Trần Mai Trung
22/04/2020
Ngày 30-4-1975, các xe tăng T-54 sản xuất
tại Nizhny Tagil ở Liên Xô được các binh sĩ Bắc Việt lái, tấn công
vào Dinh Độc Lập, văn phòng của Tổng thống VNCH, chấm dứt một cuộc
chiến 20 năm. Tại sao người Việt Nam
phía Bắc và người Việt Nam phía Nam lại đánh nhau 20 năm?
Trong thập niên 1950, có hai cuộc chiến
tranh lớn ở Triều Tiên và Đông Dương. Tháng 1-1954, các cường quốc Mỹ,
Nga, Anh, Pháp đồng ý sẽ tổ chức hội nghị tại Genève, Thụy Sĩ để
giúp đem lại hòa bình cho Triều Tiên và Đông Dương. Ngày 26-4 hội nghị
Genève bắt đầu, trong vấn đề Đông Dương có sự tham dự của các nước
Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tàu, Việt Nam cộng sản, Việt Nam quốc gia, Lào,
Cam Bốt.
Mười ngày đầu, hội nghị bàn về Triều
Tiên nhưng không đi tới đâu. Ngày 8-5-1954, hội nghị chuyển sang bàn về
Đông Dương. Sau vài buổi họp, Pháp
và VN cộng sản đồng ý chia đôi Việt Nam hai năm. Pháp muốn chia ở
vĩ tuyến 18, VN cộng sản muốn chia ở vĩ tuyến 13, VN quốc gia xem
trọng sự thống nhất của đất nước nên phản đối việc chia đôi. Sau đó,
nhích lại gần hơn, Pháp muốn chia ở vĩ tuyến 17 và VN cộng sản muốn
chia ở vĩ tuyến 16.
Ngày
cuối của hội nghị, Trung Quốc áp lực VN cộng sản chấp nhận phân chia
ở vĩ tuyến 17, Trưởng phái đoàn VN cộng sản Phạm Văn Đồng đã đồng
ý. Pháp
cũng áp lực VN quốc gia chấp nhận chia đôi Việt Nam nhưng Trưởng phái đoàn VN quốc gia Trần Văn
Đỗ không đồng ý và tuyên bố phản đối việc chia cắt đất nước.
Một số người nói, bên VN
quốc gia bị lệ thuộc nước Pháp, nhưng ở đây ta thấy người VN quốc gia
không làm theo ý muốn của người Pháp và đặt sự thống nhất đất nước
lên trên hết. Bên VN cộng sản nói là độc lập, nhưng lại là một thành
phần của Quốc tế cộng sản, làm theo ý muốn của đàn anh Trung Quốc.
Giữa lời nói và việc làm có sự khác nhau.
Phái
đoàn VN quốc gia từ chối ký Hiệp định vì có điều khoản chia đôi
Việt Nam, hội nghị Genève cho ra Bản tuyên bố cuối cùng, không có chữ ký
của các bên tham dự. Đây
là sự thông đồng của Thực dân và Cộng sản, người Pháp muốn giữ các
quyền lợi ở Miền Nam, cộng sản muốn làm chủ Miền Bắc, và dân
tộc Việt Nam là nạn nhân của nó.
Việc chia đôi Việt Nam không chỉ là dòng
sông Bến Hải, nó đã chia đôi dân tộc Việt Nam.
Mới ngày hôm qua, từ Lạng Sơn đến Cà
Mau là đồng bào với nhau. Vài năm sau, người Hà Nội gọi người Sài
Gòn là “ngụy”, người Sài Gòn gọi người Hà Nội là cộng sản. Vài
năm sau, người Việt Nam hai bên xem nhau như kẻ thù, hàng triệu người
Miền Bắc vượt hàng ngàn cây số, mang theo súng đạn vào đánh Miền
Nam, hàng triệu người Miền Nam ra sức chống lại. Cùng là người Việt
Nam mà bây giờ bắn giết nhau, bằng vũ khí sản xuất tại Liên Xô, Trung
Quốc, Hoa Kỳ.
Hội nghị Genève không giúp đem lại hòa
bình cho Đông Dương, nó chấm dứt một cuộc chiến và bắt đầu một cuộc
chiến khác tàn khốc hơn, 3 triệu 300 ngàn người sẽ chết trong cuộc
chiến mới. Nó chỉ giúp nước Pháp rút ra khỏi cuộc chiến, Trung Quốc
vẫn chở thêm súng đạn sang Việt Nam, Hoa Kỳ và Liên Xô nhảy vào cuộc
chiến, đất nước Việt Nam bị tàn phá nhiều hơn.
Bản tuyên bố cuối cùng ở hội nghị Genève
nói là, sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tự do vào tháng 7-1956 để thống
nhất Việt Nam. Giữa năm 1955, đảng CSVN chuẩn bị tổ chức một cuộc
bầu cử theo kiểu cộng sản, bảo đảm là đảng CS sẽ thắng. Tổng thống
Ngô Đình Diệm ở Miền Nam tuyên bố không thể bảo đảm cuộc bầu cử ở
Miền Bắc là tự do nên từ chối tiến hành bầu cử để thống nhất.
Ông
Diệm cáo buộc Miền Bắc không có bầu cử tự do có đúng không?
Nhìn
lại các cuộc bầu cử tại Miền Bắc từ 1954 đến 1975, và tại Việt Nam
từ đó đến nay, đảng CS đã tổ chức mấy lần bầu cử tự do? Câu trả lời là không có lần nào.
Đảng CS chỉ tổ chức các cuộc bầu cử theo kiểu cộng sản, đảng cử
dân bầu, hầu hết những người được phép ra ứng cử là đảng viên CS.
Công dân Việt Nam không là đảng viên CS, theo Hiến pháp thì có quyền
ứng cử, lại bị các tổ chức ngoại vi của đảng như Mặt trận Tổ quốc
(MTTQ) gây khó khăn và không cho phép ứng cử. Mặc dù có hai chữ Tổ
quốc nhưng nó không đại diện cho Tổ quốc, nó cũng không do nhân dân cử
ra, đảng CS chỉ định đảng viên nào làm Chủ tịch MTTQ, đảng viên nào
vào Ban chấp hành của nó, MTTQ nằm dưới sự lãnh đạo của đảng CS.
Miền
Nam cáo buộc Miền Bắc không có bầu cử tự do là một cáo buộc chính
xác và nghiêm chỉnh. Chính việc đảng CS chỉ muốn tổ
chức một cuộc bầu cử theo kiểu cộng sản, với các thủ thuật để
phần thắng chắc chắn thuộc về phe mình, các nước dân chủ gọi đó là
bầu cử gian lận, không phải là bầu cử tự do, nó là lý do làm cho
cuộc bầu cử để thống nhất đất nước không thể diễn ra.
Ủy ban Kiểm soát Quốc tế thì cho rằng,
cả hai miền Bắc và Nam không hội đủ điều kiện tổ chức một cuộc bầu
cử tự do, người dân Việt Nam không có tự do bầu cử và ứng cử theo ý
mình mà không sợ bị ngược đãi.
Không áp lực được Miền Nam tiến hành
bầu cử, đảng CS quay sang ngoại bang xin giúp đỡ. Tháng 2-1956, Tổng
bí thư ĐCSVN Trường Chinh đi sang Liên Xô, Chinh đề nghị Thứ trưởng Ngoại
giao Vasili Kuznetsov tổ chức cuộc họp với các nước ở hội nghị Genève để
thúc đẩy việc bầu cử. Kuznetsov trả lời là các cường quốc muốn giữ yên hiện
trạng, Việt Nam phải chấp nhận không có bầu cử.
Anh cả Liên Xô không giúp thì Chinh đi sang anh hai Trung Quốc xin
giúp đỡ. TQ giúp vũ khí để CSVN gây chiến tranh cấp đại đội làm khó
khăn cho chính quyền Miền Nam và Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc không muốn
Việt Nam thống nhất. Chính sách của Trung Quốc là đẩy Hoa Kỳ ra xa
biên giới TQ và duy trì hai nước Việt Nam.
Tháng 1-1957, Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc
công nhận Miền Bắc và Miền Nam VN như hai quốc gia riêng biệt, nhưng không đạt
được. Mặc dù bị chia đôi, chương trình giáo dục tại Miền Bắc và
Miền Nam đều dạy học sinh rằng nước Việt Nam là một, từ Lạng Sơn
đến Cà Mau, và sẽ được thống nhất một ngày trong tương lai. Chỉ khác nhau là đảng CS ở Miền Bắc muốn thống nhất bằng
mọi cách, kể cả chiến tranh, còn người dân và chính quyền quốc gia
ở Miền Nam thì muốn thống nhất trong hòa bình và tự do.
Tháng
12-1958, các binh sĩ Bắc Việt tiến vào chiếm
đóng một phần nước Lào để mở đường vào Miền Nam, vi phạm các cam
kết tại hội nghị Genève là tôn trọng sự độc lập của mỗi nước ở
Đông Dương. Tháng 1-1959, đảng CS ra nghị quyết 15, đấu
tranh cách mạng bằng bạo lực tại Miền Nam. Vài tháng sau, chính quyền Miền Nam
đáp lại với Luật 10/59, đàn áp những người theo cộng sản. Tháng 5-1959, Bắc Việt thành
lập Đoàn 559 để làm con đường đi từ Miền Bắc qua Lào và Cam Bốt vào
đến Miền Nam, 2 triệu thanh niên Miền Bắc sẽ đi qua con đường này vào
đánh Miền Nam. Tháng 9-1960, đảng CS công khai tiến hành đấu tranh vũ
trang ở Miền Nam, tức là chiến tranh.
Mới ra khỏi 70 năm bị người Pháp đô hộ,
Miền Bắc và Miền Nam không tự lực được về kinh tế. Miền Bắc nhờ
Trung Quốc, Liên Xô giúp đỡ, Miền Nam nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ. Về vũ khí,
Miền Bắc không sản xuất được súng AK-47, xe tăng T-54, nó được sản
xuất ở nước ngoài rồi đem vào. Miền Nam không sản xuất được súng M-16,
máy bay trực thăng, nó được sản xuất ở nước ngoài rồi đem vào. Trong
hoàn cảnh đó, người Việt Nam nên ưu tiên phát triển các lãnh vực kinh
tế, giáo dục, kỹ thuật, văn hóa.
Tại
Miền Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm lấy lại chủ
quyền từ người Pháp, hạn chế sự can thiệp của Hoa Kỳ vào nội bộ
Việt Nam. Chính quyền quốc gia thành lập quân đội để bảo vệ tự do
của Miền Nam. Xây dựng một nền giáo dục nhân bản và khai phóng,
người thanh niên được khuyến khích có suy nghĩ độc lập. Xây dựng một
nền kinh tế hướng đến tự lực tự cường để thoát khỏi sự lệ thuộc
vào ngoại bang, lập ra các nhà máy Thực phẩm, Dệt vải, Xi măng, Sắt
thép.
Tại
Miền Bắc, đảng CS ưu tiên cho ý thức hệ cộng
sản, dành nhiều tài lực cho chính trị và an ninh thay vì phát triển
kinh tế, các văn nghệ sĩ có suy nghĩ khác cộng sản thì bị đàn áp,
như vụ Nhân văn Giai phẩm. Nhân dân Miền Bắc còn nghèo, lương thực không
đủ ăn, mỗi năm chỉ có vài mét vải để may một bộ quần áo. Đảng CS
không lo nâng cao mức sống của nhân dân, còn bắt nhân dân Miền Bắc phải
hy sinh thêm nữa để đánh Miền Nam.
Hai triệu thanh niên phía Bắc không
có cơ hội góp sức xây dựng Miền Bắc, họ phải cầm súng đi vào chiến
tranh do đảng CS khởi xướng. Ở phía Nam,
hàng triệu thanh niên Miền Nam đã vào quân đội để chiến đấu bảo vệ
tự do, làm chậm sự phát triển về kinh tế. Cũng chính sự gia tăng
tấn công của Miền Bắc vào Miền Nam đã kéo theo sự can thiệp của các
nước khác vào cuộc chiến Việt Nam, gây nhiều đổ vỡ về vật chất lẫn
tinh thần.
Nếu người lãnh đạo đất nước biết xem
trọng hạnh phúc của nhân dân, hai miền Bắc-Nam có thể tranh đua nhau
về văn hóa, khoa học, kinh tế, đến ngày đất nước thống nhất trong
hòa bình và tự do. Cuộc chiến 20 năm 1954-1975 đã làm 1 triệu thanh
niên Miền Bắc phải chết ở Miền Nam, Cam Bốt, Lào, 300 ngàn thanh niên
Miền Nam đã chết trên chiến trường, 2 triệu thường dân bị thiệt mạng. Bên cạnh đó, hàng triệu quân và dân bị
thương tật, tàn phế vì chiến tranh, mấy triệu trẻ em trở thành
mồ côi cha mẹ.
Đảng
cộng sản Việt Nam có tội với dân tộc Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam
có tội rất lớn với nhân dân Việt Nam.
----------------------------------------------------
.
Biên
dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
23/04/2020
Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại
học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với
Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm
giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt
được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là
tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu
xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng
nhắm vào thủ đô.
Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào
tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt
Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những
hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford,
người Mỹ đã không hành động gì.
Trong nỗ lực tái cấu trúc lực lượng của mình để
phòng thủ tốt hơn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho lực lượng ở Tây
Nguyên rút về các vị trí có thể phòng thủ tốt hơn ở phía nam. Những gì bắt đầu
như một cuộc rút quân trong trật tự đã sớm trở thành một cơn hoảng loạn lan rộng
khắp lực lượng vũ trang Nam Việt Nam. Lính Việt Nam Cộng hòa đã tháo chạy, gần
như không hề đáp trả tại Pleiku và Kontum ở Tây Nguyên, và Bắc Việt nhanh chóng
tấn công từ phía tây và phía bắc. Liên tiếp các tỉnh Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng ở
phía bắc rơi vào tay lực lượng cộng sản. Bắc Việt tiếp tục tấn công về phía nam
dọc theo bờ biển, dễ dàng đánh bại lực lượng Việt Nam Cộng hòa trong mỗi lần chạm
trán.
Khi lực lượng Bắc Việt đến sát Sài Gòn, Bộ Chính trị
tại Hà Nội đã ra lệnh cho Tướng Văn Tiến Dũng phát động Chiến dịch Hồ Chí Minh,
đợt tấn công cuối cùng vào Sài Gòn. Ông Dũng đã ra lệnh cho lực lượng của mình
chuẩn bị vào vị trí cho trận chiến cuối cùng.
Sư
đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu dũng cảm tại Xuân Lộc, cách Sài Gòn 40 dặm
về phía đông bắc, nơi lực lượng miền Nam đã tiêu diệt ba sư đoàn của ông Dũng. Tuy nhiên, lính Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng phải chịu thua trước lực
lượng áp đảo của Bắc Việt. Trước việc Xuân Lộc sụp đổ ngày 21/04 và tuyên bố của
Ford tại Tulane, rõ ràng là Bắc Việt sẽ chiến thắng. Nguyễn Văn Thiệu từ chức
và chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương trước khi chạy khỏi
Sài Gòn vào ngày 25/04.
Đến ngày 27/04, Bắc Việt đã bao vây hoàn toàn Sài
Gòn và bắt đầu điều động cho cuộc tấn công cuối cùng của họ. Đến sáng ngày
30/04, tất cả đã kết thúc. Khi xe tăng Bắc Việt đâm sập cổng Dinh Tổng thống ở
Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đầu hàng và chiến tranh Việt Nam
chính thức kết thúc.
No comments:
Post a Comment