NỘI
DUNG :
.
.
.
.
.
===============================
MỜI
THEO DÕI :
====================================================
Chính phủ tự mang đá ghè chân, ôm rơm rặm bụng, chỉ
vì nghe tư vấn linh tinh của mấy nhóm lợi ích, hành xử vội vã. Chỉ trong một
đêm, bỗng nhiên chặn xuất khẩu, như hạ máy chém xuống cả ngành lúa gạo. Ngay
sau đó biết là sai rồi, lần hồi sửa sai, nhưng vẫn muốn giữ thể diện, nên phải
như thể ngập ngừng dò đá qua sông. Chân bước trong nước lạnh, mà trong lòng xót
xa biết là doanh nghiệp đang chảy máu từng ngày. Giá như ngay từ đầu không bước
sang sông, giờ đỡ mất công rón rén quay lại có phải là hay không.
Nhân đây, tôi cũng muốn khẳng định ý tưởng
chặn xuất khẩu gạo để kho dự trữ mua được đủ gạo với giá rẻ – là một ý tưởng tồi.
Nó phản ánh cách nhìn cục bộ, tiểu thương, khôn lỏi. Vì tiền mua này quả là từ
ngân sách nhà nước, nhưng tiền đó đi ra để về tay doanh nghiệp, và tay người
nông dân, người sản xuất lúa gạo. Đây là một khoản chi tiêu không gì minh bạch
và có hiệu ứng tích cực hơn. Kinh tế vĩ mô gọi là tạo ra số nhân chi tiêu. Dân
mình được hưởng, nông dân mình được hưởng. Và tiền ấy là của dân thành thị, dân
toàn quốc, nộp thuế tạo ra, sau đó được chuyển lại cho người dân miền Tây. Túi
này sang túi kia, tay này sang tay kia, người trong một nước, còn gì tốt hơn.
So với việc dùng tiền ODA trả cho tư vấn Nhật, tư vấn
Tàu, tư vấn Mỹ, EU… đều hữu ích tốt đẹp hơn nhiều. Còn so với chi tiêu cho máy
bay, tàu bò, tàu điện trên cao, tàu ngầm dưới đất, vật vã hơn chục năm nay, thì
đại đa số tiền của quốc gia chảy ra cho các nhà thầu nước ngoài, hoặc vào túi
các nhóm lợi ích liên quan ở trong nước. Tiền ấy cũng tạo ra số nhân chi tiêu,
nhưng là số nhân cho nền kinh tế khác, không phải nền kinh tế mình.
Hội nhập nhiều rồi, mở cửa lâu rồi, khu vực tư nhân
lớn mạnh rồi, ngành lúa gạo của ta vững chắc rồi, dân trí cao rồi, đất nước có
tiếng nói trên trường quốc tế rồi, thì làm chính sách cũng phải đúng tầm, không
là lại thành ra lực cản cho sự phát triển.
Công văn hỏa tốc của VPCP. Ảnh: internet
*
6
giờ ·
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho
xuất khẩu gạo!
======================================
.
Ngày
10/4/2020, Bộ Tài chính ra Công văn 4355/BTC-QLG với mục đích “rõ như ban
ngày”:
“Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước – DTNN) đã đấu
thầu và số lượng trúng thầu là 170.000 tấn gạo/190.000 tấn gạo kế hoạch năm
2020. Nhưng đến nay có rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã được phê duyệt và thông
báo kết quả trúng thầu, nhưng đã có văn bản từ chối hoặc không đến ký hợp (HĐ)
theo quy định với số lượng gạo là 160.300 tấn.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ
cho phép thực hiện xuất khẩu gạo (XKG) với những DN đã trúng thầu với những Cục
DTNN khu vực và phải ký HĐ, giao gạo xong cho các Cục DTNN khu vực và cũng chỉ
được thực hiện XKG sau ngày 15/6/2020”.
Thông báo 4355 đã “gài hai chốt an toàn”:
Chốt thứ nhất: “với những DN đã ký HĐ và giao gạo
xong cho các Cục DTNN khu vực”.
Chốt thứ hai: “cũng chỉ được thực hiện XKG sau ngày
15/6/2020” (không phải sau ngày giao gạo xong cho Cục DTNN khu vực).
Bộ Tài chính
“giả bộ căn dặn kỹ” Thủ tướng Chính phủ như vậy, nhưng không chỉ thị cấp thuộc
quyền là Tổng cục Hải quan – nơi kiểm soát “hai chốt an toàn” đó!
Hậu quả đã bôi nhọ “bản chất nhà nước pháp quyền”:
Có 4 doanh nghiệp đã “xù” HĐ cung cấp gạo dự trữ quốc gia và hiên ngang XKG “giữa
ban đêm” (từ 0g – 3g ngày Chủ nhật 12/4/2020).
Nếu Tổng Cục Hải quan kiểm soát “chốt thứ hai”:
“cũng chỉ được thực hiện XKG sau ngày 15/6/2020”, thì đêm 12/4 sẽ không có DN
“xù” hoặc “không xù” cung ứng gạo DTNN được thông quan XKG!
Văn bản “rõ như ban ngày” được “thực hiện
giữa ban đêm”, bóng tối sẽ đồng lõa tội lỗi!
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) quy định, từ 1/7/2020
(ngày có hiệu lực), người nào (hoặc người đại diện hợp pháp DN) chưa hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh.
Thế mà, những DN “không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp
gạo DTNN”, lại được “đặc quyền XKG”, trong khi quota rất hạn hẹp: 400.000 tấn
cho tháng 4/2020?
Nếu
Thủ tướng không kỷ luật “cấp tham mưu” là Bộ Tài chính và “cấp thực hiện” là Tổng
cục Hải quan trong vụ “rõ như ban ngày, làm lúc nửa đêm”, thì Chính phủ kiến tạo
sẽ bị mang tiếng không quản lý nổi hạt gạo!
P/S: Vinafood 1 trúng thầu 4.500 tấn, chưa ký hợp đồng, nhưng lại được đăng
ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn.
Công ty TNHH Phát Tài không giao 17.940 tấn gạo dự
trữ, nhưng cũng đăng ký 5 tờ khai XKG hơn 13.000 tấn.
Công ty CP Vĩnh Tường và Công ty CP XNK Thuận Ninh
cũng nằm trong danh sách trúng thầu nhưng chưa ký hợp đồng với Cục DTNN khu vực,
cũng đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS Võ Tòng Xuân cho biết
điều ông lo ngại kịch bản xin – cho quota xuất khẩu gạo như trước đây đã lại xảy
khi hải quan âm thầm mở tờ khai lúc nửa đêm khiến nhiều doanh nghiệp không kịp
trở tay, tạo thêm khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.
Ông
Xuân nói: “Theo tôi,
việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam là một vấn đề lớn cần được Chính phủ
thiết kế rõ ràng như cách điều hành của Thái Lan. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải
tìm khách hàng mua gạo, chịu giá rõ ràng, mới mua gạo và được phòng kiểm phẩm của
Bộ Thương mại kiểm tra đóng dấu xác nhận đúng chất lượng mới được cho xuất khẩu.
Không có vấn đề gạo dỏm, gạo giả nào được xuất khẩu chui qua khâu kiểm tra này.
Chính phủ nên nhúng tay để thiết lập hệ thống điều hành lưu thông gạo và các
nông sản uy tín quan trọng của nước ta càng sớm càng tốt”.
Cầu mong Chính phủ kiến tạo quản lý được hột gạo cho
nông dân nhờ! A Di Đà Phật!
Công văn của Bộ Tài chính ngày 10/4/2020. Ảnh:
internet
----------------------------------------------------
.
17/04/2020
Xuất cảng gạo không còn là chuyện riêng của doanh
nghiệp! Sở Công Thương của thành phố Cần Thơ vừa đề nghị Bộ Công Thương và Bộ
Tài chính xem xét và giải phóng khoảng 75.000 tấn gạo của các doanh nghiệp ở Cần
Thơ đang kẹt tại các cảng.
Cơ quan này ước tính, lệnh cấm xuất cảng gạo, sau đó
đổi bằng lệnh hạn chế xuất cảng gạo đã gây ra tình huống vừa kể và vì thế, tùy
lượng gạo bị kẹt, những doanh nghiệp ở Cần Thơ có gạo xuất cảng bị mắc kẹt, thiệt
hại từ 260 triệu đến 350 triệu đồng/ngày. Đó là chưa kể vì thế, những doanh
nghiệp này sẽ vi phạm hợp đồng đã ký với Indonesia, Philippines, Malaysia, Mỹ,
Nga, Khối các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ghana,… phải bồi thường hợp
đồng, uy tín bị tổn hại (1)…
***
Trong bối cảnh COVID-19 đã trở thành đại dịch đe dọa
toàn cầu, đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của Việt Nam – lao đao do hạn hán,
nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào ruộng vườn, ngày 25 tháng 3 Thủ tướng Việt
Nam ra lệnh ngưng xuất cảng gạo để “bảo đảm an ninh lương thực”. Lệnh vừa kể
khiến nhiều giới, từ chuyên gia nhiều lĩnh vực (kinh tế, nông nghiệp,…), doanh
giới đến nông dân chưng hửng vì năm nào Việt Nam cũng thừa chừng ba triệu tấn gạo
(2).
Khi chỉ còn chừng hai tháng nữa là đến kỳ thu hoạch
vụ Hè – Thu, chắc chắn lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo sẽ làm lúa gạo ứ đọng nhiều
hơn, mất giá trầm trọng hơn, nông dân thêm khốn cùng. Tạm ngưng xuất cảng gạo
chính là phương thức tệ nhất, tước bỏ cơ hội hưởng lợi từ thị trường gạo thế giới
của nông dân – giới quanh năm một nắng, hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng
cho Trời nhưng luôn luôn là nạn nhận của tình trạng càng được mùa, càng lỗ do
lúa gạo ứ đọng, mất giá.
Theo một số người am tường nông thôn – nông dân –
nông nghiệp và hoạt động của thị trường gạo cả trong lẫn ngoài Việt Nam, lệnh tạm
ngưng xuất cảng gạo ra đời chỉ vì một vài tổng công ty lương thực của nhà nước
đã trót cam kết bán gạo cho ngoại nhân với giá quá rẻ. Khi nhu cầu trên thị trường
thế giới tăng lên, giá lúa gạo trong nước tăng theo, những tổng công ty lương
thực này đối diện với khả năng phá sản vì phải bồi thường hợp đồng, còn ráng thực
hiện hợp đồng thì sẽ lỗ hàng ngàn tỉ (3).
Nói cách khác, lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo hoàn
toàn không nhằm “bảo đảm an ninh lương thực”, có những dấu chỉ khá rõ ràng cho
thấy, lệnh chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của một số cá nhân, một số nhóm, xưa nay vẫn
cưỡi trên lưng nông thôn – nông dân – nông nghiệp để làm giàu và vì sự nghiệp
kinh doanh phát triển nhờ… mua rẻ, bán rẻ nên đâm ra chủ quan, tiếp tục phóng
bút ký với thiên hạ những hợp đồng bán gạo với giá như giá bán cám mà sa lầy!
Những cá nhân, những nhóm này chỉ không dè phản ứng
của các chuyên gia, doanh giới (bao gồm cả giới chuyên xuất cảng gạo), nông
dân, công chúng, kể cả chính quyền các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long,…
quá mạnh. Thậm chí có nơi, có người còn lột trần rồi bày ra cho thiên hạ xem những
yếu tố lắt léo liên quan đến “cuộc vận động” cho “lệnh tạm ngưng xuất cảng gạo”.
Cuối cùng, ngày 10 tháng 4, Thủ tướng miễn cưỡng thoái bộ, cho xuất cảng
400.000 tấn gạo trong tháng tư (4).
***
Tuy lệnh cấm xuất cảng gạo đã được thay thế bằng lệnh
hạn chế xuất cảng gạo, ấn định lượng gạo xuất cảng của tháng này không được quá
400.000 tấn nhưng vấn nạn ứ đọng gạo còn trầm trọng hơn. Chuyện Tổng cục Hải
quan tiếp nhận tờ khai vào lúc rạng sáng 12 tháng 4 và đến bình minh của… chủ
nhật cùng ngày đã cấp giấy phép xuất cảng cho 400.000 tấn gạo theo lệnh mới của
Thủ tướng khiến thiên hạ thêm một lần chưng hửng (5). Rõ ràng hệ thống công quyền
đã bị lũng đoạn đến gốc.
Nhiều người bảo rằng, lệnh cấm xuất cảng gạo trước
đây, cũng như sự kiện Tổng cục Hải quan vừa tổ chức tiếp nhận tờ khai xuất cảng
gạo vào rạng sáng một ngày… Chủ Nhật là điển hình của lối tư duy hạ cấp, hành xử
lưu manh, bất chấp lợi ích quốc gia và cơ hội tồn tại, tương lai của cả nông
dân lẫn doanh giới.
Tại sao đã đoạn tuyệt với kinh tế kế hoạch mà vẫn cấm
xuất cảng gạo chỉ vì Tổng cục Dự trữ Quốc gia chưa hoàn thành nhiệm vụ nên muốn
được tạo điều kiện để mua đủ lượng gạo dự trữ với giá rẻ (6)?
Tại sao nông dân – giới luôn phải gánh chịu đủ thứ
thiệt thòi – tiếp tục bị tước bỏ cơ hội có thể thu nhận các khoản lợi chính
đáng nhiều hơn và tiếp tục phải gánh chịu thiệt thòi? Tại sao vị trí của nông
dân luôn ở dưới đáy của các kế hoạch liên quan tới “quốc kế, dân sinh”? Tại sao
phát triển kinh tế thị trường mà lãnh đạo nhiều tỉnh và doanh giới vẫn phải xin
giao hạn ngạch xuất cảng gạo cho chính quyền các địa phương tự phân bổ (7)?
Chẳng lẽ đó là điểm ưu việt của “định hướng xã hội
chủ nghĩa”? Tha thiết với điểm ưu việt này là vì muốn duy trì ưu thế cho các
thành phần lợi ích cục bộ, hay do nước chưa đủ tàn, dân chưa đủ mạt?
-----------------------
Chú
thích
============================
.
Tôi nói này Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam:
Các ông bà.... vô đạo lắm!
Hàng trăm ngàn tấn gạo đắp chiếu sẵn sàng tại Cảng
không thể xuất khẩu hiện nay là minh chứng rõ nhất cho sự vô đạo của Hiệp Hội
Lương Thực VN( VFA). Họ là những doanh nghiệp có gạo thật sự chờ xuất đi. Họ
không phải là lũ người lập tờ trình để bán Quota và họ bị treo lên bởi họ là
doanh nghiệp con ghẻ?
Điều 2 trong phần tôn chỉ, mục đích của Hiệp Hội
Lương Thực VN là "nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của hội viên, phối hợp và hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp
phần phát triển bền vững ngành lương thực và kinh tế - xã hội của Đất Nước."
Vậy mà thương nhân có hàng thật sự bị găm hàng tại Cảng
mỗi ngày chịu đủ loại phí đến mức xót lòng. Kols và các công ty truyền thông
liên tục dùng hình ảnh đau xót của họ để gây áp lực nhằm xuất gạo, giờ gạo được
xuất rồi họ được gì? Họ không đăng kí khai Hải Quan được, họ phải mua Quota lại
hay phải bán lỗ gạo? Họ bất lực trước cường quyền, trước sự bỉ ổi của cơ chế yếu
kém. Chính cái cơ chế yếu kém đó đã buộc thương nhân hoặc thành kẻ ác hoặc thất
bại tán gia bại sản.
Trong cơn khốn cùng đó của họ các vị ở đâu? Đáng ra
các vị phải có cách giúp họ, phải lên tiếng bảo vệ họ, phải kêu gọi các thương
nhân trong hội san sẻ với nhau. Nhưng rồi con ruột được 102 tờ khai nhờ"
chuyên nghiệp" còn họ chỉ có nước khóc ròng? Tàn ác quá mức không? Thử hỏi
tại sao kinh tế VN nhiều mảng đen tối như vậy, nhìn lại những màn đấu đá thiếu
minh bạch sẽ rõ.
Các thương nhân chân chính! Các vị phải tự cứu thân
hoặc chịu bị đè ép mãi là tuỳ các vị. Các vị có quyền liên kết với nhau gửi đơn
thư kiến nghị yêu cầu Hiệp Hội giúp đỡ, yêu cầu Chính Phủ xem xét cho các vị được
khai Hải quan xuất hàng cứu lỗ.
Chiếu theo luật, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo phải
có gạo mới cho xuất. Các doanh nghiệp Con ruột trong kho đủ số nếp hay chưa? Nếu
đủ rồi thì đâu có chuyện kiến nghị xin xuất khẩu để dân bán được nếp. Một mũi
tên bay trước dùng sức dân ép Chính phủ, sau dùng việc không xuất khẩu được ép
ngược giá lúa dân. Dư luận càng hoang man càng dễ ép giá, dân đủ loại nợ càng dễ
bán nhanh. ( cái này mình viết nhiều rồi)
Hiệp Hội Lương Thực VN được quyền phân bố chỉ tiêu
xuất khẩu giữa các doanh nghiệp được sự giám sát của Bộ Công Thương. Đây là cơ
chế cấp Quota cũ, VN mất bao lâu để phá bỏ được thế độc quyền này nhưng dưới
tay của Bộ Công Thương tại sao lại mang nó trở lại? Quyền lực của VFA lớn như
thế tại sao không lên tiếng bảo vệ hội viên, không ra tay giúp Nông dân. Các
ông bà chỉ vo ve trên báo chí vài tiếng chứ có hành động hành chính nào bảo vệ
Hội viên không?
Ngược lại Cty của ông Phó Chủ Tịch Hiệp Hội - Đỗ Hà
Nam còn đăng kí được 102 tờ khai. Không biết ông Nam có san sẻ miễn phí cho Hội
viên bị găm hàng được mớ tờ khai nào không??? Đồng thời, Chủ tịch + 3 phó chủ tịch
(chưa kể các cty con của ban lãnh đạo hiệp hội) đã đăng ký xuất 177.268 tấn, gần
nửa số gạo dc xuất rồi còn gì? Trong đó, Kigimex là con đẻ của vinafood 2.
=============================================
.
Năm 2020, ĐBSCL gặp hạn mặn, khoảng 0.7% diện tích
lúa bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân các địa phương
cho xuống giống sớm nên đã hạn chế được tác động của hạn mặn, lại trúng mùa nên
sản lượng cơ bản là tương đương cùng kỳ 2019.
Đùng một cái, các ý kiến đề xuất ngưng xuất gạo, lý
do là hạn mặn bất thường, TQ tăng thu mua (đại đa số là nếp, tấm nếp), và vậy
là để bảo đảm an ninh lương thực…
Lệnh cấm ban hành đã lập tức khiến giá lúa đổi chiều.
Cầu bị cắt, cung tràn đầy thì giá lúa gạo giảm là một nhẽ tự nhiên. Giá lúa thu
mua thấp hơn giá thị trường, nông dân thiếu động lực xuống giống vụ tới, chuỗi
cung ứng đứt gẫy, lúa gạo đầy bến sông, kho bãi, bến cảng…
Người ta vẫn kêu gào cấm xuất khẩu vì an ninh lương
thực. Rồi lộ ra đó chỉ như cái cớ. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thuận lợi hơn
trong thu gom lúa gạo, sau đó thay vì thực hiện hợp đồng giao gạo vào kho thóc
quốc gia, đã âm thầm đăng ký xuất khẩu, khi Thái Lan đang lời to nhờ giá gạo thế
giới lên cao chót vót.
Đau bồi thêm đau. Sau khi Thủ tướng cho xuất khẩu,
các DN tự thân ăn nằm ở cảng để chờ đăng ký xuất, thì Tổng Cục Hải quan “mở cửa”
lúc nửa đêm, sau 03 giờ đã đủ hạn mức 400.000 tấn được xuất. Giờ thì Thủ tướng
đã yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo, dư luận hoài nghi về nhóm lợi ích, bàn tay đen
can thiệp phần mềm.
Chỉ tội hạt gạo một nắng hai sương giờ lăn lóc ở bờ
sông, bến cảng, doanh nghiệp tự thân khóc ròng về phí kho bãi, trông coi, phạt
hợp đồng… DN không có tiền, tiền đâu mua lúa gạo cho dân?
May thay, Tân Cảng Sài Gòn – Bộ Tư lệnh Hải quân đã
vừa thông báo miễn phí lưu bãi, phí đổi tàu đối với container gạo (xem ảnh đính
kèm). Cho thấy họ hiểu nỗi đau của người nông dân, người buôn gạo và chuỗi cung
ứng tan hoang vì lệnh cấm, vì dấu hiệu bất minh trái khoáy ở các khâu lưu trữ,
xuất nhập khẩu…
Ảnh: internet
***
Câu chuyện an ninh lương thực vẫn còn rất dài. Nhưng
trước khi tính tới sinh kế của hàng chục triệu con người, sự thịnh suy của một
vùng châu thổ, hay quốc gia dân tộc, trước hết phải vạch mặt và phải tiêu diệt
những thứ bất minh đang đục khoét kho thóc quốc gia, liếm mồ hôi trên lưng người
nông dân đang ngơ ngác trước những chiêu trò dân túy dơ bẩn.
-------------------------------
TRẬN "ĐÁNH ÚP" LÚC NỬA ĐÊM
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10216410417837584&id=1370063187
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10216410417837584&id=1370063187
.
Chuyên gia nghiên
cứu mọt gạo Na Sơn nói gì?
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10157214453051589&id=691896588
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10157214453051589&id=691896588
No comments:
Post a Comment