Các
cá nhân & các tổ chức xã hội dân sự
21/04/2020
Ngày 18/04/2020, thông
tin trên báo chí cho biết, Trung Quốc công bố thành lập hai huyện mới là Tây Sa và Nam
Sa thuộc thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đã thành lập năm 2012 để
Trung Quốc một lần nữa áp đặt chủ quyền phi pháp với những đảo trong quần đảo
Trường Sa và với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự đánh
chiếm của Việt Nam.
Trên thực tế, cái gọi là
“Huyện Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Trung Quốc đánh chiếm
của Việt Nam tháng 1 năm 1974, với huyện lị là đảo Phú Lâm, do Trung Quốc chiếm
của Việt Nam năm 1956; cái gọi là “Huyện Nam Sa” là 7 thực thể đảo đá chìm thuộc
quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam với huyện lị là đảo Chữ Thập.
Nhà nước Việt Nam có nhiều
bằng chứng lịch sử xác nhận việc quản lí nhà nước của Việt Nam với quần đảo
Hoàng sa và Trường Sa. Đặc biệt chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa đã được xác định tại Hội nghị quốc tế San Francisco ngày 7 tháng 9
năm 1951. Tiếp đó Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trong các văn bản pháp lý gửi tới cộng đồng quốc tế.
Gần đây nhất là Công hàm
số 22/HC- 2020 ngày 30/3/2020 của Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc với nội dung:
– Tuyên bố trước toàn thế
giới về lập trường phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.
– Khẳng định chủ quyền và
quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông trong đó có 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 10/4/2020 Chính phủ
Việt Nam gởi lên Liên Hiệp Quốc công hàm phản đối tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm
chìm tàu cá cua ngư dân Việt Nam.
Suốt mấy chực năm qua,
Trung Quốc đã không ngừng thực hiện dã tâm chiếm đoạt biển Đông bằng nhiều hành
động ngang ngược. Trên những thực thể đã xâm chiếm của Việt Nam trên biển Đông,
Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng các đường băng cho máy bay chiến đấu, nhà chứa
máy bay, rađa, trận địa tên lửa, trại lính, và các những công trình quân sự giả
danh dân sự kiểm soát khống chế tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, phục vụ
chiến tranh xâm lược, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc còn ngang nhiên biến những đảo đá thành đảo có dân Trung Quốc sinh sống
ổn định lâu dài, tạo cớ mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
nhằm chiếm trọn tài nguyên ở Biển Đông của Việt Nam và các nước.
Thời gian cuối năm 2019 qua năm 2020, Trung Quốc
càng hành động ngang ngược trên Biển Đông. Diễn biến có thể tóm tắt như sau:
Từ tháng 7 đến tháng 12
năm 2019, tàu HD8 và các tàu hộ tống là tàu cảnh sát biển, tàu cá vũ trang của
Trung Quốc liên tục xâm phạm Bãi Tư Chính và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Hiệp Hòa Bắc, Tuy Hòa 60 km (15/10/2019).
Trung Quốc tiến hành tập
trận trên Biển Đông vào nửa đầu tháng 3/2020.
Ngày 20/03/2020 Trung Quốc
thông báo đã lập hai trạm nghiên cứu trên đảo đá Chữ Thập và Xu Bi thuộc quần đảo
Trường Sa.
Ngày 29/03/2020 nhiều
hãng tin cho biết Trung Quốc cho máy bay Y-8 tiếp tế hậu cần cho căn cứ Trung
Quốc chiếm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 02/04/2020, tàu cá
QNg 90617 TS và 8 ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam đang hoạt động bình thường tại
vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc
ngăn cản và đâm chìm.
Ngày 14/04/2020, Trung Quốc
đưa tàu cảnh sát biển, nhiều tàu vũ trang khác hộ tống tàu thăm dò địa lý HD8
đi vào vùng biển của Việt Nam, và hiện đang ở phía Nam Biển Đông khu vực EEZ của
Malaysia gần khu chồng lấn Việt Nam- Malaysia.
Ngày 17/4/2020 Trung Quốc
ra công hàm yêu cầu Việt Nam rút hết nhân viên ra khỏi các đảo ở Trường Sa.
Ngày 18/4/2020 Trung Quốc
tuyên bố thành lập huyện Tam Sa và Nam sa trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của VN.
Những diễn biến dồn dập gần
đây chứng tỏ Trung Quốc:
– Lợi dụng đại dịch
Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đang lan ra và hoành hành trên
thế giới, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai huyện mới trên các đảo, đá thuộc quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhằm “hợp pháp hóa” việc ăn cướp, việc xâm
lược biển đảo của Việt Nam từ mấy chục năm qua.
– Với hai đơn vị hành
chính (huyện) mới thành lập 4/2020 này, Trung Quốc muốn cắm những cái đinh, những
cột mốc vào “lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc vẽ ra. Nó cũng tạo tiền lệ “việc
đã rồi”, và thông qua đó đè bẹp ý chí độc lập, làm nhụt quyết tâm đấu tranh đòi
lại lãnh thổ quốc gia của nhân dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Từ những nhận định trên,
chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố: Cực
lực lên án hành động phi pháp của Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân
dân toàn thế giới và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:
1. Nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế nhằm:
– Đòi Trung Quốc trả lại
Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, xóa bỏ “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, thực
hiện phân định vùng biển quốc gia theo đúng Công ước Quốc tế Luật biển UNCLOS
1982.
– Đòi Trung Quốc bồi thường
cho nhân mạng ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giết hại, bồi thường tài sản của
ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do Trung Quốc gây ra trên các
vùng biển của Việt Nam trong những năm qua.
2. Tổ chức Hội nghị các nước có thềm lục địa và
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn với Việt Nam như Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia để phân định
rành mạch vùng biển của các nước hữu quan, có quan sát viên là các nước văn
minh không mâu thuẫn lợi ích, không có ý đồ xâm lược Việt Nam như Mỹ, Úc, Nhật,
Ấn, đảm bảo sự đoàn kết trong khối ASEAN và Việt Nam, tăng cường hợp tác với
nhau vì chung lợi ích, chung nguy cơ bị bành trướng bá quyền xâm lược.
3. Tôn trọng các Xã hội dân sự, đảm bảo người dân Việt Nam được tự do thực hiện
quyền yêu nước, quyền quảng bá hình ảnh biển đảo của Việt Nam trên mọi vật phẩm,
nhất là hình ảnh “cắt lưỡi bò”, No-U để phản đối đường “lưỡi bò” (đường chữ U,
đường 9 đoạn) phi pháp của Trung Quốc. Trừng trị những kẻ đe dọa, bắt bớ người
dân dùng những vật phẩm có biểu tượng “cắt lưỡi bò” Trung Quốc.
4. Trả tự do cho tất cả các Tù nhân lương tâm, những người thực thi quyền công dân và tranh
đấu phi bạo lực cho tự do, nhân quyền, môi trường, cho toàn vẹn lãnh thổ và biển
đảo của Việt Nam.
5. Đặt và thực thi kế hoạch để Việt Nam từng bước
thay đổi thể chế chính trị quốc gia theo hướng dân chủ phổ quát, đảm bảo người dân có đầy đủ quyền tự do dân
chủ để xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, đủ thực lực bảo vệ chủ quyền quốc
gia trên đất liền và trên biển.
Ngày 21 tháng 4 năm 2020
CÁC TỔ CHỨC
1. Lập Quyền Dân. Đại diện:
Ông Nguyễn Khắc Mai
2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
3. Ban Vận Động Nhà Văn Độc Lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội.
2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
3. Ban Vận Động Nhà Văn Độc Lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội.
CÁC CÁ NHÂN
1. Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội,
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3. Lê Thân, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
4. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
5. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
6. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
7. Andre Mendras Hồ Cương Quyết, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Paris, CH Pháp
8. Hoàng Hưng, Nhà thơ, TP HCM
9. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Hà Nội
10. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
11. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
12. Nguyễn Quang Nhàn, Nhà giáo, Đà Lạt, Lâm Đồng
13. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM, Thành viên CLB LHĐ
14. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP HCM
15. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
16. Hoàng Dũng, PGSTS, TPHCM
17. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội
18. Trần Minh Thảo, Viết văn, Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo lộc, Lâm Đồng
19. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3. Lê Thân, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
4. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
5. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
6. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
7. Andre Mendras Hồ Cương Quyết, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Paris, CH Pháp
8. Hoàng Hưng, Nhà thơ, TP HCM
9. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Hà Nội
10. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
11. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
12. Nguyễn Quang Nhàn, Nhà giáo, Đà Lạt, Lâm Đồng
13. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM, Thành viên CLB LHĐ
14. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP HCM
15. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
16. Hoàng Dũng, PGSTS, TPHCM
17. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội
18. Trần Minh Thảo, Viết văn, Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo lộc, Lâm Đồng
19. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội
_____
Xin mời các tổ chức và cá
nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi vào địa chỉ email: tuyenbobiendong04.2020@gmail.com
Tổ chức: ghi rõ tên tổ chức
và người đại diện. Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/ nghề nghiệp (nếu có), nơi
cư trú (tỉnh/ thành phố, quốc gia).
No comments:
Post a Comment