phát đi thông báo,
yêu cầu các chi bộ đảng nhanh chóng tiến hành kiểm tra toàn diện việc học sinh
lên lớp trong khu vực quản hạt, và nhanh chóng báo cáo kết quả kiểm tra.
Chính quyền gây áp lực lên lãnh đạo các đơn vị, thôn làng làm “công tác tư
tưởng”
Một người dân thành phố Thông Liêu nói với tờ Epoch Times rằng, ngày 1/9 không
có ai xuống đường, các con đều không ở trường học nữa, hôm nay đã có Bí thư
thôn và giáo viên dẫn nhân viên công tác trên kỳ (huyện) đến từng nhà làm “công
tác tư tưởng”, động viên cho con lên lớp.
Truyền thông ĐCSTQ tạo giả tin tức “học sinh khai giảng”
A Na (hóa danh), nghiên cứu sinh tiến sĩ nghiên cứu về ngôn ngữ Mông Cổ tại
Xilin Gol, trả lời phỏng vấn của Epoch Times đã nói: Hôm nay Đài truyền hình Nội
Mông Cổ đưa tin nói các nơi ở Nội Mông Cổ đều khai giảng, “Thực ra là đưa tin
giả, đều là đang diễn kịch, không có học sinh dân tộc Mông Cổ, và video phỏng vấn
cũng không có tiếng. Không biết họ tìm ở đâu, nhưng có thể khẳng định không phải
là dân tộc Mông Cổ, liệu có phải là học sinh người Hán không thì cũng không biết”.
A Na nói, Xilin Gol là nơi bảo lưu văn hóa dân tộc Mông Cổ tốt nhất, hôm nay
các trường tiểu học, sơ trung, cao trung ngoài các nơi cá biệt, ngay cả trường
mầm non cũng trì hoãn khai giảng. Trì hoãn 1 tuần. Giáo viên đương nhiên phải
lên lớp, nhưng không có học sinh.
“Ban đầu chúng tôi giữ thái độ là không đưa con đến lớp, không vi phạm quy định
pháp luật”, A Na nói, “Nói chung, chúng tôi sẽ cố hết sức để giữ ngôn ngữ và chữ
viết của mình. Chữ viết Mông Cổ là loại chữ viết duy nhất trên thế giới viết thẳng
đứng.”
Về phong trào “bất tuân dân sự” lần này, A Na cho biết, “Chúng tôi chỉ muốn các
học sinh được giáo dục song ngữ như ban đầu, không có ai nói không học tiếng
Hán. Hiện giờ trẻ nhỏ Mông cổ có ai không biết nói tiếng Hán? Bởi vì chúng tôi
đều là người Trung Quốc, chúng tôi yêu đất nước của chính mình nhưng chúng tôi
cũng cần truyền thừa ngôn ngữ chữ viết của dân tộc.”
Mỹ : TT Trump so sánh biểu tình bạo động giống « khủng bố trong nước »
Ngày 01/09/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến thành phố Kenosha, nơi một
công dân Mỹ gốc Phi bị một cảnh sát bắn 7 phát từ sau lưng ngày 23/08. Nhiều cuộc
biểu tình bạo động, đập phá đã diễn ra và vẫn còn tàn dư khi tổng thống Donald
Trump đến thị sát và ủng hộ lực lượng công lực.
Chỉ còn hơn 60 ngày đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump không ngại
coi những cuộc biểu tình bạo lực như « khủng bố trong nước », đồng thời hứa tái
lập « luật pháp và trật tự ».
Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :
« Donald Trump đến Kenosha với một thông điệp duy nhất : Phải ủng hộ lực lượng
an ninh. Ông phát biểu : « Các chính trị gia cực tả vô trách nhiệm tiếp tục
truyền bá tư tưởng rằng đất nước chúng ta, nhân viên an ninh của chúng ta là lực
lượng trấn áp hoặc kỳ thị chủng tộc. Trong khi lẽ ra chúng ta phải ủng hộ lực
lượng an ninh ».
Để ủng hộ, tổng thống Mỹ đã thông báo khoản ngân sách 1 triệu đô la dành cho cảnh
sát Kenosha, 42 triệu đô la để bảo đảm an ninh công cộng ở bang Wisconsin và 4
triệu đô la cho các cửa hàng là nạn nhân của nạn đập phá hôi của.
Mỹ: Trung Quốc muốn tăng gấp đôi đầu đạn hạt nhân
Trung Quốc có kế hoạch tăng ít nhất gấp đôi số lượng đầu đạn hạt nhân trong thập
kỷ tới và sắp có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân trên bộ, trên
không và trên biển, Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Ba (1/9), theo Reuters.
Trong báo cáo hàng năm trước Quốc hội về quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc nói
Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân. Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ tiết
lộ con số này. Trong khi đó, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Trung Quốc
có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân.
Lầu Năm Góc cho biết sở dĩ có dự báo Bắc Kinh sẽ tăng gấp đôi số đầu đạn hạt
nhân là vì họ có đủ nguyên liệu để tạo ra lượng lớn loại vũ khí hủy diệt này mà
không cần phải sản xuất vật liệu phân hạch mới.
Belarus: Nhiều người biểu tình mất tích
Lãnh đạo phe đối lập ở Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaya, hôm thứ Hai (31/8)
cho biết hàng chục người tham gia các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống
Alexander Lukashenko đã mất tích, Fox News đưa tin.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Politico, bà Tikhanovskaya, 37 tuổi, nói
rằng bà lo lắng cho sự an toàn của những người ủng hộ bà, cho rằng họ là tù
nhân chính trị dưới chế độ độc tài của Tổng thống Lukashenko.
Bà Tikhanovskaya cho biết thêm rằng hiện vẫn chưa rõ tung tích của khoảng 70
người trong phe đối lập với chính phủ Lukashenko, bao gồm cả chồng của bà, ông
Sergei Tikhanovsky, một ứng viên tổng thống năm 2020.
Theo Fox News, 4 người phản đối Tổng thống Lukashenko, người đã tại vị suốt 26
năm, được xác nhận là đã tử vong.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc bao che Triều Tiên
Hoa Kỳ hôm thứ Ba (1/9) cáo buộc chính quyền Trung Quốc không áp đặt đủ lệnh trừng
phạt quốc tế đối với Triều Tiên, theo Yonhap.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong một Báo cáo về Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020
rằng Bắc Kinh có thực thi một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
trừng phạt Triều Tiên, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc thường xuyên để cho các
tàu của Bình Nhưỡng thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa bất hợp pháp
trong lãnh hải Trung Quốc, bỏ qua việc Bình Nhưỡng thực hiện các hành vi buôn
bán vũ khí và giao dịch ngân hàng nhờ vào các đại diện Trung Quốc.
Báo cáo lưu ý việc Trung Quốc không thực hiện đầy đủ các biện pháp trừng phạt đối
với Triều Tiên có thể là do mối quan hệ Trung-Triều được cải thiện gần đây, khi
giữa hai nước chung chí hướng này có nhiều hơn các cuộc thăm viếng lẫn nhau của
các phái đoàn quan chức cao cấp.
Con rể Tổng thống Trump tiếp tục công du Trung Đông
Sau khi tham gia một phái đoàn Israel tới UAE để khởi động các cuộc đàm phán
bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, cố vấn Nhà Trắng và là con rể của Tổng
thống Trump, ông Jared Kushner, đã bắt đầu chuyến công du một số nước vùng Vịnh
khác vào thứ Ba (1/9) nhằm tìm kiếm thêm đồng minh cho Hoa Kỳ từ thế giới Ả Rập,
theo Reuters.
Ông Kushner đã bay đến Bahrain, sau đó là Ả Rập Xê Út và dự kiến cũng sẽ đến thăm
Qatar, đây là những quốc gia tiếp theo có thể sẽ thực hiện việc công nhận và
bình thường hóa quan hệ với Israel.
Tại Bahrain, hãng thông tấn của nước này đưa tin, trong cuộc gặp với ông
Kushner, Quốc vương Hamad bin Isa Al Khalifa đã ca ngợi vai trò của UAE trong
việc bảo vệ các lợi ích của thế giới Ả Rập và Hồi giáo.
Tại Ả Rập Xê-út, Thái tử Mohammed bin Salman và ông Kushner đã thảo luận về việc
Palestine và Israel cần phải nối lại các cuộc đàm phán để đạt được một nền hòa
bình lâu dài.
Scotland sẽ tiếp tục trưng cầu dân ý về việc độc lập
Bộ trưởng Thứ nhất của Scotland, bà Nicola Sturgeon, hôm thứ Ba (1/9) nói rằng
sẽ công bố dự thảo luật cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland tách khỏi
Vương quốc Anh trước cuộc bầu cử nghị viện của đất nước vào năm tới, theo
Reuters.
Bà Sturgeon, người ủng hộ Scotland độc lập, đã trì hoãn kế hoạch cho cuộc trưng
cầu dân ý lần thứ hai vào tháng Ba để chính phủ tập trung giải quyết cuộc khủng
hoảng sức khỏe từ dịch bệnh.
Trong cuộc trưng cầu dân ý lần thứ nhất tổ chức năm 2014, đa số người Scotland
đã chọn ở lại Vương quốc Anh khi tỷ lệ phiếu ủng hộ việc ở và đi là 55% – 45%.
Tuy nhiên sau đó làn sóng đòi độc lập tăng cao và chính phủ Scotland quyết định
tổ chức trưng cầu dân ý lần hai.
Vua Thái phục vị cho Hoàng quý phi
Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn hôm nay thông báo phục hồi tước hiệu
hoàng quý phi cho bà Sineenat Wongvajirapakdi, sau khi bà bị phế truất vào năm
ngoái cáo buộc âm mưu lật đổ Hoàng hậu, theo SCMP.
Công báo Thái Lan Royal Gazette mới đây cho biết bà Sineenat chưa từng bị tước
bỏ tước hiệu hoàng quý phi. “Vì bà Sineenat Wongvajirapakdi chưa từng làm điều
sai trái, Quốc vương ban cho bà tước hiệu hoàng quý phi, quân hàm và huy chương
hoàng gia. Bà sẽ được coi là chưa từng bị tước danh hiệu hoàng quý phi, quân
hàm và huy chương hoàng gia”, công báo viết. Thông báo này được công bố hôm nay
nhưng được đề ngày có hiệu lực từ 29/8.
Mỹ kết án giáo sư Trung Quốc 18 tháng tù tội gián điệp
Mỹ hôm 31/8 kết án 18 tháng tù với giáo sư Trung Quốc Hao Zhang, sau khi ông
này nhận tội đánh cắp bí mật thương mại và gián điệp kinh tế, theo Bloomberg.
Ông Zhang bị buộc tội vào năm 2015. Ông bị cáo buộc thông đồng với một đồng
nghiệp tại Đại học Nam California, Mỹ, để đánh cắp và bán thông tin mật của Mỹ cho
chính phủ và quân đội Trung Quốc.
Tại phiên tòa xét xử Zhang ở San Jose, California hôm 31/8, ông Zhang thừa nhận
những điểm chính trong vụ án. Thẩm phán Mỹ Edward Davila yêu cầu ông Zhang bồi
thường 477.000 USD cho các nạn nhân bị trộm cắp thông tin là hai công ty công
nghệ nhỏ. Ngoài ra, thẩm phán Davila còn đề nghị đưa giáo sư Zhang vào một nhà
tù ở California. Daniel Olmos, một trong những luật sư của Zhang, từ chối bình
luận về bản án.
Bác sĩ của ông Trump bác tin Tổng thống từng bị đột quỵ
Bác sĩ của ông Trump hôm 1/9 bác tin Tổng thống từng bị đột quỵ vào tháng 11
năm ngoái khiến ông phải đột xuất vào viện, theo Reuters.
Tổng thống Trump vào tháng 11/2019 đến Trung tâm Y tế Walter Reed đột xuất, làm
dấy lên đồn đoán ông gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng
định ông chỉ thực hiện sớm bài kiểm tra sức khỏe hàng năm.
Trong cuốn sách có tựa đề “Donald Trump và Hoa Kỳ”, một nhà báo của New York
Times viết rằng, Phó Tổng thống Mike Pence đã được đặt trong trạng thái sẵn
sàng tiếp quản quyền lực tổng thống tạm thời, nếu ông Trump phải gây mê tại bệnh
viện.
“Tôi không nhớ mình từng được yêu cầu sẵn sàng tiếp quản quyền lực. Tôi chỉ được
thông báo rằng Tổng thống có một cuộc hẹn với bác sĩ”, Phó Tổng thống Mike
Pence nói với Fox News ngày 1/9.
No comments:
Post a Comment