Friday, 24 April 2020

BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG : NGOÀI CÔNG HÀM 1958, TRUNG QUỐC CÒN CÓ SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ & CHỨNG CỨ KHÁC - PHẦN 1 (Trần Đình Dũng)



NỘI DUNG :


.
=======================================

 .

Biển Đông đang dậy sóng chủ quyền. Chưa bao giờ chúng ta “nhìn rõ” chủ quyền biển đảo bị mất như lúc này, cũng chưa bao giờ cơ hội tranh đấu bằng lý lẽ đòi biển đảo lớn như lúc này.

Trung Quốc ngang ngược thì ai cũng biết. Nhưng nhiều thông tin từ những nơi đáng ngờ trong nước làm cho nhiều người ít quan tâm về biển đảo khó biết rõ vị trí pháp lý quốc tế của Hoàng Sa, Trường Sa trên mặt trận công pháp quốc tế.

Trên tinh thần diễn đạt đơn giản dễ hiểu các điều luật về biển, chúng tôi viết loạt bài này nhằm xin trình bày ngắn gọn một số điểm cơ bản trong vị thế pháp lý của biển đảo Việt Nam. Chúng tôi không trình bày khoa học pháp lý mà trình bày diễn giải để dành cho người ít có điều kiện đọc, họ nhanh chóng hiểu rõ. Chúng tôi rất thành tâm mong được các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho.

                                                     ***
Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14.9.1958 mấy hôm nay trở thành cùm từ “hot” trên mạng, bởi Nhà nước Cộng hòa dân chủ Trung Hoa (TQ) lấy làm căn cứ khi họ trình Công hàm CML 42/2020 lên Liên Hợp Quốc để khẳng định chủ quyền biển đảo của họ.

Người Việt chúng ta hầu hết đều biết sự ngang ngược của TQ đối với Biển Đông. Họ gom hết cả khu vực rộng lớn gồm Hải phận quốc tế, Thềm lục địa của Việt Nam và nhiều nước trong Asean để tuyên bố đó là ao nhà của họ (vùng nội thủy).

Căn cứ mà TQ đưa ra để tranh giành biển đảo với Việt Nam chúng ta, không chỉ có Công hàm 1958 của Cố Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng. Họ còn đưa ra tài liệu Sách giáo khoa địa lý lớp 9 của Việt Nam phát hành năm 1974 và các chứng cứ khác.

Sách giáo khoa địa lý lớp 9 của Việt Nam phát hành năm 1974, trong phần bài viết giới thiệu địa lý Cộng hòa dân chủ Trung Hoa, mục “Vị trí địa lý, biển và bờ biển”, đã viết: “Vòng cung đảo từ các đảo Nam sa, Tây sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn… làm thành một bức ‘trường thành’ bảo vệ lục địa Trung quốc”.

Đọc đoạn văn trên, rõ ràng ai cũng nhận ra nhà nước VN đã có ý chí ở mức độ “khoa giáo” cho học sinh các thể hệ rằng Hoàng Sa và Trường Sa (Nam Sa và Tây Sa theo cách gọi của TQ), là đảo của TQ.

Đây là chứng cứ nguy hại cho VN. Nó mang sự thừa nhận trên bình diện khoa giáo giảng dạy trong nhà trường. Một chứng cứ có giá trị không nhỏ khi kèm với Công hàm 1958.

Ngoài ra còn có bản đồ do Cục đo đạc bản đồ của Phủ Thủ tướng năm 1972 chú thích hai quần đảo là Nam Sa và Tây Sa (thay vì chú thích Hoàng Sa và Trường Sa), Tuyên bố ngoại giao của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm ngày 15.6.1956.

TQ không dại gì mà không đưa ra các chứng cứ này kèm theo Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để làm bằng chứng giành chủ quyền biển đảo. Phải nói rằng, họ vớ được chứng cứ là “sự ngây ngô” của nhà nước Việt Nam như vớ được vàng.

Chúng ta đặt ra như thế là không nhằm nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ. Mà chỉ nhằm xác định rõ “địa vị công pháp” của VN trong việc xác định chứng lý về chủ quyền biển đảo.

Chúng ta đặt ngược lại nếu chúng ta có được bất kỳ một tài liệu của TQ nêu rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, rõ ràng chúng ta sẽ “chụp ngay” lấy nó làm bằng chứng vững chắc khẳng định chủ quyền.

Tuy vậy, nếu thực tâm đấu tranh đòi chủ quyền biển đảo thì Chính phủ VN cũng có thể tiến hành những tiến trình pháp lý nhằm loại bỏ các chứng cứ này.

Nhưng cho đến nay, chưa có bước pháp lý để loại bỏ, tức không khác gì chúng ta đang thừa nhận nó.

Saigon 24.4.2020

XEM CHỨNG CỨ Ở CUỐI TRANG



------------------------------------------------
..

25/04/2020

Tiếp theo Phần 1

Sau khi chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2, các nước liên quan đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mở Hội nghị Hòa bình từ ngày 4.9.1951 đến ngày 8.9.1951, với sự tham dự của 51 quốc gia. Hội nghị tổ chức tại thành phố San Francisco của Mỹ và ký Hiệp ước San Francisco.

Quang cảnh Hội nghị Hòa bình San Francisco 1951. Ảnh: internet

Vì sau chiến tranh nảy sinh chủ quyền Biển Đông do Nhật Bản chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền trước đó nên nhiều nước muốn có hiệp ước phân định lại rõ ràng sau khi giải giáp quân đội Nhật Bản và Hiệp ước San Francisco ra đời.

Tại Hội nghị Hòa bình San Francisco, Nhật Bản từ bỏ những tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng đại diện Nhật Bản lúc bấy giờ không tuyên bố bàn giao lại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho bất cứ nước nào.

Do đại diện Nhật Bản không tuyên bố bàn giao vì vậy nó nằm dưới sự giám hộ tập thể của 48 bên khác trong Hiệp ước, trong đó có Việt Nam, để phân định chủ quyền dựa vào các yếu tố khác.

Nước Việt Nam năm 1951 có hoàn cảnh lịch sự đặc biệt, sơ lược như sau đây.

Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị giao ấn kiếm cho ông Trần Huy Liệu, mặt trận Việt Minh thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, vào năm 1945.

Năm 1948 Pháp sau khi quay lại Việt Nam đã ký kết với Cựu hoàng Bảo Đại và thành lập Nhà nước với tên gọi Quốc gia Việt Nam đặt Thủ đô tại Sài Gòn, do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng. Tuy vậy, Quốc gia Việt Nam cho đến khi chấm dứt tồn tại vào năm 1955 vẫn chưa có Quốc hội và Hiến pháp. Năm 1951 Thủ tướng Quốc gia Việt Nam là ông Trần Văn Hữu kiêm cả chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Sau đó như chúng ta đã biết, Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất nước, phía Bắc thuộc Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phía Nam thuộc Quốc gia Việt Nam đến 1955 chuyển sang Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975 toàn Việt Nam thuộc về Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Không rõ lúc bấy giờ ra sao nhưng đại diện cho nước Việt Nam đến dự Hội nghị Hòa bình San Francisco 1951 và ký hiệp ước là Cụ Trần Văn Hữu với tư cách Thủ tướng Quốc gia Việt Nam.

Sau khi Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tới phần phát biểu của đại diện Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu lập tức tuyên bố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại hội nghị, Tuyên bố của đại diện Việt Nam không có quốc gia nào trong số 51 quốc gia phản đối, ngoại trừ Phillipines cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Nước Trung Quốc vào thời điểm năm 1951 tồn tại quan hệ ngoại giao quốc tế gồm hai nhà nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc. Cho đến năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Hội nghị Hòa bình San Francisco cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Nhưng khi Hiệp ước San Francisco phát hành cũng không bị đại diện nào của Trung Hoa Tuyên bố phản đối đối với Tuyên bố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau Hiệp ước San Francisco 1951, cục diện chính trị nhiều quốc gia thay đổi, nhưng hiệp ước vẫn đang hiệu lực. Các quốc gia kế thừa thể chế cũ phải kế thừa quyền lợi nghĩa vụ quốc tế mà thể chế cũ thực hiện tại các hiệp ước đa phương quốc tế.

Hiệp ước San Francisco 1951 là một hiệp ước lớn, ảnh hưởng liên quan đến cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên các tuyên bố ở Hiệp ước này là một trong những bằng chứng cứ chủ quyền có giá trị. Nếu như hiện nay Việt Nam tiến hành khởi kiện quốc tế chủ quyền biển đảo với TQ thì đây là một trong các căn cứ mà các luật sư, luật gia cần phải đưa vào.

                                                         ***
Điều II, Chương II của Hiệp ước San Francisco 1951: “Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Triều Tiên (khoản a), Đài Loan và Bành Hồ của Trung Quốc (khoản b), quần đảo Kouriles, một phần đảo Sakhalin và các đảo kế cận của Liên Xô (khoản c), các đảo ở Thái Bình Dương dưới quyền uỷ trị của Nhật Bản (khoản d), bất kỳ bộ phận nào của vùng Nam Cực xuất phát từ bất cứ hoạt động nào của Nhật Bản (khoản e), quần đảo Spratly và quần đảo Paracel (khoản F).

(Ghi chú: quần đảo Spratly là Trường Sa và quần đảo Paracel là Hoàng Sa).

                                                     ***
Biển Đông đang dậy sóng chủ quyền. Chưa bao giờ chúng ta “nhìn rõ” chủ quyền biển đảo bị mất như lúc này, cũng chưa bao giờ cơ hội tranh đấu bằng lý lẽ đòi biển đảo lớn như lúc này. Trung Quốc ngang ngược thì ai cũng biết. Nhưng nhiều thông tin từ những nơi đáng ngờ trong nước làm cho nhiều người ít quan tâm về biển đảo khó biết rõ vị trí pháp lý quốc tế của Hoàng Sa, Trường Sa trên mặt trận công pháp quốc tế. Trên tinh thần diễn đạt đơn giản dễ hiểu các điều luật về biển, chúng tôi viết loạt bài này nhằm xin trình bày ngắn gọn một số điểm cơ bản trong vị thế pháp lý của biển đảo Việt Nam. Chúng tôi không trình bày khoa học pháp lý mà trình bày diễn giải để dành cho người ít có điều kiện đọc, họ nhanh chóng hiểu rõ. Chúng tôi rất thành tâm mong được các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho.






No comments:

Post a Comment

View My Stats