NỘI
DUNG :
Nguyễn Hòa
- Sài
Gòn Nhỏ
Thanh Niên Online
James Gallagher - BBC
.
Minh Anh
- RFI
.
==================================================
.
Nguyễn Hòa - Sài
Gòn Nhỏ
April 22, 2020
Hãng tin AP
của Mỹ dẫn nguồn từ Bộ cựu chiến binh Mỹ, cho biết là kết quả một nghiên cứu
trên 368 bệnh nhân COVID-19 cho thấy thuốc sốt rét không giúp gì cho việc điều
trị. Thậm chí so sánh hai nhóm đối chứng thì nhóm có
dùng thuốc sốt rét có số người chết cao hơn, 28% so với 11%. Nghiên cứu này được
Viện sức khỏe quốc gia (NIH) của trường Đại học Virginia thực hiện.
Nghiên cứu này không đề cập
đến phản ứng phụ của thuốc sốt rét, nhưng loại thuốc này từ trước đến nay nổi
tiếng là có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Cho đến
nay người ta thấy COVID-19 dễ làm hại người bệnh nếu người đó bị những bệnh
khác nữa, hay là có những cơ quan nội tạng bị tổn thương.
Thuốc sốt
rét từng được Tổng thống Trump đưa ra như một giải pháp mầu nhiệm để chữa bệnh
COVID-19, mặc dù không có nghiên cứu hoàn chỉnh nào, mà chỉ có một nhóm nhỏ bệnh
nhân ở Pháp thấy có kết quả tốt. Một số quốc gia khác như Brazil cũng lo tích trữ thuốc sốt rét để chống
dịch. Những việc này tạo nên những đợt cháy hàng thuốc sốt rét trên khắp thế giới,
trong đó có Việt Nam, thậm chí có người bị thiệt mạng. Brazil đã ngừng việc
sử dụng thuốc sốt rét để điều trị COVID-19 từ đầu tháng Tư, 2020.
Sau khi đưa ra kết quả
nghiên cứu này NIH nói rằng hiện không có hướng dẫn dùng hay không dùng thuốc sốt
rét có chứa chất ký ninh để trị bệnh COVID-19, và cảnh báo một lần nữa rằng loại
thuốc này dễ gây các tác dụng phụ không mong muốn.
-------------------------------
Thanh
Niên Online
11:12 - 22/04/2020
Hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét từng
được Tổng thống Mỹ Donald Trump không ít lần ca ngợi có thể trị Covid-19, không những chẳng
mang lại tác dụng gì cho bệnh nhân, mà còn khiến số ca tử vong cao hơn.
Chính quyền Mỹ đã tài trợ
cuộc nghiên cứu về hydroxychloroquine tại các bệnh viện dành cho cựu chiến
binh, theo đó phân tích hồ sơ bệnh án của 368 cựu chiến binh trên toàn nước Mỹ
đã thiệt mạng vì Covid-19 hoặc xuất viện vào ngày 11.4.
Báo cáo chưa được thẩm định
của hội đồng chuyên gia, nhưng cho đến nay đây là cuộc nghiên cứu có quy mô nhất về tác dụng của thuốc
chống sốt rét với bệnh nhân Covid-19.
Kết quả cho thấy tử suất ở
nhóm bệnh nhân được điều trị hydroxychloroquine là 28%, so với 22% ở nhóm tiếp nhận thuốc
kháng sinh azithromycin
kèm với thuốc sốt rét. Trong đó, phương pháp điều trị thứ hai được nhà khoa học Pháp Didier Raoult đánh giá cao.
Trong khi đó, tử suất ở nhóm được chăm sóc bình thường
là 11%.
Hydroxychloroquine, dùng
riêng hoặc cùng với azithromycin, thường được kê đơn cho người bệnh Covid-19 nặng,
nhưng các tác giả nghiên cứu phát hiện tử suất vẫn cao sau khi họ tiến hành một
số điều chỉnh để rút ra kết quả chính xác hơn.
Dù báo cáo có một số hạn
chế, phác đồ điều trị dù có hay không có hydroxychloroquine đều không tạo ra
khác biệt trong việc dùng máy thở ở bệnh nhân Covid-19.
Điều đó khiến các tác giả
báo cáo cho rằng tử suất tăng cao khi dùng thuốc sốt rét có thể là do những phản
ứng phụ của thuốc.
Báo cáo trước đó phát hiện
hydroxychloroquine
nguy hiểm cho nhóm bệnh nhân có các vấn đề về nhịp tim, và có thể gây ngất tạm
thời, co giật hoặc thậm chí khiến tim ngừng đập.
--------------------------------------------
James
Gallagher
Phóng viên Sức khỏe và Y tế
22 tháng 4 2020
Hơn 150.000 người đã chết vì Covid-19, nhưng tới
nay vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng minh giúp các bác sĩ điều trị được
căn bệnh này.
Chúng ta còn cách loại
thuốc cứu sống mạng người này bao xa?
Chúng ta đã làm gì để tìm
phương pháp điều trị?
Hơn 150 loại thuốc khác
nhau đang được nghiên cứu trên khắp thế giới. Hầu hết là các loại thuốc sẵn có
và đang được thử nghiệm xem chúng có chống lại virus hay không.
·
Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã đưa ra thử nghiệm lâm sàng mang tên "Đoàn kết" (Solidarity)
nhằm đánh giá các phương pháp điều trị hứa hẹn nhất
·
Vương quốc Anh cho biết
Thử nghiệm Phục hồi của họ có quy mô lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 bệnh nhân
đã tham gia
·
Và nhiều trung tâm nghiên
cứu trên khắp thế giới đang cố gắng sử dụng máu của những người khỏi bệnh để điều
trị
Những loại thuốc nào có thể hiệu
nghiệm?
Có ba cách tiếp cận rộng
đang được tìm hiểu:
·
Thuốc kháng virus gây ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển bên trong cơ thể người của virus
corona.
·
Thuốc có thể làm dịu hệ
thống miễn dịch - tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng khi hệ thống miễn dịch
phản ứng lại quá mức và bắt đầu gây tổn thương cho cơ thể.
·
Kháng thể, từ máu của những
người khỏi bệnh hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm, có thể tấn công virus.
Thuốc điều trị virus corona
nào có triển vọng nhất?
Bác sĩ Bruce Aylward, từ
Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết remdesivir là loại thuốc duy nhất cho thấy tính hiệu nghiệm, sau
khi ông đến thăm Trung Quốc.
Thuốc kháng virus vốn được
điều chế để điều trị Ebola, nhưng sử dụng cho các bệnh khác có vẻ hiệu quả hơn.
Thuốc đã được chứng minh
có tác dụng trong việc điều trị các loại virus corona gây chết người khác (hội
chứng hô hấp Trung Đông và hội chứng hô hấp cấp tính nặng) trong các nghiên cứu
trên động vật, mang lại hy vọng sẽ có tác dụng chống lại coronavirus Covid-19.
Thông tin rò rỉ về kết quả từ các thử nghiệm
do Đại học Chicago thực hiện cũng cho thấy loại thuốc này phát huy tác dụng.
Đây là một trong bốn loại thuốc nằm trong Thử
nghiệm Đoàn kết của WHO và nhà sản xuất thuốc của họ, Gilead, cũng đang tổ chức
thử nghiệm.
Những điều cần ghi
nhớ để tránh lây nhiễm
Thuốc
điều trị HIV có thể chữa virus corona không?
Đã có nhiều cuộc thảo luận, nhưng vẫn còn ít
bằng chứng cho thấy hai loại thuốc trị HIV - lopinavir và ritonavir - sẽ có hiệu quả trong việc
điều trị virus corona.
Có một số bằng chứng chỉ ra thuốc HIV có hiệu
nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhưng các nghiên cứu ở người lại không thành
công.
Điều trị kết hợp hai loại thuốc này đã không
thể cải thiện việc phục hồi, giảm tử vong hoặc giảm nồng độ virus ở những bệnh
nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi thử nghiệm được tiến hành với
những bệnh nhân cực kỳ nghiêm trọng (gần một phần tư đã chết), thì thuốc có lẽ
đã quá muộn để thuốc phát huy tác dụng.
Thuốc sốt
rét có thể ngăn chặn virus corona?
Thuốc sốt rét là một phần của cả hai thử nghiệm
Đoàn kết và Phục hồi.
Chloroquine,
và một loại thuốc có nguồn gốc liên quan, hydroxychloroquine, có thể mang đặc tính chống
virus và làm dịu miễn dịch.
Các loại thuốc đã được đưa vào danh sách liệu
pháp chữa trị virus corona tiềm năng, phần lớn từ tuyên bố của Tổng thống
Trump, nhưng vẫn còn nhiều bằng chứng về hiệu quả của chúng.
Hydroxychloroquine cũng được sử dụng như một
phương pháp điều trị viêm khớp dạng nhẹ vì nó có thể giúp điều chỉnh hệ thống
miễn dịch.
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy
nó có thể ức chế virus corona, và có một số bằng chứng truyền tai nhau từ các
bác sĩ nói rằng nó dường như giúp được bệnh nhân.
Tuy nhiên, WHO cho biết không có bằng chứng
rõ ràng về hiệu quả của loại thuốc này.
Còn thuốc
miễn dịch thì sao?
Nếu hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với
virus thì có thể gây viêm khắp cơ thể. Rất cần thiết tập hợp hệ thống miễn dịch
lại để chống nhiễm, nhưng nếu việc này diễn ra thái quá có thể gây ra tổn
thương ngoài dự liệu trên toàn cơ thể và gây tử vong.
Thử nghiệm Đoàn kết đang nghiên cứu interferon beta, được sử
dụng để điều trị bệnh đa xơ cứng và giảm viêm. Interferon là một nhóm các hóa
chất được cơ thể giải phóng khi bị virus tấn công.
Thử nghiệm phục hồi của Vương quốc Anh đang điều
nghiên cứu dexamethasone
- một loại steroid được sử dụng để giảm viêm.
Máu của
người khỏi bệnh có thể điều trị virus corona?
Những được chữa khỏi sau khi bị nhiễm
Covid-19 sẽ có kháng thể trong máu có thể tấn công virus.
Ý tưởng của việc này là lấy huyết tương (phần
chứa kháng thể) và đưa nó vào bệnh nhân bị bệnh như một liệu pháp.
Hoa Kỳ đã điều trị cho 500 bệnh nhân với
"huyết tương dưỡng chất" và các quốc gia khác cũng thực hiện điều
tương tự.
Bao lâu
nữa chúng ta có phương pháp chữa trị?
Vẫn còn quá sớm để biết khi nào chúng ta có một
loại thuốc điều trị được virus corona.
Tuy nhiên, chúng ta nên bắt đầu đón nhận các
kết quả thử nghiệm trong vài tháng tới. Điều này sớm hơn nhiều so với việc biết
được một loại vaccine (chống nhiễm bệnh chứ không phải điều trị) có hiệu quả
hay không.
Vì các bác sĩ đang thử nghiệm các loại thuốc
đã được phát triển và chứng minh đủ an toàn để sử dụng, trong khi các nhà
nghiên cứu vaccine chỉ mới bắt đầu.
Một số loại thuốc virus corona mới hoàn toàn,
cũng đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nhưng chưa sẵn sàng để thử
nghiệm trên người.
Vì sao
chúng ta cần điều trị?
Lý do rõ ràng nhất là việc điều trị sẽ giúp cứu
mạng sống, nhưng nó cũng có thể giúp một số biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ.
Về mặt điều trị hiệu quả, về bản chất, sẽ khiến
virus corona trở thành một bệnh nhẹ hơn.
Một khi điều này giúp những người bệnh nhân nằm
viện không phải dùng máy thở thì sẽ giảm tải cho các phòng chăm sóc đặc biệt.
Do đó, việc kiểm soát cuộc sống của mọi người có thể không cần phải nghiêm ngặt
như hiện tại.
Vậy hiện
tại các bác sĩ điều trị bệnh nhân thế nào?
Nếu bạn bị nhiễm virus corona, với hầu hết mọi
người bị bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi tại giường,
uống paracetamol và bổ sung thật nhiều chất lỏng.
Nhưng một số người cần điều trị tích cực hơn
tại bệnh viện, bao gồm chạy máy thở.
------------------------------------
.
Minh Anh - RFI
Đăng ngày: 26/03/2020 - 08:22
Dịch virus corona chủng mới tiếp tục lan rộng trên
khắp hành tinh cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và làm hàng trăm ngàn người nhiễm
bệnh. Hơn 1/3 dân số thế giới phải « tự giam lỏng » trong nhà để kềm
hãm đà lây lan dịch bệnh. Trong hành trình tìm kiếm một « thần dược »
để trị virus corona mới này, một loại thuốc đang làm dấy lên một cuộc
tranh cãi gay gắt : Sử dụng các loại thuốc có chứa Chloroquine.
Được chiết xuất từ vỏ cây Chinchona ofcinalis ở
Peru, chloroquine xuất hiện trên thị trường dược phẩm của Pháp từ năm 1949 dưới
tên gọi Nivaquine, sau này là Plaquenil do hãng dược Sanofi bào chế. Thế nhưng,
tranh luận bùng nổ khi giáo sư Didier Raoult, lãnh đạo Viện Nhiễm trùng học Địa
Trung Hải ở Marseille, dựa vào các nghiên cứu của Trung Quốc và một số thử nghiệm
lâm sàng tại viện của ông, khẳng định rằng chloroquine có thể chữa trị bệnh nhiễm
virus corona. Vị bác sĩ có uy tín tại Pháp cũng như trên thế giới còn đi xa hơn
khi đề xuất cho sử dụng đại trà trong việc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm
virus này.
Tuyên bố này của ông đã gây chia rẽ giới khoa học
phương Tây. Một số bệnh viện Pháp cho rằng sẽ sử dụng thuốc này nhưng số khác
thì tỏ ra dè dặt, vì nghiên cứu chỉ mới thực hiện trên một số ít nạn nhân (trên
thực tế là 24 người), do vậy khó đánh giá được hiệu quả thật sự của thuốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình cấp bách, Hội đồng
cấp cao y tế công cộng khuyến nghị chỉ nên dùng chloroquine đối với những ca
nghiêm trọng, trong khi chờ đợi kết quả thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng tại
châu Âu với sự tham gia của 8 nước. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo cẩn
trọng trước một « hy vọng giả tạo », trong khi tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hồ hởi, tuyên
bố có thể cho sử dụng chloroquine để trị virus corona, bất chấp thái độ dè dặt
của giới chức y tế Mỹ.
Vì sao chloroquine lại làm dấy lên nhiều tranh luận
như vậy ? Vậy chloroquine là thuốc gì ? Tác dụng thật sự của thuốc ra
sao trong việc điều trị virus corona mới ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi
với bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi đồng 1, thành
phố Hồ Chí Minh.
*****
RFI :
Kính chào bác sĩ Trương Hữu Khanh. Trước hết, bác sĩ có thể cho biết tác dụng
thật sự của chloroquine là gì ?
BS.
Trương Hữu Khanh: « Thật ra thuốc chloroquine này là một loại
thuốc kinh điển, trong ngành y khoa đã dùng từ lâu. Đó là một loại thuốc để điều
trị bệnh sốt rét, vốn là một loại ký sinh trùng có thể lây trung gian từ muỗi
qua người. Bên cạnh đó, chloroquine còn được dùng để trị một số bệnh lý mãn
tính về khớp, miễn dịch như là virus. Đó không phải là một thuốc gì lạ trong
ngành y khoa cả. »
RFI :
Có ý kiến cho rằng chloroquine có thể dùng để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm
Covid-19. Thực hư thế nào ?
BS.
Trương Hữu Khanh: « Chloroquine từng được sử dụng trong điều
trị nhiễm virus hồi đợt dịch SARS năm 2003. Nhưng rất tiếc là sau đó SARS tự
tiêu đi. Khi đó, người ta đã dùng chloroquine, bỏ vào trong tế bào thì thấy là ức
chế được con virus nhóm SARS. Sau đó thì người ta cũng dùng chloroquine này thử
nghiệm trên loài linh trưởng thì cũng cho thấy có tác dụng.
Tuy nhiên, đối với khoa học, việc muốn chứng minh có
tác dụng trên người đòi hỏi một thời gian. Với tình trạng bệnh nhiều như hiện
nay, thì các nhà y khoa phải lục lại tất cả các thuốc trong quá khứ, hoặc là
các thử nghiệm một số bệnh khác để ứng dụng cho SARS-Cov-2, gọi là Covid-19, điều
đó là không quá ngạc nhiên. Đó chính là vai trò của người làm công tác điều trị,
các nhà khoa học bắt buộc phải làm như vậy.
Thế nhưng, để đánh giá mức độ có tác dụng thật sự
hay không đòi hỏi phải có thời gian. Đôi khi, vào cuối sau trận dịch, người ta
ngồi tổng kết lại với nhau thì mới biết được ‘‘ ah, cái này có tác dụng thật sự’’
hay là không có tác dụng. Nếu chỉ có một vài ca nghiên cứu chưa có kết luận một
cách chắc chắn. Điều này cũng tương tự như các loại thuốc khác, cho nên việc áp dụng điều trị chỉ
nên sử dụng ở trong bệnh viện và do các nhà nghiên cứu thực hiện, không nên sử
dụng ở bên ngoài. »
RFI :
Như vậy theo như bác sĩ nói, người dân không nên tự ý đi mua hay trữ thuốc
chloroquine ở nhà nếu cảm thấy có những triệu chứng bị nhiễm Covid-19 ?
BS.
Trương Hữu Khanh: « Đúng
vậy. Chúng ta biết là một loại thuốc, nhất là chloroquine này, liều điều trị và
liều độc tính gây tử vong rất là gần nhau, đòi hỏi phải chính xác và đúng nữa.
Nếu chúng ta tự mua thuốc để dành rồi tự uống thì rất nguy hiểm.
Có hai điểm chúng ta phải chú ý. Thứ nhất là
nếu chúng ta bị sốt, rồi uống vô mà chúng ta không chắc hẳn là bị SARS-Cov 2
này, nếu chúng ta uống vô mà không cẩn thận liều, thứ nhất là không có tác dụng
và thứ hai là nguy hiểm.
Điểm
thứ hai là có nhiều người uống để ngừa, không có virus tấn
công, thì mình cũng không biết được là ngừa đến chừng nào. Bởi vì mình có thể bị
virus tấn công bất cứ lúc nào vì nếu mình không có một phương pháp sinh hoạt để
ngừa virus. Bởi vì nếu mình uống thuốc ngừa thì phải uống hoài. Mà uống hoài
như vậy sẽ ảnh hưởng đến gan thận. Đến một lúc nào đó uống sai, thì có khả năng
sẽ bị ngộ độc.
Thứ
ba nữa là nếu mình để thuốc này trong nhà, mình giữ, có khả
năng những người nào đó trong cùng gia đình bị bệnh lú lẫn chẳng hạn, họ uống
sai mà nhất là trẻ con thì khả năng tử vong rất là cao. Do vậy, nếu có nghe nói
chloroquine có khả năng điều trị Covid-19, thì đương nhiên điều này có lẽ là
đáng mừng nhưng tất cả những điều đó nên dành cho người điều trị làm, bác sĩ trực
tiếp điều trị ca bệnh làm. Bởi
vì nên biết là đa số những người bị bệnh Covid-19 là tự khỏi, cho nên để
kết luận xem là chloroquine có tác dụng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định ».
RFI :
Phải chăng Việt Nam cấm bán chloroquine ? Vì sao ?
BS.
Trương Hữu Khanh: « Thật ra chloroquine lúc trước đưa vô
không được bán nhiều cho một ai đó, bởi vì đây là loại thuốc họ dùng để tự tử. Hiện nay do
những lời đồn như thế thì có một số người săn thuốc đó để ở nhà ».
RFI :
Trong tình hình khủng hoảng dịch bệnh hiện nay, bác sĩ có thể cho biết trên thế
giới hiện nay có bao nhiêu phác đồ điều trị Covid-19 ?
BS.
Trương Hữu Khanh: « Thật
ra khi gặp một ca viêm phổi siêu vi, chúng ta phải hiểu là đa số các siêu vi
chúng ta không có thuốc điều trị đặc hiệu, cho nên phác đồ điều trị chuẩn của
viêm phổi siêu vi chung cũng như là cho Covid-19 không hề khác nhau. Nghĩa là
chúng ta sẽ điều trị triệu chứng. Nếu mà có suy hô hấp, chúng ta sẽ can thiệp
suy hô hấp đó cho tới mức độ cao nhất là thở máy. Và nếu có những rối loạn về chức năng
của các cơ quan khác thì điều trị chỉnh các chức năng đó lại và chờ cho cơ thể
tự hồi phục và đẩy con virus ra khỏi cơ thể.
Còn lại có những phác đồ điều trị mà chúng ta có thể
thấy sử dụng thuốc chloroquine hay là những thuốc mới như Remdesivir… Những
kháng sinh đó thật sự ra chỉ là trong vòng nghiên cứu thôi và khác biệt của
kháng sinh có mục tiêu là để điều trị bội nhiễm. Chúng ta biết là khi nó bội
nhiễm, vi khuẩn và nhất là vi khuẩn trong bệnh viện có thể gây tử vong rất là
cao do tính kháng thuốc cao. Thật ra không có một phác đồ điều trị nào khác được
với nhiễm khuẩn siêu vi, bởi
vì hiện nay, thuốc điều trị đặc hiệu của Covid-19, điều trị đúng vào con virus
đó hiện nay vẫn còn nghiên cứu. »
RFI
Tiếng Việt xin cảm ơn bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh viện Nhi đồng 1, tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
No comments:
Post a Comment