Khi Trump bước vào Nhà trắng,
chính thể Mỹ đã trao cho Trump cả một hệ thống loan tin đồ sộ nhằm loan tải
nhanh chóng tiếng nói chính thức của tổng thống đến với công chúng. Đầu tiên và
chính thức có thể kể đến như trang tin điện tử của Nhà trắng, Chính phủ, hay Bộ
Ngoại giao... Hay truyền tin về tổng thống một cách bán chính thức và gián tiếp
thông qua các cơ quan báo chí thường trực tại Nhà trắng như CNN, Washington
Post, Wall Street Journal...
Nhưng thực tế cho thấy,
Trump không mặn mà với cách thức loan tải tiếng nói của mình theo cách truyền
thống, mà còn thể hiện một thái độ thù địch với cơ quan báo chí này khi từng gọi
họ là "kẻ thù của nhân dân". Trump tận dụng triệt để mạng xã hội, thuộc
quyền sở hữu cá nhân, để đưa tiếng nói của mình trong tư cách là tổng thống đến
với công chúng.
Câu hỏi đặt ra cho trường
hợp này, vì sao Trump - trong tư cách là tổng thống lại hành động như vậy, lại
ưu tiên sử dụng trang mạng xã hội cá nhân thay cho các cơ quan truyền tin chính
thức của chính phủ?
Không có câu trả lời nào
thuyết phục hơn ngoài việc Trump muốn thủ đắc thêm quyền lực cho chính mình, bằng
cách phá vỡ đi "hệ thống truyền tin có kiểm soát đối với tổng thống".
Rõ ràng, khi Trump muốn
đưa tiếng nói, quan điểm của mình lên các trang tin chính thức của chính phủ,
ít nhiều vẫn bị kiểm soát, vẫn phải thông qua bộ phận chuyên môn của Nhà trắng.
Không phải ai ai ở đấy cũng nhất mực nghe theo yêu cầu của Trump, mà phải luôn
tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Thí dụ, gần đây Trump đưa ra thông điêp
"giải phóng" một số tiểu bang của Mỹ, chắn chắn thông điệp này là
không phù hợp để được phép xuất hiện trên các trang tin chính thức của chính phủ.
Để phá vỡ đi "hệ thống
truyền tin có kiểm soát đối với tổng thống", Trump đã tiến hành sử dụng
công cụ truyền tin khác thay thế, đó là mạng xã hội. Trump đưa tiếng nói, quan
điểm của mình đến với công chúng thông qua mạng xã hội thuộc quyền sở hữu cá
nhân, lúc này không một ai có thể kiểm soát được tiếng nói và quan điểm của tổng
thống Trump.
Đây rõ ràng là một sự tiếm quyền của tổng thống
Donal Trump. Ông ấy không muốn đặt mình vào bất kỳ sự kiểm soát nào từ hệ thống
chính trị Mỹ. Ông ấy luôn tìm cách thoát ra khỏi sự kiểm soát ấy.
Và điều tệ hại tất yếu sẽ đến, khi vượt ra khỏi sự kiểm soát,
Trump-trong vị thế là tổng thống đã trở nên lộng ngôn, bất nhất không thể đỡ nổi. Hơn hết, Trump đã lạm dụng Twitter của mình để
chửi bới, mạt sát tất cả những ai không làm Trump hài lòng. Công chúng theo dõi
các tweet của Trump, không còn phân biệt được đâu là tiếng nói chính thức của
cơ quan hành pháp Mỹ, đâu là tiếng nói của cá nhân Trump.
Trump tùy tiện ưu tiên
cho Twitter cá nhân của mình phản ánh về các vấn đề công của quốc gia. Chẳng hạn
khi Mỹ muốn đàm phán với Bắc Triều Tiên, thay vì trước tiên cần thông qua đường
công văn ngoại giao để ngỏ lời, thì Trump lại tweet bóng gió lời ngỏ trên
Twitter của mình, để mở đầu cho tiến trình xúc tiến đàm phán về sau. Kết quả
đàm phán sau đó ra sao, Twitter của Trump loan tin nhanh hơn các cơ quan truyền
tin chính thức của chính phủ.
Rõ ràng, Twitter của
Trump dần "tiếm quyền" các cơ quan truyền tin chính thức của chính phủ
trong việc loan tải tiếng nói của Tổng thống. Báo chí thay vì theo dõi và đợi
tin các cơ quan truyền tin chính thức từ chính phủ hay từ các buổi họp báo, thì
nay mọi động tĩnh của chính phủ cứ việc vào... "hóng tweet của
Trump". Tweet của Trump ngắn gọn về kết quả, thông tin chi tiết đợi cơ
quan chuyên môn công bố sau.
Các nhà tiền bối lập pháp
ở Mỹ thật sự sáng suốt khi nhìn ra mối nguy hại nếu nhánh hành pháp được tiếp
thêm quyền lực thông tin tuyên truyền, khi quy định không cho phép chính phủ Mỹ
sở hữu các cơ quan báo chí. Đáng tiếc là, các nhà lập pháp Mỹ thời đó đã không
hình dung ra một công cụ có khả năng truyền tải thông tin tuyên truyền có ảnh
hưởng tương đương với báo chí là mạng xã hội. Để ngày hôm nay, tổng thống Trump khai thác lỗ hổng này,
lạm dụng và thủ đắc thêm quyền lực thứ tư cho chính mình, bằng cách sử dụng
trang mạng xã hội cá nhân để loan tải tiếng nói, tuyên truyền quan điểm của tổng
thống một cách tùy tiện, không bị kiểm soát, cũng như sẵng sàng đánh phá những
người đối lập chính trị.
Khi tổng thống không bị
kiểm soát trong việc đưa tin đến với công chúng, Trump dễ dàng rao giảng các
thông điệp chủ nghĩa quốc gia cực hữu mà Trump đang theo đuổi. Chẳng hạn như
kêu gọi dân chúng Mỹ "giải phóng" các tiểu bang khỏi lệnh cách ly và
đề cập đến quyền sử dụng súng. Ẩn chứa trong thông điệp này là người dân có thể
tước đi quyền lực của chính quyền tiểu bang, kể cả bằng cách sử dụng súng đạn.
Rõ ràng một khi quyền lực của chính quyền tiểu bang bị thu hẹp lại thì quyền lực
của chính quyền liên bang sẽ được mở rộng ra - Đầu ra cho việc thực thi quyền lực
của chính quyền liên bang cuối cùng cũng chỉ do Trump quyết.
Tiếm quyền
theo cách lọc lõi của Trump tất nhiên không qua mặt được các nhà yêu dân chủ
thông thái. Đối với họ, Trump yêu quyền lực hơn tất cả, Trump thật sự là mối đe
dọa cho nền dân chủ và thế giới tự do.
No comments:
Post a Comment