VOA Tiếng Việt
08/04/2020
Tổng
thống Donald Trump ngày 7/4 chỉ trích mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc
WHO quá chú trọng đến Trung Quốc và đưa ra những khuyến cáo tệ hại trong vụ
virus corona bùng phát.
Trên Twitter ông Trump viết: “WHO thực sự làm hỏng chuyện này.” “Vì lý do nào đó mà WHO được Mỹ tài
trợ nhiều nhưng lại rất chú trọng đến Trung Quốc. Chúng ta sẽ xem xét cẩn thận
việc này. May là tôi đã bác lời khuyên của họ về việc mở cửa biên giới với
Trung Quốc từ sớm. Tại sao họ lại cho chúng ta khuyến cáo sai lầm như vậy?”
WHO chưa hồi đáp yêu cầu bình luận.
Vào ngày 31/1, WHO khuyên các nước hãy cứ mở cửa
biên giới bất chấp dịch virus corona bùng phát, mặc dù họ nói các nước có quyền
đưa ra những biện pháp để bảo vệ công dân của mình. Cùng ngày hôm đó chính quyền
ông Trump loan báo hạn chế các chuyến bay từ Trung Quốc đến.
Giới bảo thủ Mỹ ngày càng chỉ trích WHO trong đại dịch
toàn cầu, nói rằng tổ chức này đã dựa vào những dữ liệu sai lầm từ Trung Quốc về
dịch virus corona.
Tuần trước,
Nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio kêu gọi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom
Ghebreyesus từ chức: “Ông ấy cho phép Trung Quốc dùng WHO để hướng dẫn sai lạc
cộng đồng toàn cầu.”
Nghị sĩ Cộng hòa Martha McSally cũng kêu gọi
người đứng đầu WHO từ chức.
Tháng trước, một nghị quyết được đưa ra tại Hạ viện
và Thượng viện Mỹ kêu gọi Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus rút lại điều
mà họ gọi là “các tuyên bố hướng dẫn sai lạc ủng hộ sự đáp ứng của chính phủ nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Hôm 7/4, Tổng
thống Trump cũng gợi ý là có thể cứu xét việc cắt tài trợ cho WHO vì cách thức
tổ chức này giải quyết cuộc khủng hoảng virus corona và vai trò của WHO trong
việc giúp Trung Quốc hạ giảm tính nghiêm trọng của virus bùng phát.
(Nguồn
Reuters/FOX News)
------------------------------------------------------
.
5/04/2020
Bắc
Kinh đang cố trở thành siêu cường về sức khỏe cộng đồng
Tedros Adhanom
Ghebreyesus (trái), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, bắt tay với Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào
ngày 28 tháng 1. Ảnh Naohiko Hatta
Trong khi virus corona
đang thay đổi thế giới, Trung Quốc đang cố gắng tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực sức
khỏe trên thế giới.
Sau những phủ nhận và bao
che ban đầu, Trung Quốc đã ngăn chặn được dịch Covid-19, sau khi làm lây nhiễm
cả thế giới. Bất chấp những sai lầm ban đầu gây ảnh hưởng lớn trong việc
trì hoãn phản ứng toàn cầu, giờ đây Trung Quốc đã cố gắng tận dụng câu chuyện
thành công của mình để một vị thế mạnh hơn lên các cơ quan y tế quốc tế.
Dung túng cho Trung Quốc
Quan trọng nhất, Bắc Kinh
đã thành công ngay từ khi bắt đầu chỉ đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi WHO
vừa nhận được tài trợ từ Trung Quốc và cũng phụ thuộc vào chế độ cộng sản ở nhiều
cấp độ.
Các chuyên gia quốc tế của
WHO đã không được tiếp cận Trung Quốc cho đến khi Tổng giám đốc Tedros Adhanom
đến thăm Tập Cận Bình vào cuối tháng 1. Trước đó, WHO đã lặp lại một cách không
chính thức thông tin từ chính quyền Trung Quốc, phớt lờ những cảnh báo từ các
bác sĩ Đài Loan.
Tuy nhiên, sau chuyến
thăm Bắc Kinh, WHO tuyên bố rằng họ đánh giá cao "cam kết đặc biệt của
lãnh đạo cao nhất và sự minh bạch của Trung Quốc". Chỉ sau cuộc họp vào ngày
30/1/2020, WHO mới tuyên bố trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được
quốc tế quan tâm.
Và sau khi trường hợp lây
nhiễm mới của Trung Quốc giảm hẳn mỗi ngày, WHO mới tuyên bố đại dịch ngày 11/3
sau khi virus corona đã lan rộng ra toàn cầu vài tuần trước đó.
WHO phát đi thông điệp của Bắc
Kinh
Các chuyên gia của WHO
nêu trong báo cáo tháng 2 về chuyến đi tới Trung Quốc rằng "khi đối mặt với
một loại virus chưa từng được biết đến trước đây, Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn
dịch bệnh nhanh chóng và quyết liệt nhất. Họ đã giành được thời gian vô giá cho
phản ứng với cách tiếp cận toàn chính phủ và toàn xã hội’ để ngăn chặn hoặc trì
hoãn hàng trăm ngàn ca bệnh, bảo vệ cộng đồng toàn cầu và tạo ra "một tuyến
phòng thủ đầu tiên mạnh mẽ hơn chống lại sự lây lan quốc tế".
Báo cáo của WHO cho biết,
việc sử dụng không khoan nhượng và nghiêm ngặt đối với các biện pháp phi dược
phẩm, cung cấp những bài học quan trọng cho phản ứng toàn cầu. Chiến lược kinh
tế của Bắc Kinh đã chứng minh rằng ngăn chặn có thể được điều chỉnh và vận hành
thành công trong diện rộng. Tuy nhiên, trong khi khuyến nghị chính sách kiểm
soát dịch bệnh của Trung Quốc đối với thế giới, WHO đã bỏ qua các tác động tiêu
cực từ bên ngoài - từ thiệt hại kinh tế đến việc không thể điều trị cho nhiều bệnh
nhân không nhiễm corona, tổn thương tâm lý và chi phí nhân quyền.
Không có gì đáng ngạc
nhiên khi chiến lược ngăn chặn của Trung Quốc có hiệu quả, Richard Neher, nhà
virus học tại Đại học Basel cho biết. "Phong tỏa toàn bộ, kiểm dịch tập
trung và truy tìm dấu vết lây nhiễm để chắc chắn đẩy nhanh sự suy giảm",
ông Neher nói. Lawrence O. Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác của WHO về Luật Sức
khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, chỉ ra mối quan tâm lớn về
quyền con người trong chiến thuật cách ly được Trung Quốc sử dụng và giờ đang
được áp dụng ở nhiều cấp độ ở các quốc gia khác. Gostin khuyến nghị các biện
pháp y tế công cộng tiêu chuẩn như xét nghiệm, điều trị, theo dõi tiếp xúc và
cách ly hoặc cách ly kiểm dịch là hợp lý về mặt khoa học.
WHO nhắm mắt
Trong khi số người nhiễm
gia tăng ở khắp nơi cho thấy Trung Quốc không chỉ thất bại trong các giai đoạn
đầu bùng phát dịch mà có lẽ không ai có thể biết đến được, và chắc chắn không
được WHO hoặc các cơ quan khác công nhận.
Một lý do là dữ liệu
chính thức của Trung Quốc thường rất khó tin có thể dẫn đến các chính sách y tế
sai lầm ở các quốc gia khác, vì các nghiên cứu dựa trên thông tin từ Trung Quốc
đầu tiên được sử dụng để tìm hiểu về virus Covid-19.
Số người chết tại nhà ở
Vũ Hán có lẽ sẽ không bao giờ được thống kê. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho
biết tỉnh Hắc Long Giang không báo cáo các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng
và con số này lên tới 50% còn WHO sử dụng số liệu do Bắc Kinh báo cáo.
Ông Steve Tsang, giám đốc
Viện Trung Quốc tại Đại học SOAS, London nhận xét thành công lớn nhất của Trung
Quốc là khiến WHO tập trung vào các mặt tích cực và bỏ qua các mặt tiêu cực
trong phản ứng của họ và giúp tuyên truyền những sai lầm bị bỏ qua trước đây trở
thành có vẻ đáng tin cậy cũng như bỏ qua các thiệt hại về kinh tế, nhân quyền
và xã hội.
Trung Quốc đã báo cáo và
cô lập "tất cả" những ai nhiễm Covid-19 được xác nhận nhưng tới đầu
tháng 4 các nhà chức trách Trung Quốc vào mới bắt đầu công bố số ca bệnh không
triệu chứng được xác nhận.
Nhà dịch tễ học của WHO
Bruce Aylward, người đứng đầu tổ công tác tới Trung Quốc, cho biết trong một cuộc
phỏng vấn rằng Trung Quốc không che giấu điều gì.
WHO nghiên cứu từ dữ liệu
về người đã được cách ly điều trị, cách ly hoặc cách ly tại nhà của Ủy ban Y tế
Quốc gia Trung Quốc. Số liệu này thấp hơn nhiều so với con số do Thời báo New
York tính toán.
WHO bị dắt mũi
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu
các chuyên gia của WHO đi đến Trung Quốc có đủ hiểu tình hình tại hiện trường
hay không. Ví dụ, dựa trên những con số từ tỉnh Quảng Đông, WHO cho rằng hầu
như hiếm có các ca nhiễm không bị phát hiện. Trung Quốc phát hiện bệnh dựa vào
biểu hiện sốt trên hầu hết bệnh nhân trong khi ở Đức, hầu hết những người có kết
quả xét nghiệm dương tính đều không bị sốt. Vì vậy có thể có một số lượng đáng
kể các ca không được phát hiện là bí ẩn lớn trong việc tính toán về tỷ lệ tử
vong.
WHO cũng để lại nhiều câu
hỏi mở về sự tham gia của công chúng được quản lý ra sao trong báo cáo của họ.
Người dân Trung Quốc đã phản ứng với "lòng can đảm và niềm tin" ; họ
"chấp nhận và tuân thủ các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt nhất". Mặc
dù điều này có thể đúng với nhiều người, nhưng với người khác có thể là vì sợ
án tù.
Tòa án Nhân dân Tối cao
tuyên bố : Những người nhiễm bệnh không tuân theo các hạn chế kiểm dịch sẽ bị
tù từ 3 đến 10 năm nếu hậu quả không nghiêm trọng. Hoặc họ có thể nhận bản án
chung thân hoặc tử hình.
WHO báo cáo phần lớn dân
chúng chấp nhận các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và tham gia đầy đủ vào việc
tự cách ly. Rõ ràng, đội công tác của WHO đã không có cơ hội nói chuyện với những
người có quan điểm trái ngược.
Sự không đồng nhất của
báo cáo của WHO đáng lẽ phải là một hồi chuông cảnh tỉnh vì toàn bộ chuyến đi của
các chuyên gia trong và ngoài nước dường có vẻ giả tạo. Những chuyên gia tới
Trung Quốc thiếu kỹ năng ngôn ngữ và không quen thuộc với Trung Quốc do đó thực
sự đã không có nhiều tương tác trong các chuyến công du.
Trung Quốc tạo ảnh hưởng toàn
cầu
Các tuyên bố của WHO rõ
ràng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngay từ đầu, nhiều
chuyên gia đã lặp đi lặp lại thông tin từ Bắc Kinh và "tin tưởng vào WHO
và chính phủ Trung Quốc". Báo cáo của WHO đã nhấn mạnh một cách đúng đắn về
cam kết của dân Vũ Hán ; tuy nhiên họ không muốn minh bạch về việc dân chúng phải
chịu đựng như thế nào.
Bắc Kinh có ảnh hưởng
không chỉ tại WHO, mà còn trong các chính sách y tế của ngày càng nhiều quốc
gia. Đây cũng là một khu vực quan trọng của chiến lược Vành đai và Con đường và
các hoạt động của họ ở các nước Châu Phi.
Về mặt chính trị, các nước
như Lào, Campuchia và Thái Lan không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Đại
diện của Trung Quốc đã tuyên bố nếu các quốc gia Đông Nam Á đóng biên giới thì
Trung Quốc sẽ phải cân nhắc lại về tình hữu nghị và hợp tác với các quốc gia
này. Và không một quốc gia nào có thể từ chối. Campuchia và Pakistan tiếp tục
chấp nhận các chuyến bay từ Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh.
Vì những lý do chính trị,
Việt Nam cũng không thể đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Người Trung Quốc đã
gây áp lực rất lớn cho mọi quốc gia : Hàn Quốc, Việt Nam… Các quốc gia Châu Á
không phải muốn làm gì thì muốn với Trung Quốc cũng được vì Trung Quốc có quyền
lực lớn trong khu vực.
Trong khi Campuchia đóng
cửa biên giới với một số nước phương Tây vào giữa tháng 3, họ đã bắt đầu các cuộc
tập trận quân sự cùng với hàng trăm binh sĩ Trung Quốc cho tới thứ Hai tuần
này.
Trung Quốc tạm thời đóng
cửa biên giới với Lào gần như hoàn toàn trong thời gian dịch bệnh khiến miền bắc
Lào rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Và cuối tuần trước, Bắc Kinh đã
không cho hầu hết người nước ngoài nhập cảnh. Một động thái mà họ đã chỉ trích
các quốc gia khác trong thời gian dịch bùng phát ở Trung Quốc.
"Sự kiện chính phủ
Trung Quốc có thể thuyết phục một số quốc gia Đông Nam Á mở cửa biên giới cho
du khách Trung Quốc, trong khi cách ly một tỉnh có dân số đông hơn hầu hết các
nước Đông Nam Á cho thấy tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực như thế nào.
Brian Eyler, giám đốc
chương trình Đông Nam Á của Trung tâm The Stimson, cho biết ông rất ngạc nhiên
khi thấy Trung Quốc theo dõi với việc gửi bộ trưởng ngoại giao và đoàn tùy tùng
của các quan chức cấp cao tới một cuộc họp cấp Bộ trưởng về Hợp tác
Lancang-Mekong tại Vientiane vào ngày 20 tháng 2. Có vẻ như Trung Quốc coi trọng
kinh doanh sân sau của mình hơn là bảo vệ những người tham dự.
Từ góc độ nhân quyền, chủ
nghĩa độc đoán rất có hại cho sức khỏe, Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền Trung Quốc cho biết. "Chúng ta có thể không bao giờ biết
rõ về việc virus lây lan ra sao và ai đã chết và tại sao, và ai bị từ chối tiếp
cận với các phương pháp điều trị.
Thế giới hiện đang chịu hậu
quả của sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. Không chỉ bây giờ mà, chúng ta
có thể đối mặt với vấn đề này lại trong tương lai.
Hinnerk Feldwish-Drentrup
Nguyên tác : How
WHO Became China’s Coronavirus Accomplice, Foreign Policy,
02/04/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 05/04/2020
No comments:
Post a Comment