NỘI DUNG :
Thanh
Niên Online
.
ZING
.
============================
Thanh Niên Online
17:42 - 19/03/2020
Một quan chức WHO chỉ trích việc dùng từ ngữ nhằm
vào một nhóm người cụ thể khi nhắc virus Corona chủng
mới, sau khi Tổng thống Trump liên tục dùng cụm từ "virus Trung Quốc".
Tổng thống Trump liên tục gọi virus Corona là
"virus Trung Quốc" bất chấp phản đối từ Bắc Kinh. Reuters
Nên cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ vì điều này có thể khiến nhiều
người liên tưởng đến một nhóm các cá nhân cụ thể khi nhắc đến virus Corona”, báo South China Morning Post hôm 19.3 dẫn lời ông Mike
Ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO.
“Tôi chắc rằng bất kỳ ai cũng cảm thấy bất bình khi thấy tên của một loại
virus bị gán ghép vào một dân tộc nào đó”, ông Ryan
nói thêm.
Quan chức này không nhắc đến trường hợp nào cụ thể,
cũng như không nêu tên người không ngừng nhắc đến cụm từ “virus Trung Quốc” khi
nói đến dịch COVID-19 là
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Trump gọi virus Corona là “virus Trung Quốc” và cương quyết sử dụng tên này. “Chẳng hề có chuyện phân biệt chủng tộc gì ở
đây. Virus này đến từ Trung Quốc, vậy thôi", chủ nhân Nhà Trắng nhấn mạnh
trong một buổi họp báo hôm 19.3 khi một số nhà báo chất vấn cách dùng từ như vậy
có thể tiếp sức cho những cuộc tấn công bài ngoại nhằm vào người Mỹ gốc Á.
Định hướng của WHO là không sử dụng địa danh để đặt
tên cho các loại bệnh. Bộ trưởng Y tế và dịch vụ con người của Mỹ Alex Azar hồi
tháng 2 cũng cam kết không dùng từ "virus Corona Trung Quốc" vì
"dân tộc không phải là nguyên nhân gây ra virus Corona".
Ông Trump trước đây chỉ nói về "virus
Corona" hoặc "virus", nhưng đã thay đổi cách gọi tên sau khi một
nhà ngoại giao Trung Quốc viện dẫn một thuyết âm mưu để cho rằng lính Mỹ đã mang virus Corona đến Trung Quốc khi tham
gia đại hội thể
thao quân đội ở Vũ Hán vào tháng 10.2019.
“Quân đội của chúng ta không mang virus đến cho ai cả”, Tổng thống Trump khẳng định.
Còn tại Hồng Kông, tiến sĩ Yuen Kwok-yung, cố vấn của
chính quyền bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, đã tuyên bố rút lại bài báo đăng trên tờ Ming
Pao với nội dung ông đồng tình chuyện gọi virus Corona là “virus Vũ Hán”.
Đồng thời, trong bài viết, ông cũng "bênh Mỹ"
khi khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy dịch bệnh đến từ Mỹ.
-----------------------------------------
ZING
18:00 19/03/2020
Số
ca nhiễm mới châu Âu và Mỹ liên tiếp tăng mạnh, trong khi châu Á, vốn đang kiểm
soát khá tốt dịch bệnh, đứng trước nguy cơ đón nhiều ca nhiễm "nhập khẩu"
từ nước ngoài.
Hàng triệu người trên thế giới phải ở nhà, dự trữ vật
dụng cần thiết và cảnh giác khi đến gần bạn bè và hàng xóm vì sợ lây virus
corona.
Các khu nghỉ mát ở Las Vegas đóng cửa và những nhà
hàng còn mở cửa chỉ bán phần ăn mang về. Trường học ngưng hoạt động, các buổi
hòa nhạc, các sự kiện thể thao và thậm chí các bữa tiệc mừng ngày Thánh Patrick
quy mô nhỏ cũng bị hủy bỏ.
Đây là cảnh các quốc gia Đông Bắc Á phải chịu nhiều
tháng qua. Tuy nhiên, khi tâm dịch dường như đang dịch chuyển sang phương Tây,
người dân của nhiều quốc gia khác cũng đang gặp tình huống tương tự.
Phương Tây thành mặt trận chống dịch mới
Số ca nhiễm bên ngoài Trung
Quốc - nơi virus được phát hiện đầu tiên - đã vượt qua số ca nhiễm tại
chính Trung Quốc. Tây Ban Nha chính thức có số ca nhiễm nhiều thứ tư trên thế
giới, vượt qua Hàn Quốc.
Số ca nhiễm tại Trung Quốc hiện chiếm chỉ hơn 1/3
trong số 219.141 ca nhiễm trên toàn thế giới, tính đến ngày 19/3.
Hàng chục quốc gia khác, chủ yếu ở châu Âu, đã phát
hiện hơn 1000 ca nhiễm. Mặt trận chống dịch trên thế giới lúc này rõ ràng đã
chuyển sang phương Tây.
Tại Mỹ, giới chức y tế khuyến nghị
không tụ tập từ 50 người trở lên và một chuyên gia chính phủ cho biết có thể cần
phải đóng cửa quốc gia trong 14 ngày.
Thủ
tướng Australia và Singapore tuyên bố hai bên sẽ hội đàm qua cuộc gọi video sau khi Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long hủy chuyến thăm Australia trong tuần này.
Nhiều bang ở Australia hôm 16/3 đã tuyên bố tình trạng
khẩn cấp và đặt ra cho những người không tuân thủ lệnh tự cách ly. Bang đông
dân nhất Australia, New South Wales, đã ngưng tổ chức các phiên xét xử mới vì
Covid-19.
Ireland đã yêu cầu tất cả quán rượu và quán bar phải đóng cửa trong hai tuần - kể
cả vào ngày Thánh Patrick 17/3 - và kêu gọi mọi người không tổ chức các bữa tiệc
tại nhà.
Tây
Ban Nha cũng ra lệnh đóng cửa và tuyên bố tình trạng khẩn cấp
trong hai tuần. Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết nước này đã ghi nhận 638 trường hợp
tử vong tính đến ngày 19/3. Số ca nhiễm virus cũng tăng lên thành 14,769 ca.
Thủ
tướng Hà Lan Mark Rutte đã nói với công dân nước này
trên truyền hình rằng phần lớn dân số có khả năng nhiễm virus. Cho đến nay, Hà
Lan có 2.051 ca nhiễm Covid-19 và 58 trường hợp tử vong. Chính phủ đã ra lệnh
các trường học, nhà hàng và quán bar đóng cửa cho đến ngày 6/4 đồng thời cấm tụ
tập hơn 100 người.
Canada,
Thụy Sĩ và Nga cũng đưa ra hạn chế đối với việc di chuyển qua biên
giới.
“Hiện tại, chúng ta chỉ có rất ít thời gian để làm
chậm sự lây lan của virus”, ông Ulrike Demmer, phát ngôn viên của chính phủ Đức,
quốc gia trước đó khăng khăng rằng việc kiểm soát biên giới sẽ không hiệu quả,
nói. Đức đã đặt ra các hạn chế di chuyển ở biên giới chung với Pháp,
Áo, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Luxembourg sau khi số ca nhiễm ở đây tăng hơn 1.000 chỉ
trong 24 giờ.
Với việc thiếu hụt máy thở số lượng lớn, chính phủ
Anh đã yêu cầu các nhà sản xuất, bao gồm cả nhà sản xuất ô tô Ford và
Rolls-Royce, chuyển đổi một số dây chuyền lắp ráp của họ để chế tạo thiết bị
này.
Tại
Pháp, các quan chức đã đưa ra các hạn chế trên toàn quốc.
Người dân chỉ có thể rời khỏi nhà để mua thức ăn, đi làm và đến một số nơi nhất
định
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết chính phủ đưa
ra hạn chế này vì người dân không tuân thủ các hướng dẫn trước đó và “chúng tôi
đang ở trong một cuộc chiến”.
Chủ
tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng ngăn khách du
lịch vào khối trong vòng 30 ngày.
“Càng ít di chuyển thì chúng ta càng kiểm soát được
virus”, bà nói.
Tại
Thụy Sĩ, thành phố Geneva đã cấm tụ tập trên 5 người, chỉ trừ
các cuộc họp kinh doanh tuân thủ quy tắc y tế cộng đồng.
Chính phủ Thụy Sĩ cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp
và yêu cầu các cửa hàng, nhà hàng, quán bar và các cơ sở khác đóng cửavcho đến
ngày 19/4.
Tuy nhiên, vẫn còn một số quốc gia không muốn áp dụng
các biện pháp nghiêm ngặt để chống dịch.
Các quán bar và nhà hàng ở Anh vẫn mở cửa và Anh
không cấm việc tổ chức các sự kiện lớn. Sau những ngày né tránh, chính phủ nước
này đã ra lệnh đóng cửa trường học và các viện dưỡng lão.
Châu Á không được chủ quan
Châu Á đã sớm có những biện pháp triệt để như phong
tỏa cả một thành phố và xét nghiệm trên diện rộng để ngăn dịch lây lan. Cho đến
nay, những biện pháp mạnh này đã phát huy tác dụng. Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc
đã dưới 100 ca trong 4 ngày liên tiếp. Ở Trung Quốc, 70.420 bệnh nhân đã
khỏi bệnh và Trung Quốc cũng ra lệnh đóng cửa toàn bộ bệnh viện dã chiến ở Vũ
Hán.
Tuy nhiên, nhiều người ở châu Á kêu gọi chính phủ cảnh
giác với tình hình vừa được kiểm soát.
“Nếu chúng ta nới lỏng kiểm dịch, các cụm nhiễm
virus nhỏ bùng phát trở lại chỉ là vấn đề thời gian”, Dong-a Ilbo viết
trong một bài xã luận.
Bắc
Kinh bắt đầu đông đúc trở lại. Tuy nhiên, các tòa nhà
văn phòng vẫn thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt nghiêm ngặt và nhà hàng vẫn chỉ
phục vụ các món mang đi. Trường học vẫn chưa được mở cửa trở lại.
Trong bối cảnh thế giới dần đóng cửa những nơi công
cộng, các thành phố châu Á lại phải lo lắng về những ca nhiễm mới từ nước ngoài
về sau khi đã kiểm soát được tình hình trong nước.
Từ ngày 16/3, khách du lịch đi từ nước ngoài đến Bắc
Kinh sẽ bị cách ly trong 14 ngày tại các cơ sở được chỉ định và họ phải tự trả
chi phí. Trước đây, những người không có triệu chứng bệnh có thể tự cách ly tại
nhà.
Tại
Hàn Quốc, nhiều người lo lắng ca nhiễm mới sẽ gia tăng từ những
người ở nước ngoài về và sau khi những cuộc tụ họp đông người như lễ ở nhà thờ
được tiếp tục. Người dân cũng kêu gọi hoãn ngày bắt đầu năm học mới sang 23/3
sau hai lần trì hoãn.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Se-kyun nói rằng việc ca
nhiễm mới tại đây giảm là một “tín hiệu đáng mừng”. Tuy nhiên, ông Chung kêu gọi
cả nước thận trọng trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng ở Mỹ và châu Âu.
“Hàn Quốc không bao giờ được lơ là cảnh giác”, ông
Chung nói.
Tại
Hong Kong, Singapore và Đài
Loan, số ca nhiễm mới đã bất ngờ tăng nhanh vào ngày
18/3.
Singapore đã ghi nhận 47 ca nhiễm mới vào ngày 18/3, nâng tổng số ca nhiễm tại đây
lên 313. Đáng chú ý, 33 ca nhiễm mới là ở những người đi từ nước ngoài đến
Singapore.
Tại Đài Loan hôm 18/3, 23 ca nhiễm mới đã được
xác nhận, trong đó 21 ca nhiễm có nguồn gốc nước ngoài.
Hong
Kong cũng công bố 14 ca nhiễm mới vào ngày 18/3, con số
cao nhất từ trước tới nay ở đặc khu này. 13 người trong số 14 người vừa dương
tính ở Hong Kong cũng đi từ nước ngoài.
Với những con số đáng báo động này, các quan chức phải
áp đặt những biện pháp mạnh để ngăn mầm bệnh từ nước ngoài. Từ ngày 19/3, bất cứ
ai đến Hong Kong sẽ buộc phải cách ly 14 ngày. Quy định này sẽ được áp dụng
trong 3 tháng và bất cứ ai vi phạm sẽ bị phạt 25.000 HKD (4.600 USD) cùng với
việc ngồi tù 6 tháng.
*
Bài liên quan
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang phải nhanh chóng áp đặt
các biện pháp mạnh sau khi xem nhẹ những tác động của virus corona.
--------------------------------
Dân Trí
Thứ Năm 19/03/2020 - 16:40
.
ZING
17:24 19/03/2020
.
Thụy My - RFI
18/03/2020 - 20:34
.
Dân Trí
Thứ Năm 19/03/2020 - 17:43
.
Dân Trí
Thứ Năm 19/03/2020 - 10:14
.
Vietnamnet
19/03/2020 10:57 GMT+7
.
ZING
14:43 19/03/2020
.
Thanh Niên
13:41 - 19/03/2020
No comments:
Post a Comment