Năm 2019, Việt Nam dự
toán thu thuế Bảo vệ môi trường là 69.758 tỷ đồng, tuy nhiên chi Bảo vệ môi trường
chỉ có 2.290 tỷ đồng. Tức là dôi ra hơn 3 tỷ USD (67 nghìn tỷ đồng) thu vào
ngân sách mà không được sử dụng đúng mục đích. Nói thẳng là 3 tỷ USD này dùng để
bù lỗ cho các tập đoàn nhà nước và cân đối thu chi!
Đáng nói hơn, dự toán thu
từ thuế bảo vệ môi trường tăng liên tục trong 3 năm gần đây. Từ 45 nghìn tỷ năm
2017, đến 47 nghìn tỷ năm 2018. Trong khi đó chi bảo vệ môi trường trong 2 năm
này không tăng bao nhiêu. Chỉ tính riêng 3 năm gần nhất, thì đã có khoảng 7 tỷ
USD được thu từ tiền thuế nhân dân trên danh nghĩa “bảo vệ môi trường” nhưng được
sử dụng cho mục đích khác. Nói thuế phí của Việt Nam không hề rẻ là chính vì lí
do đó!
Ngày cuối năm 2019, Việt
Nam “hân hoan” tuyên bố thu ngân sách vượt dự toán hơn 128.000 tỷ đồng. Nhưng
thực tế khu vực tăng mạnh nhất là thu từ dầu thô vượt 26,2% dự toán. Tức là vẫn
nhờ lực đẩy của khai thác tài nguyên và khoáng sản. Mà tài nguyên khoáng sản quốc
gia thì có hạn! Trữ lượng than khai thác được đã cạn kiệt, phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Việc Việt Nam dựa ngày càng nhiều vào nguồn thu từ khai thác dầu thô còn
mang nhiều nguy cơ chính trị, đặc biệt là khi Trung Quốc đã liên tục tăng cường
sức ép trên Biển Đông những năm gần đây.
Thu thuế từ dân nhưng sử
dụng không đúng mục đích, cân đối thu chi bằng việc khai thác tài nguyên quốc
gia là hai trong số nhiều đặc điểm của việc phát triển không bền vững. Bài học
nhãn tiền là Venezuela với trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới nhưng vẫn trở
thành nước đói nghèo, từ nước giàu nhất Châu Mỹ La-tinh với GDP cao hơn Tây Ban
Nha những năm 1970, Venezuela bắt đầu đi vào vòng xoáy khủng hoảng khi trao quyền
khai thác dầu thô cho các tập đoàn nhà nước.
Người dân có thể chưa chết
vì con Virus có nguồn gốc từ “anh bạn vàng”, nhưng đang chết vì dịch, chết vì
thiếu sự hỗ trợ, chết vì ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn! Số tiền mà
các tập đoàn nhà nước phung phí của nhân dân chỉ trong những năm gần đây đã lên
đến hàng chục tỷ USD!
Thái Lan, Malaysia đã giảm
tiền điện cho dân, Indonesia miễn giảm tiền điện cho 31 triệu hộ nghèo, tất cả
các nước này đều có những gói hỗ trợ tài chính. Khi các chính sách hỗ trợ còn rất
hạn chế và chủ yếu nằm trên giấy, chính phủ Việt Nam đang đòi hỏi nhân dân phải
ở nhà, đồng nghĩa với việc ngưng kế sinh nhai! Mà không phải chỉ khống chế được
dịch, mở cửa lại là đủ vì kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục suy trầm, người
nghèo Việt Nam biết trông đợi vào đâu?
Những gì của dân hãy trả
lại cho dân, chỉ có tiếp tục cải tổ cơ chế mới có thể giảm được lượng tài sản
quốc gia đang bị phung phí cho các nhóm lợi ích, chỉ có cải tổ mới có thể đưa nền
kinh tế tư nhân cất cánh, tận dụng được cơ hội bằng vàng khi các nước phát triển
dời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc!
Không làm được điều đó,
thì cũng xin đừng tự hào ngạo nghễ, xin đừng duy ý chí với những tuyên bố lấy
được, cũng đừng nói lên 2 chữ “vì dân”.
Nguồn số liệu: Cổng thông
tin Điện tử nhà nước
Ảnh: USAnews
Phải đi qua BOT mới thấy
nó dã man ntn nữa. 2 ae mình đi về quê, cả đi cả về hết khoảng hơn 300 tiền
xăng cho quãng đường 250km cả 2 chiều nhưng mất gần 200 tiền vé đi cao tốc, khoảng
70km/chiều( NB-LC)
.
Từ thực trạng sử dụng thuế
Bảo vệ môi trường, thuế bảo trì đường bộ hàng năm, thuế chồng thuế đối với các
nhóm hàng thuộc diện tiêu thụ đặc biệt như Ô tô có thể thấy người dân đang thực
sự bị bần cùng hoá. Người dân đang đóng thuế cao nhưng những gì được hưởng
không tương xứng với những gì đã đóng góp. Câu hỏi nhức nhối vẫn là. Làm sao để
Nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, đầu tư Công trong xây dựng cơ
bản. Hiệu quả trong khoản mục Chi thường xuyên, chi cho các Chương trình mục
tiêu Quốc gia... và đặc biệt vai trò của Nhà nước khi điều hành các Tập đoàn, tổng
công ty Nhà nước vẫn giữ độc quyền trên thị trường một số ngành như Điện, Nước,
Than Khoáng sản...Mặc dù đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ nhưng
cũng để thất thoát hàng ngàn tỷ cho các dự án ngoài ngành, hay chuyển giá để
thua lỗ triền miên nhằm trục lợi.
No comments:
Post a Comment