Andrew
Nikiforuk
Trà Mi dịch
Posted on April
21, 2020
Chính quyền cộng sản Trung Hoa
hiện đang trong một chiến dịch tuyên truyền toàn diện, được Tổ chức Y tế Thế giới
hậu thuẫn.
*
“Chiến tranh là một nghệ thuật lừa đảo.”
Tôn Tử
----------------
Thế giới hiện đang phải
trả giá đắt cho một tai nạn lịch sử. Đó là một loại virus mới đột phá và mới lạ,
đầu tiên đã xuất hiện ở Trung Hoa, một quốc gia dùng kỹ thuật cao theo dõi dân
chúng, mặc dù có kinh nghiệm về SARS, vẫn dị ứng với sự thật và sợ sự minh bạch.
Cộng thêm vào cái giá con
người đang phải trả là ảnh hưởng của Trung Hoa đối với Tổ chức Y tế Thế giới, tổ
chức này đã thanh minh cho những phân tích và đề nghị về y tế cộng đồng của họ
tại những thời điểm quan trọng hiện nay.
Hãy nhìn lại sự sụp
đổ dây chuyền thảm khốc này.
Đứng trước mối đe dọa của
coronavirus, nhà chức trách Trung Hoa, theo báo cáo toàn diện của Tạp chí Phố
Wall và Thời báo New York, đã đàn áp những người báo động, bỏ qua bằng chứng
quan trọng và để bù cho những thất bại vì phản ứng quá trễ trước sự bùng phát của
virus, họ đã nghiêm ngặt phong tỏa Vũ Hán. Một gia đình ở Trung Hoa có cả ba thế
hệ bị nhiễm virus vào đầu tháng Hai đã hỏi
“Chính phủ này là loại chính phủ nào?”
Dân Vũ hán
Và đến nay thì Trung Hoa
đang làm bất cứ điều gì có thể để có thể đổ lỗi và làm nổi bật nhiều điểm yếu của
các nền dân chủ phương Tây. Thảm kịch thê lương này giải thích tại sao hết
thành phố này đến đô thị khác, từ Bergamo (Ý), Madrid (Spain) đến New
York (US) hiện đang sống lại kinh nghiệm của Vũ Hán với tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ
lệ người chết cao hơn trong dân chúng và nhân viên y tế của họ hơn tất cả những
báo cáo nào của nhà nước toàn trị Trung Hoa.
Đồng thời, số liệu thống
kê của Trung Hoa về vụ dịch ở Vũ Hán, mô tả nhà nước là phe thắng cuộc, đang bị
thế giới ngày càng nghi ngờ. Bằng chứng mới cho thấy số người chết Trung Hoa
báo cáo rất thấp một cách phi thực tế và họ đã không báo cáo hơn 43.000 trường
hợp tại thành phố Vũ Hán kể từ tháng Hai. Ho-fung Hung, giáo sư kinh tế chính
trị tại Đại học Johns Hopkins nói với Guardian,
“Tất cả dữ liệu y tế cộng đồng đều do Đảng Cộng sản
Trung Hoa nắm giữ và thao túng. Với sự che giấu suốt tháng 12 và tháng 1, chúng
ta thực sự không thể tin vào những con số của chính phủ Trung Hoa khi không có
bằng chứng xác thực và đáng tin cậy hơn để xác nhận.”
Ho-fung Hung
Câu chuyện tương tự về sự
bí mật và báo cáo láo là vết nhơ trong dịch cúm heo bùng phát ở Trung Hoa, đã
trở thành một vụ thảm sát gia súc vào năm 2019. Một phần tư số heo thế giới đã
bị giết.
Do đó, nếu một chế độ độc
tài như Trung Hoa không phải là chính quyền của nơi xuất phát dịch bệnh
COVID-19, thế giới gần như chắc chắn sẽ được báo động sớm hơn và có hình ảnh rõ
ràng hơn về mối đe dọa và cách giải quyết.
Nhưng ngay cả
bây giờ, phản ứng đã bị cản trở và thảm họa đã tăng lên vì Tổ chức Y tế Thế giới
do Tedros Adhanom Ghebreyesus đứng đầu đã hành động như một
cánh tay ngoại giao của chế độ độc tài cộng sản Trung Hoa hơn là một cơ quan
chuyên môn vô tư đã tuyên thệ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Ghebreyesus không chỉ từ
chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào cuối tháng 1 khi có đủ dữ kiện cần
thiết, mà ông còn liên tục ca ngợi việc phong tỏa của Trung Hoa là một mô hình
toàn cầu để ngăn chặn dịch bệnh. Điều này mặc dù thực tế là sản phẩm trực tiếp
vì sự thất bại của chính quyền CSTH trước đó đã không coi dịch bện này là quan
trọng — và nhiều chính phủ trên thế giới thiếu văn hóa chính trị và sức mạnh
quân sự để ban hành các biện pháp tương tự như CSTH.
Ghebreyesus, người từng
muốn bổ nhiệm nhân vật độc tài Robert Mugabe làm “đại sứ thiện chí”, cũng đã phủ
nhận rằng Iran, một đồng minh của Trung Hoa, đã giảm thiểu tỷ lệ người chết vì
COVID-19. Quan trọng hơn, Ghebreyesus đã thất bại trong việc đưa một nhóm điều
tra đến Vũ Hán vào tháng 1 vì Trung Hoa không muốn có một nhóm như vậy. Phái
đoàn của WHO đã không xuất hiện ở Vũ Hán cho đến ngày 14 tháng 2.
Phúc trình của WHO vào
ngày 28 tháng 2 sau đó không đưa ra báo động nào về mối đe dọa đối ở các viện
dưỡng lão và coi thường sự lây nhiễm trong số các nhân viên y tế. Nói một cách
dễ hiểu, nó không co một chữ nào phê bình cách phản ứng của Trung Hoa về sự
bùng phát trực tiếp dẫn đến một đại dịch toàn cầu.
Thay vào đó, bản báo cáo
đưa ra tuyên bố anh hùng như sau:
“Trước một loại virus chưa từng được biết đến, Trung
Hoa đã tung ra một nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh đầy tham vọng, nhanh nhẹn và tích
cực nhất trong lịch sử.”
WHO, 28 tháng 2
Ngay cả trước có bản báo
cáo, Ghebreyesus đã ca ngợi Trung Hoa, đã giữ được hàng triệu người trong
những chung cư đông đúc của họ trong hai tháng, một biện pháp đã tạo ra một loạt
vấn đề khác, cụ thể là sự lây lan của virus trong các khu vực gia đình chung sống
chật chội.
Điều đó đã dẫn đến các biện
pháp khắc nghiệt hơn nữa khi các đội ngũ y tế phải lôi kéo những người dân bất
hạnh ra khỏi nhà, đem họ đi sống biệt lập trong các trung tâm, sân vận động và
khách sạn.
Người đọc có thể tự hỏi tại
sao WHO, vì lợi ích của sự lương thiện, không hề nói đến bất kỳ vấn đề dài hạn
nào khi áp dụng một chiến lược như vậy.
Cũng thế, bản báo cáo của
WHO không đề cập đến những quốc gia khác như Đài Loan, Singapore, Hong Kong và
Nam Hàn đã áp dụng những biện pháp ít áp bức và mềm dẻo hơn mà vẫn có kết quả tốt.
Trung Hoa báo cáo số
người lây nhiễm giảm mạnh và số người chết không giống như kinh nghiệm của các
quốc gia khác đến nỗi giới chuyên gia đang đặt ra nghi ngờ về độ chính
xác của những con số của Trung Hoa.
Biểu đồ do David
Hughes soạn dựa trên thông tin từ một trang web của Đại học Johns Hopkins.
Trên internet, hơn nửa
triệu người đã yêu cầu giám đốc WHO từ chức. Ngay cả phó thủ tướng Nhật Bản
Taro Aso cũng đã chê bai sự trung lập về mặt chính trị của WHO. Aso nói,
“Rất nhiều người tin rằng tên của tổ chức này nên được
đổi thành CHO, hay “Tổ chức Y tế Trung Hoa.”
Taro Aso
Trong một kết luận cáo buộc
nghiêm trọng về hiệu suất của WHO, Hội đồng Ngoại giao Hoa Kỳ gần đây đã
viết:
“Hồi đáp yếu ớt của WHO về cách giải quyết sai lầm của
Trung Hoa đối với sự bùng phát của COVID-19 để giữ thể diện cho Trung Hoa đã
làm thế giới mất lòng tin ở WHO.”
Có thể nói, “giải
quyết sai lầm” là nói một cách nhẹ nhàng.
Như New York Times, Wall
Street Journal và các tờ báo khác đã ghi chép kỹ lưỡng, Trung Hoa đã thất bại
trong việc ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ngay từ đầu, giống như giới lãnh đạo
chính trị đã lặp lại những sai lầm tương tự ở Ý, Tây Ban Nha, Nga, Mexico,
Brazil và Hoa Kỳ.
Nhưng sự che giấu của
Trung Hoa đã biến những gì đáng lẽ chỉ là một ổ dịch địa phương đã có thể trở
thành một đại dịch toàn cầu với những tác động chính trị và kinh tế sâu rộng.
Bảy thất bại chết
người
Sau đây, những gì chính
quyền Trung Hoa đã thất bại trong khoảng thời gian hai tháng.
1. Hệ thống nhận dạng bệnh của
Trung Hoa thất bại.
Sau sự kiện SARS năm 2002
khi nhà nước giấu nhẹm dữ liệu quan trọng, Trung Hoa đã thiết lập một hệ thống
báo động sớm khi có bệnh truyền nhiễm để bảo đảm không xảy ra một vụ SARS khác
sẽ gây bất ngờ cho thế giới. Hệ thống này trên nguyên tắc sẽ truyền dữ liệu
hàng ngày từ các bệnh viện ở các địa phương đến giơi hữu trách y tế ở Bắc Kinh
đã được huấn luyện để nhận ra sự xuất hiện của các bệnh mới.
Hơn nữa, giới chuyên gia
về bệnh toàn cầu đã cảnh báo rằng việc có thể một loài coronavirus lây nhiễm
khác là không nhỏ do những thay đổi sinh thái xảy ra ở Trung Hoa.
Nhưng George Gao, giám đốc
của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Hoa (CDC), rất tự tin về hệ thống này,
năm ngoái, ông đã tuyên bố rằng “một vụ SARS khác sẽ không thể tái diễn” vì “chúng
tôi có thể chặn virus khi nó xuất hiện.”
Điều đó đã không xảy ra
vì theo tin của New York Times,
“Các bệnh viện ở Hoa lục chỉ nói với giới chức y tế
địa phương, những người không muốn báo cáo tin xấu, đã giấu nhẹm thông tin về
những trường hợp đã lây nhiễm, ngoài hệ thống báo cáo quốc gia.”
TNYT
Mặc dù các trường hợp đầu
tiên của bệnh viêm phổi siêu vi xuất hiện sớm nhất vào ngày 1 tháng 12, cán bộ
chính trị đã không báo cáo chính thức cho đến ngày 3 tháng 1. Đến lúc đó, dịch
bệnh đã khiến ít nhất 41 người và nhân viên y tế bị nhiễm bệnh phải nhập viện.
Trong một bài xã luận
trên tờ Washington Post, chuyên gia khoa học chính trị Dali Young tại Đại
học Chicago kết luận,
“Hệ thống điều trị bệnh truyền nhiễm chỉ có hiệu quả
nếu bệnh viện và chính quyền y tế địa phương tích cực tham gia và đóng góp
thông tin. Tại Vũ Hán, hệ thống thất bại, thất bại huy hoàng.”
Dali Young
2. Nhà chức tách bỏ qua tin xấu.
Trong gần một tháng, nhà
chức trách Trung Hoa đã phớt lờ bằng chứng về sự lây lan từ người sang người của
một loại virus mới, giống SARS ở thành phố Vũ Hán.
Vào đầu và giữa tháng 12,
một số bệnh viện ở thành phố Vũ Hán đã bắt đầu điều trị một loạt bệnh nhân bị
viêm phổi do virus. Nhiều người đã lui tới một chợ buôn sỉ hải sản nổi tiếng và
có nhiều người bệng trong cùng một gia đình.
Đến cuối tháng, hai bệnh
viện đã cách ly nhân viên y tế bị nhiễm virus Khi bác sĩ Ai Fen báo động để
nhân viên tại bệnh viện trung tâm Vũ Hán đeo khẩu trang, cô đã bị cấp trên chỉ
trích vì loan tin.
3. Nhà chức trách im lặng bác
sĩ và phủ nhận thực tế.
Trong vài tuần, nhà nước
Trung Hoa đã đàn áp ít nhất tám nhân viên y tế đã lên tiếng báo động và phê
bình.
Trường hợp được biết đến
nhiều nhất là bác sĩ Li Weilang (Lý Văn Lượng). Vào ngày 30 tháng 12,
bác sĩ nhãn khoa 33 tuổi đã viết thư cho một nhóm đồng nghiệp y tế trong nhóm
WeChat (Facebook Trung Hoa) báo động có bảy trường hợp viêm phổi giống SARS đã
được xác nhận. Ngày hôm sau, chính quyền CS Trung Hoa đã buộc tội bác sĩ Lý Văn
Lượng “vi phạm luật pháp” khi công bố “tin không đúng sự thật”, “gây bất ổn cho
trật tự xã hội.”
Ngay ngày hôm sau, đài
truyền hình CCTV của nhà nước CSTH tuyên bố,
“Một số dân trên mạng đã đăng thông tin lên internet
mà không xác minh, đưa tin sai lệch và tạo ra tác động xã hội bất lợi …. Công
an đang nhắc nhở mọi người rằng không gian mạng không nằm ngoài luật pháp ….
hành vi như thế sẽ không được dung thứ.”
CCTV
Trước khi bác sĩ Weilang
qua đời vì COVID-19, ông đã nói với tờ New York Times,
“Nếu nhà chức trách tiết lộ thông tin về dịch bệnh sớm,
tôi nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần có sự cởi mở và minh bạch hơn.”
Lý Văn Lượng
Tổ chức Y tế Thế giới đã
tweet, viết, họ buồn vì cái chết của Li, nhưng sau đó đã xóa đi. Trong khi đó,
nhà nước cọng sản Trung Hoa đã xóa sạch bất kỳ tin nhắn nào về cái chết của Lý
Văn Lượng trên internet.
4. Chính quyền Hoa lục trì
hoãn công khai xác định virus.
Viện Virus học Vũ Hán rõ
ràng đã xác định được virus vào ngày 2 tháng 1 nhưng thông tin đó không được
công bố. Vào ngày 5 tháng 1, một chuyên viên nghiên cứu ở Thượng Hải cho biết
ông đã xác định được tác nhân là một loại coronavirus mới lây lan qua đường hô
hấp. Ông đề nghị các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhưng điều đó đã không xảy
ra.
Chính quyền Trung Hoa đã
không công khai xác nhận danh tính của coronavirus mới cho đến ngày 9 tháng 1,
hai ngày sau khi tờ Wall Street Journal tiết lộ. Giám đốc kiểm soát dịch bệnh của
Trung Hoa, George Gao đã giải thích cho tờ Science
“Chúng tôi phải chờ đên khi các nhà hoạch định chính
sách công bố nó một cách công khai. Bạn không muốn công chúng hoảng sợ, phải
không? Và không ai ở bất kỳ quốc gia nào có thể dự đoán rằng virus sẽ gây ra đại
dịch. Đây là đại dịch không phải là cúm đầu tiên, chưa từng có.”
George Gao, CDC
Hoa lục
Trung Hoa đã không công bố
bộ gen của virus, rất quan trọng cho việc sản xuất những bộ xét nghiệm, cho đến
ngày 12 tháng 1.
5. Chính quyền địa phương che
giấu hoặc coi nhẹ sự lây nhiễm của virus.
Đầu tháng 1, nhà chức
trách Vũ Hán liên tục coi tường virus và hạn chế công bố số người bị lây nhiễm
đã báo cáo dùng các tiêu chuẩn hgay gắt. Một người bị bệnh nhưng không đi chợ ướt
Huanan thì vẫn không được coi là một trường hợp lây nhiễm. Nhà chức trách Vũ
Hán cũng yêu cầu chỉ được báo cáo số bệnh nhân lên cấp trên và bỏ qua thuật ngữ
“viêm phổi siêu vi”. Đồng thời giới hữu trách đã coi nhẹ mối đe dọa và phủ nhận
rằng virus có thể lây từ người sang người. Một bác sĩ địa phương nói với tờ
Wall Street Journal,
“Sau đó, chúng tôi biết rằng chính phủ đã nói dối.
Nhưng chúng tôi không biết tại sao họ cần phải nói dối. Có lẽ họ nghĩ rằng nó
(virus) có thể kiểm soát được.”
Ngay cả sau khi một viên
chức của WHO thừa nhận căn bệnh này có thể lây từ người sang người vào ngày 15
tháng 1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Hoa cho biết, nguy
cơ lây truyền từ người sang người là thấp.
6. Bắc Kinh trì hoãn sự giám
sát của quốc tế.
Cả Trung tâm kiểm soát dịch
bệnh Hoa Kỳ và WHO đề nghị cử các toán chuyên viên sang Trung Hoa giúp đỡ và
quan sát ổ dịch vào tháng 1.
Điều đó, nếu xảy ra, sẽ
cung cấp thông tin kịp thời và quan trọng cho cả thế giới. Nhưng Chủ tịch Xi
không ngỏ lời mời nào như vậy. Giới chuyên gia nghi ngờ nhân vật độc tài này
không muốn thừa nhận rằng Trung Hoa cần sự giúp đỡ. Họ cũng nghi ngờ rằng nhà
chức trách CSTH đã không muốn người nước ngoài tìm hiểu về số lượng nhân viên y
tế bị nhiễm bệnh hoặc thực tế là chợ hải sản đã bị đóng cửa mà không kiểm tra động
vật hoặc người buôn bán trong chợ.
Vào ngày 29 tháng 1, giám
đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi các biện pháp nghiêm ngặt của họ
Tập phong tỏa cả tỉnh Hubei. Một nhóm chuyên viên của WHO cũng không được đến
Trung Hoa cho đến ngày 14 tháng 2, nhưng chỉ một số thành viên của WHO được chọn,
được phép vào thành phố Vũ Hán.
Báo cáo rất tích cực của
Phái bộ công tác chung WHO-Trung Hoa về bệnh coronavirus phát hành vào ngày 28
tháng 2 đã làm ngơ trước những thất bại của Trung Hoa, gồm các cuộc tấn công nhắm
bác sĩ Li Weilang và sự thất bại của hệ thống nhận dạng bệnh truyền nhiễm. Bản
báo cáo, cuối cùng cũng có thông tin quan trọng chi tiết về bản chất của bệnh
truyền nhiễm, chỉ đưa ra lời khen ngợi nhà nước CSTH:
“Cách ứng phó táo bạo của Trung Hoa để ngăn chặn sự
lây lan nhanh chóng của mầm bệnh đường hô hấp mới này đã thay đổi lộ trình của
một dịch bệnh leo thang nhanh chóng và nguy hiểm chết người.”
WHO, 28 tháng 2
7. Ở chóp đỉnh là một sự thất
bại về mặt lãnh đạo.
Theo Tạp chí Phố Wall, Chủ
tịch Tập Cận Bình đã dẫn đầu toán đặc nhiệm ứng phó với sự bùng phát và, giống
như hầu hết những người trong giới lãnh đạo chính trị khác như Donald Trump và
Boris Johnson, đã chậm hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình. Tờ Wall Street
Journal viết,
“Ông ta đã dẫn đầu các phản ứng dịch bệnh khi Vũ Hán
vẫn làm lễ mừng năm mới mặc dù có nguy cơ lây nhiễm rộng hơn. Ông ta cũng đang
dẫn đầu phản ứng khi chính quyền cho khoảng năm triệu người rời khỏi Vũ Hán mà
không kiểm soát, và khi họ đợi đến ngày 20 tháng 1 mới thông báo virus đang lây
lan giữa người với người.”
WSJ
Sau đó nói Xi mới nói với
bầy tôi trung của đảng vào tháng Hai rằng, “nhà nước đã hành động nhanh
chóng và cố kết ngay từ đầu.”
Đại sứ quán Trung Hoa tại
Ottawa đã đưa ra một phiên bản mới của luận điệu anh hùng này.
“Ngoài ra, dưới sự lãnh đạo
của CPC [Đảng Cộng sản Trung Hoa], nước Trung Hoa đã đoàn kết như một và nhanh
chóng chiến đấu chống lại COVID-19, mua thời gian quý báu cho phản ứng toàn cầu.”
Chernobyl của
Trung Hoa?
Những sai lầm của các nhà
cầm quyền Trung Hoa rất nghiêm trọng và gây thiệt hại rất lớn, gần đây một số học
giả đã viết, rằng vụ dịch có thể gây ra tiếng vang lớn như Chernobyl. Liên xô
đã nói dối về thảm họa đó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thể
nhà nước cộng sản đó, điều mà chế độ của Chủ ticj Tập lo ngại vô cùng.
Không có gì đáng ngạc
nhiên, chính phủ Trung Hoa đã kết luận vụ dịch này đặt ra “một thử
thách lớn về hệ thống và năng lực quản trị của Trung Hoa.” Và do đó,
nó đang tạo ra một luận điệu mới về đại dịch cùng với một chiến dịch phối hợp để
tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của CSTH cùng với một làn sóng thông tin sai lệch.
Josep Borrell, nhà ngoại
giao hàng đầu của EU, đã cáo buộc Trung Hoa vào cuộc đấu tranh địa chính trị “tranh
giành ảnh hưởng bằng tuyên truyền ‘thuật chính trị làm ơn.’”.
Muốn tỏ ra mình là một bậc
lãnh đạo toàn cầu nhân từ trong cuộc chiến chống COVID-19, Trung Hoa đã gửi vật
dụng y tế đến các quốc gia châu Âu đang bị bao vây.
Nhưng Hòa Lan cho hay rằng
những mặt nạ mà họ nhận được bị lỗi không dùng được, trong khi Tây Ban Nha phát
giác bộ dụng cụ xét nghiệm của Trung Hoa có tỷ lệ chính ác là 30%. Chính quyền
Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Czech cũng có khiếu nại.
Để chuyển hướng đổ lỗi
cho những gì tạp chí Foreign Foreign gọi là thảm họa y tế toàn cầu lớn nhất
trong thời đại chúng ta, đảng cộng sản Trung Hoa đã tích cực đưa ra nhiều thuyết
âm mưu.
Khi dịch bệnh vẫn còn
hoành hành ở thành phố Vũ Hán, tuyên truyền của nhà nước cộng sản Trung Hoa cho
rằng virus này đã thoát khỏi phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ và được các
lục sĩ điền kinh Mỹ tham gia một giải đấu thể thao quân sự ở Vũ Hán mang đến
Trung Hoa.
Vào tháng 3, các cơ sở
truyền thông nhà nước Trung Hoa đổ lỗi cho những nơi xa hơn bằng cách cho rằng
COVID-19 bắt đầu ở Ý. Doanh nhân và khách du lịch Trung Hoa được cho là không
có vai trò gì trong việc gieo mầm bệnh truyền nhiễm khi họ đổ qua Milan.
Cần nhấn mạnh rằng không
có nhà dịch tễ học đáng kính nào đã cung cấp bằng chứng cho thấy loại virus mới
này uất hiện ở bất cứ đâu khác ngoài vùng ở giữa Hoa lục, nơi có một kho chứa
coronavirus được ghi chép rõ ràng ở loài dơi. Nhà nước Trung Hoa cũng đã tấn
công các có sở truyền thông nước ngoài và đã trục xuất hầu hết các đại diện
của họ kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Vào ngày 3 tháng 2, Tạp
chí Phố Wall đã chạy một bài tựa đề là “Trung Hoa là Người đàn ông ốm yếu
của Châu Á.”
Tác giả Walter Russell
Mead đã đưa ra hai điểm hợp lý: Trung Hoa không thể che giấu thực tế
“Các quyết định cho phép dịch bệnh lan rộng và nhanh
như nó đang lan đều làm ra ở Vũ Hán và Bắc Kinh.”
Walter Russell
Mead
Và thị trường tài chính
Trung Hoa đã gặp rắc rối lớn trước khi dịch bệnh bùng phát do tham nhũng, bong
bóng bất động sản cao chót vót và dư thừa kỹ nghệ quá mức.
Phản ứng của Trung Hoa là
ngay lập tức loại các phóng viên của WSJ ra khỏi Trung Hoa. Sau đó, họ đã trục
xuất năm tổ chức truyền thông khác, gồm cả Thời báo New York.
Vào ngày 14 tháng 3, nhà
văn nổi tiếng người Peru Mario Vargas Llosa, sống ở Madrid, đã viết một
chuyên mục vô tư về đại dịch mang tên “Một chuyến trở về thời trung cổ.”
Vào thời điểm đó,
COVID-19 đã bắt đầu áp đảo các bệnh viện thành phố, khiến hàng ngàn người đan
thiệt mạng.
Llosa chính xác nhận định
rằng virus bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán ở giữa Trung Hoa, và
tuyên bố rằng sự che đậy của chế độ độc tài Trung Hoa đã đẩy nhanh sự lây lan của
virus trên toàn cầu. Nhà văn đoạt giả Nobel viết,
“Dịch bệnh này không có thể xảy ra trên thế giới nếu
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia tự do và dân chủ thay vì là một chế
độ độc tài.”
Mario Vargas Llosa
Tòa Đại sứ Trung Hoa tại
Peru đã nhanh chóng cáo buộc Llosa truyền bá những “bình luận ma
quỷ với đầy định kiến” và nói thêm rằng không chính xác
khi nói virus này có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Đồng thời, sách của
Llosa, ngay lập tức biến mất khỏi các nhà bán sách trực tuyến ở Trung Hoa.
Thật không may, Trung Hoa
không thể xóa được thương vong gây ra do đại dịch mà họ đã để lan tràn khắp nơi
trên thế giới hoặc xóa được hồ sơ kinh suất về những bất cẩn của họ.
-----------------
Andrew Nikiforuk là một nhà báo từng đoạt giải thưởng,
thường viết về ngành năng lượng trong ba mươi năm qua và là biên tập viên đóng
góp cho The Tyee.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, in ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích
đăng lại bài từ DCVOnline.net”
----------------
Nguồn:
How China’s Fails, Lies and Secrecy Ignited a
Pandemic Eplosion | Andrew Nikiforuk |
TheTyee.ca | April 2, 2020.
No comments:
Post a Comment