Tuesday, 18 August 2020

BELARUS : TỔNG THỐNG LUKASHENKO BỊ LA Ó, VẪN QUYẾT KHÔNG NHƯỢNG BỘ (BBC Tiếng Việt)

 


Belarus: Tổng thống Lukashenko bị la ó, vẫn quyết không nhượng bộ

BBC Tiếng Việt

18 tháng 8 năm 2020

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53822609

 

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị công nhân la ó khi ông đến một nhà máy diễn thuyết, trong diễn tiến chứng tỏ khủng hoảng chính trị tại nước này vẫn chưa ngã ngũ.

 

VIDEO

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53822609

 

Ông Lukashenko dùng trực thăng bay tới một nhà máy với mục đích diễn thuyết.

Nhưng các công nhân giận dữ tại đây la ó: "Cút đi!"

"Tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ," ông nói.

"Một số bạn có thể nghĩ chính phủ không còn tồn tại. Chính phủ sẽ không bao giờ sụp đổ."

 

Đài truyền hình nhà nước hôm thứ Hai đã chứng kiến nhân viên đài này đình công.

Đang có giận dữ và cáo buộc gian lận trong bầu cử tổng thống ngày 9/8.

 

Ông Lukashenko cai trị Belarus liên tục từ 1994.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/58F7/production/_113957722_062929764-1.jpg

Ông Lukashenko

 

Mới hôm Chủ nhật xảy ra biểu tình của phe đối lập tại thủ đô Minsk.

Ủy ban bầu cử nói ông Lukashenko chiến thắng với 80,1% phiếu, còn đối thủ Tikhanovskaya chỉ có 10,12%.

 

Hàng trăm người biểu tình chống chính phủ đã bị thương, hai người tử vong khi đụng độ cảnh sát trong tuần qua.

 

6.700 người bị bắt, và có cáo buộc tra tấn.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16446/production/_113960219_belaruspic.jpg

Biểu tình chống Lukashenko ngày 16/8 ở Minsk

 

Hôm thứ Hai, đi thăm một nhà máy ở Minsk, ông Lukashenko tuyên bố: "Trừ phi giết tôi chứ sẽ không còn bầu cử khác đâu."

Nhưng ông lại bảo sẵn sàng tổ chức trưng cầu dân ý.

Công nhân ở đây đã la ó phản đối tổng thống.

 

Ứng viên đối lập, bà Tikhanovskaya, đã chạy sang Lithuania sau khi lên án kết quả.

Hôm thứ Hai, bà tuyên bố sẵn sàng trở thành "lãnh đạo quốc gia".

 

Truyền thông tại láng giềng Nga đã so sánh diễn tiến Belarus với nguy cơ tại Ukraine năm 2014.

Khi đó, cách mạng thân phương Tây xảy ra ở Ukraine đã mở đường cho Nga sáp nhập Crimea.

Nga đang theo dõi kỹ tình hình ở Belarus, đất nước được nhiều người gọi là vùng đệm giữa Nga và khối Nato.

 

----------------------------------

 

Biểu tình phản đối lấn át mít tinh ủng hộ Tổng thống Belarus

BBC Tiếng Việt

17/08/2020

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53802957

 

Hàng chục ngàn người chống Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tập trung tại Minsk để biểu tình phản đối cuộc bầu cử gây tranh cãi.

"Tuần hành vì Tự do" ở trung tâm thủ đô diễn ra trong bối cảnh sự phẫn nộ gia tăng với các cáo buộc về gian lận bầu cử và sự tàn bạo của cảnh sát trong các cuộc biểu tình diễn ra sau đó.

 

Ở diễn biến khác, trong một bài phát biểu trước một đám đông nhỏ với vài nghìn người, ông Lukashenko gọi những người chống đối là "lũ chuột".

Ông kêu gọi người ủng hộ ông bảo vệ đất nước và nền độc lập.

 

Các cuộc tuần hành của phe đối lập nổ ra sau khi Nga đồng ý trợ giúp về an ninh trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài với Belarus. Được biết, ông Lukashenko đã hai lần nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin vào cuối tuần qua.

Nhà lãnh đạo lâu năm của Belarus cũng bày tỏ lo ngại về các cuộc tập trận quân sự của NATO đang diễn ra ở các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania, và không ngớt chỉ trích nhằm vào liên minh quân sự phương Tây.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13F6F/production/_113957718_062928792-1.jpg

Một cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ ở trung tâm Minsk

 

NATO - tổ chức đã cử bốn nhóm tác chiến do Anh, Canada, Đức và Mỹ dẫn đầu tới các nước Baltic sau khi Moscow sáp nhập Crimea từ Ukraine - bác bỏ cáo buộc về việc tăng cường quân sự trong khu vực.

 

Tình trạng bất ổn ở Belarus khởi phát sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật tuần trước, kết quả của cuộc bầu cử này đã bị lên án giữa lúc có nhiều cáo buộc gian lận về bầu cử.

Ủy ban Bầu cử Trung ương cho biết ông Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994, đã đạt được 80,1% số phiếu bầu và ứng cử viên đối lập chính - bà Svetlana Tikhanovskaya - giành được 10,12%.

Nhưng bà Tikhanovskaya khẳng định rằng nếu các phiếu bầu được kiểm đúng cách, bà có thể đã giành được số phiếu ủng hộ từ 60% đến 70%.

.

.

Nga phản ứng ra sao?

 

Phân tích của Steve Rosenberg, phóng viên ở Moscow.

Các bản tin truyền hình của Nga đã đưa ra những nét tương đồng đáng lo ngại giữa Belarus 2020 và Ukraine 2014.

Cuộc cách mạng thân phương Tây của Ukraine đã dẫn đến việc Moscow triển khai lực lượng đặc biệt của mình để sáp nhập Crimea và sự can thiệp quân sự của Nga ở miền đông Ukraine.

Sáu năm sau, liệu quân đội Nga có thể can thiệp vào Belarus?

 

Trên lý thuyết, ít nhất, một động thái như vậy sẽ phản tác dụng. Phong trào chống đối ở Belarus không chống Nga/ủng hộ châu Âu - mà là chống Lukashenko. Nếu Nga gửi quân đến để bảo vệ nhà lãnh đạo Belarus, điều đó có nguy cơ khiến người dân Belarus xa lánh và tạo ra tâm lý chống Moscow.

 

Belarus: Lãnh đạo phe đối lập Tikhanovskaya ra đi 'vì con cái'

Putin 'cam kết hỗ trợ' cho tổng thống Belarus

 

Đúng như vậy, Moscow quyết tâm giữ Belarus trong phạm vi ảnh hưởng của Nga. Mục tiêu cuối cùng của Điện Kremlin là gắn kết sâu hơn với nước láng giềng - theo kiểu một nhà nước liên minh (với Vladimir Putin đứng đầu). Điều này có thể đạt được thông qua đòn bẩy chính trị.

 

Điện Kremlin có một nỗi sợ hãi ám ảnh về "cách mạng màu" ngay trước cửa nhà mình. Nhưng Minsk 2020 không phải là Kyiv 2014. Belarus không phải lựa chọn giữa Đông và Tây. Người dân Belarus tỏ ra phẫn nộ trước sự tàn bạo của lực lượng an ninh của đất nước này. Nhiều đến mức ngay cả những nhóm có truyền thống ủng hộ ông Lukashenko - bao gồm cả các công nhân nhà máy quốc doanh - cũng bỏ rơi ông.

 

.

Chuyện gì đang xảy ra ở Minsk?

 

Truyền thông địa phương đưa tin rằng khoảng 31.000 người đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, nhưng Bộ Nội vụ ước tính con số gần 65.000 người.

 

Phát biểu trước người ủng hộ, ông Lukashenko cho biết ông không thích các cuộc tuần hành và không cần bất cứ ai bảo vệ mình. Ông nói việc này không phải lỗi của ông để ông phải nhờ đến sự giúp đỡ của họ. Bác bỏ yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống lại, ông nói rằng đất nước Belarus sẽ "tan rã" nếu điều đó xảy ra.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/58F7/production/_113957722_062929764-1.jpg

Ông Lukashenko mô tả phe đối lập như những con chuột

 

Ông nói: "Các bạn đến đây để lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ, các bạn có thể bảo vệ đất nước, nền độc lập, vợ, chị em và con cái của mình".

Ông nói thêm rằng phe đối lập sẽ "như chuột tràn ra khỏi hang" nếu không bị trấn áp lần này.

"Đây sẽ là khởi đầu cho sự cáo chung của các bạn - các bạn sẽ quỳ gối như ở Ukraine và các nước khác và cầu nguyện, mà chỉ Chúa mới biết là cho ai."

 

Có tin cho biết công nhân trong các công ty quốc doanh đã bị ép buộc tham dự nếu không sẽ đối mặt nguy cơ mất việc. Trong nhiều ngày qua, công nhân tại các nhà máy do nhà nước điều hành đã tổ chức đình công và nhiều người đã tham gia tuần hành trên đường phố chống lại tổng thống.

 

Trong khi tổng thống phát biểu, khoảng 220.000 người biểu tình chống Lukashenko đã tập trung gần đài tưởng niệm Thành phố Anh hùng thời Thế chiến thứ hai ở trung tâm Minsk, theo trang tin Tut.by.

 

Họ đã đáp trả lời kêu gọi biểu tình cuối tuần của bà Tikhanovskaya. Lãnh đạo phe đối lập đã phải sống lưu vong ở Lithuania sau khi bà nộp đơn khiếu nại với các cơ quan bầu cử và bị giam giữ bảy giờ.

 

Maria Kolesnikova, cựu thành viên trong nhóm của bà Tikhanovskaya, phát biểu trước đám đông:

"Các bạn thật can trường, tôi yêu các bạn", bà nói, trước khi lên tiếng kêu gọi các quan chức, sĩ quan an ninh và thẩm phán.

"Quý vị, đây là cơ hội cuối cùng. Hãy đứng về phía chính nghĩa và về phía nhân dân. Chúng ta chiếm đa số. Chúng ta là sức mạnh."

 

Những người ủng hộ cũng xuất hiện ở các thành phố khác. Thị trưởng Brest đã bị những người biểu tình la ó khi ông cố gắng nói chuyện trước đám đông. Tại Gomel, người biểu tình đã gỡ bỏ lá cờ chính thức của Belarus khỏi cột cờ của thành phố và thay thế nó bằng lá cờ đỏ và trắng của phe đối lập.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F523/production/_113955726_belarusstatetvreuters.jpg

Hàng nghìn người phàn nàn đài truyền hình nhà nước đã đưa ra một bức tranh sai lệch về các cuộc biểu tình

 

Cầu thủ bóng đá Ilya Shkurin tuyên bố anh sẽ không chơi cho đội tuyển cho đến khi Tổng thống Lukashenko từ chức và sau đó ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng hàng đầu Nga CSKA Moscow.

 

Điều gì xảy ra ở khía cạnh chính trị?

 

Giữa lúc tình hình bất ổn tiếp diễn, ông Lukashenko đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Tổng thống Nga Putin.

Ông Lukashenko cho biết Tổng thống Putin đã hứa cung cấp những gì mà ông gọi là sự hỗ trợ toàn diện trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài đối với Belarus.

Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm thứ hai vào Chủ nhật, trong đó Điện Kremlin cho biết họ đã thảo luận về "tình hình ở Belarus, có tính đến sức ép mà nước cộng hòa đang phải chịu từ bên ngoài".

 

Ông Putin nói với ông Lukashenko rằng Nga sẵn sàng hỗ trợ Belarus "theo hiệp ước quân sự nếu cần".

 

Các ngoại trưởng EU hôm thứ Sáu đã nhất trí chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Belarus chịu trách nhiệm về việc gây ra "bạo lực, đàn áp và làm sai lệch kết quả bầu cử". Mỹ cũng đã lên án cuộc bầu cử là "không tự do và công bằng".

Thủ tướng của ba nước cộng hòa Baltic - Latvia, Lithuania và Estonia - sau đó đã "bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc đàn áp bạo lực ... và sự đàn áp chính trị đối với phe đối lập của chính quyền".

 

Ba nước vùng Baltic muốn Belarus tổ chức lại bầu cử

Belarus: Ứng viên đối lập phản đối kết quả bầu cử

 

Lithuania và Latvia trước đó cho biết họ sẵn sàng làm trung gian hòa giải ở Belarus, với điều kiện chính quyền ngừng đàn áp bạo lực đối với người biểu tình và thành lập hội đồng quốc gia với các thành viên của xã hội dân sự. Họ cảnh báo rằng nếu không làm vậy thì sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt.

 

Các nhà lãnh đạo cho biết cuộc bầu cử tổng thống "không tự do cũng không công bằng" và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu "minh bạch" "với sự tham gia của các quan sát viên quốc tế".

 

Bà Tikhanovskaya rời đến Lithuania sau cuộc bầu cử, sau khi bà công khai tố cáo kết quả. Trước cuộc bỏ phiếu, bà cũng đã gửi các con của mình đến Lithuania để đảm bảo an toàn.

 

Khoảng 6.700 người đã bị bắt sau cuộc bầu cử, và nhiều người đã lên tiếng về việc họ bị nhân viên an ninh tra tấn.

 

                                                                 ***

 

TIN LIÊN QUAN

.

Bầu cử Belarus: Lãnh đạo phe đối lập Tikhanovskaya rời nước ra đi 'vì con cái'

11 tháng 8 năm 2020

.

Belarus: Ứng viên đối lập không chấp nhận kết quả bầu cử

10 tháng 8 năm 2020

.

Vladimir Putin 'cam kết hỗ trợ' cho Tổng thống Lukashenko

16 tháng 8 năm 2020

.

Ba nước vùng Baltic muốn Belarus tổ chức lại bầu cử

15 tháng 8 năm 2020

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats