Danh
ca Thái Thanh từ trần
Danh ca Thái Thanh đã từ trần vào lúc 11:50 AM, ngày thứ ba 17.3.2020 tạI Orange county, bang California.
Bản tin của VnExpress: https://vnexpress.net/…/danh-ca-thai-thanh-qua-doi-4070193.…
Danh ca Thái Thanh đã từ trần vào lúc 11:50 AM, ngày thứ ba 17.3.2020 tạI Orange county, bang California.
Bản tin của VnExpress: https://vnexpress.net/…/danh-ca-thai-thanh-qua-doi-4070193.…
*
Thái
Thanh và “Tình hoài hương”
Trong
một chương trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy
có bày tỏ lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết
đến Phạm Duy”.
Câu nói của Phạm Duy không phải là một lời xưng tụng
quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc
do ông sáng tác.
Nữ danh ca Thái
Thanh với Hoài Trung, Hoài Bắc Phạm Đình Chương
Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người
vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được hai người con là Phạm
Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca
sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm
Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn,
sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.
Thái Thanh sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại làng Bạch
Mai, Hà Nội. Năm 1946, khi 12 tuổi, Thái Thanh theo các anh chị lên Sơn Tây tản
cư. Người chị đầu của Thái Thanh đã bị trúng bom tử nạn nên cha mẹ cô lại đưa
con chạy về xuôi, mở một quán phở đặt tên là Thăng Long.
TÌNH
HOÀI HƯƠNG - Thái Thanh & North Orange Symphony Orchestra
Thái Thanh bắt đầu hát từ năm 13, 14 tuổi nhưng từ
nhỏ, cô không theo học nhạc ở trường lớp nào. Chị em Phạm Thị Quang Thái, Phạm
Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh thường biểu diễn ngay tại quán Thăng Long. Đầu
năm 1949, chị em họ Phạm gia nhập các ban văn nghệ quân đội của Liên khu IV.
Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa).
Tuy nhiên giọng hát của Thái Thanh chỉ được mọi người
biết tới khi cô theo gia đình rời vùng kháng chiến, về thành và vào miền Nam
vào năm 1951. Từ đó, tên tuổi của cô gắn liền với ban nhạc Thăng Long và những
nhạc phẩm của Phạm Đình Chương, anh trai cô, Phạm Duy, anh rể cô, và rất nhiều
nhạc sĩ khác cùng thời.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã ghi chép về khoảng thời gian thành lập ban hợp ca Thăng Long ở miền Nam: “Một buổi sáng tháng 6 năm 1951. Trên chuyến máy bay cất cánh từ Gia Lâm, lời chào tạm biệt Hà Nội chưa kịp tan trong lòng mọi người, gia đình họ Phạm đã tới Saigon vào một trưa hè sáng sủa và mát mẻ. Chúng tôi xuống sân bay Tân Sơn Nhứt với một lời chào khác: Saigon, chào em!
Để sinh sống trong cuộc đời đã đổi mới, chúng tôi tới
hát tại Đài phát thanh Pháp-Á (Radio France-Asie), phòng thu thanh đặt ở đại lộ
de La Somme (đường Hàm Nghi) gần chợ Bến Thành. Mấy anh em họ Phạm thành lập một
ban hợp ca lấy tên là ban Thăng Long (tên này đã được dùng làm bảng hiệu cho
quán phở gia đình ở Chợ Đại, Chợ Neo trước đây).
Rồi cũng trong tâm trạng lưu luyến dĩ vãng rất gần,
Phạm Đình Viêm lấy tên là Hoài Trung, Phạm Đình Chương lấy tên là Hoài Bắc. Về
phần nhạc mục (répertoire), ban Thăng Long đã có một số bài rất ăn khách do tôi
soạn từ trước như “Nương chiều”, “Gánh
lúa” hay mới soạn như “Tình ca”,
“Tình hoài hương”... Ngoài ra những bài như “Nhạc đường xa” của Phạm Duy Nhượng, “Đợi anh về” của Văn Chung, “Được
mùa”, “Tiếng dân chài” của Phạm Đình Chương cũng được hát…
Băng Thanh, cô em út trong gia đình, đổi tên là Thái Thanh để đi đôi với tên chị Thái Hằng. Thái Thanh khởi sự làm mê hoặc lòng người bằng giọng hát hãy còn rất mỏng của cô bé 17 tuổi. Bước vào nghề hát vào tuổi dậy thì, dù chẳng theo học một lớp dạy hát nào. Thái Thanh có lối hát rất Việt Nam, nghĩa là nhấn giọng vào từng chữ, giống như lối hát dân ca, hát chèo, hát chầu văn.
Những bài như “Tình
ca”, “Tình hoài hương” với âm vực rất rộng lúc đó được tôi soạn ra cốt để
cho Thái Thanh hát và chỉ có cô mới hát nổi những nốt rất trầm (nốt Sol dưới)
hoặc rất cao (nốt Sol trên) của hai tác phẩm này. Từ đó trở đi, đa số ca khúc của
tôi đều dựa vào khả năng của giọng hát Thái Thanh. Cho tới khi tôi có thêm giọng
Duy Quang, Julie và Thái Hiền…” (Hồi ký Phạm Duy, chương 1, tập 3)
Nữ ca sĩ Quỳnh Giao cũng nhận định về giọng ca Thái
Thanh: "Thái Thanh có giọng hát đẹp
như Kim Tước hay Ánh Tuyết, Mộc Lan, Châu Hà. Nhưng Thái Thanh lại khác hẳn mọi
người ở khả năng phát âm rất rõ lời. Thái Thanh có sự bén nhạy thiên phú để hát
mạch lạc từng câu, từng chữ với âm sắc hoàn toàn Việt Nam..." (Thái
Thanh, lời ru của mẹ - Tạp ghi, tr. 310-311)
Thái
Thanh - Tình Hoài Hương (Phạm Duy) PBN 19
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các quan chức văn hóa
đến kêu gọi cô hát các bài hát tuyên truyền cho chế độ mới, nhưng cô nhất quyết
từ chối. Chính vì vậy, cô bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền
hình, phát thanh suốt 10 năm liền cho đến khi sang Mỹ định cư vào năm
1985.
Trong những năm đầu tiên tại Mỹ, cô là một trong những
ca sĩ được mời đi lưu diễn nhiều nhất và được mời thu âm cho nhiều chương trình
ca nhạc của Trung tâm Diễm Xưa. Sau đó, cô mở lớp dạy hát tại nơi dạy nhạc của
nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi ở quận Cam, bang Cali. Năm 1999, ở tuổi 65, cô quyết định
giải nghệ và việc này được đánh dấu bằng một đêm trình diễn đặc biệt của cô
cùng với các con và các cháu.
Phạm Duy đã chia sẻ về tâm tình của ông và bối cảnh
trong đó ông đã viết ca khúc “Tình hoài
hương”, ca khúc được Thái Thanh thể hiện thành công hơn ai hết: ”Gần hai
năm đã trôi qua, kể từ ngày tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền
Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ tại Sàigòn, rồi đi
hát chỗ gần chỗ xa… Khi bắt đầu sáng tác lại, tôi soạn bài “Tình hoài hương” (1952). Nó là một bài hát hoài cảm, là sự nhớ
nhung của riêng tôi đối với một nửa mảnh đất quê hương mà tôi vừa phải xa lìa.
Ngờ đâu nó sẽ là bài hát hoài hương của một triệu người di cư vào Nam hai năm
sau đó.
Rồi khi một triệu người khác, trong một thời gian
khác, nghĩa là sau ngày lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, phải vượt trời, vượt biển
ra khỏi bán đảo chữ S thì bài “Tình hoài
hương” của 20 năm trước lại trở thành một bài hát rất hợp tình, hợp cảnh…
Bài hát nói tới sự nhớ thương con sông đào xinh xắn, nhớ phiên chợ chiều xa tắp,
nhớ vòm tre non và làn khói ấm hương thôn nơi đó, trong mảnh đời thơ ngây của
tôi, có con trâu lành nằm mộng bên đàn em bé, có mẹ già yêu dấu ngồi nghe tiếng
sáo chơi vơi... Chao ôi là nhớ nhung!”
HUỲNH DUY LỘC 18.03.2020
---------------------------------------------
"Tôi luôn xem bà
là ngọn hải đăng của mình." - Khánh Ly
"Nếu nói vượt thời
gian, chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi." - Lệ Thu.
"Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi,
thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc
năm ngàn năm về sau " - Thích Nhất Hạnh.
Và, người ấy đã bay lên nhập vào bầu trăng quê tinh
khiết, để từ nay trăng không chỉ có ánh mà còn có thanh.
Mới đây bác sĩ Nguyễn Sơn chở gã và Trần Quý Phong -
chàng công tử Sài Gòn một thời, ông chủ của vũ trường Đêm Màu Hồng nơi đêm đêm
Thái Thanh hát, lên một đỉnh núi ở Atlanta, Mỹ. Bác sĩ Sơn hỏi Trần Quý Phong:
Thích nghe Thái Thanh hát bài nào nhất? Trần Quý Phong bảo: Tình ca. Bác sĩ Sơn bật bản Tình ca...
Tiếng nước tôi mấy ngàn năm ròng rã buồn vui...
Nước ơi!
Trần Quý Phong bật thốt: Nghe cả ngàn lần rồi mà mỗi
lần nghe cô ấy hát "Nước ơi"
tôi vẫn rùng mình, tôi vẫn không kìm được nước mắt. Chỉ có người yêu nước vô
cùng mới hát được hai chữ "Nước ơi
" rợn tâm can như vậy.
Và Trần Quý Phong kể ông bị tù 9 năm trong biệt giam
tối mịt, chính tiếng hát Thái Thanh đã cứu ông và giúp ông quên bóng tối và thời
giam của tù ngục. Ông cười: Tôi thiền bằng tiếng hát của cô ấy khi tôi tưởng tượng
cô ấy hát...
Có lần gã hỏi nhạc sĩ Phạm Duy tại sao không rủ Thái
Thanh về, Phạm Duy bảo: Tôi có rủ nhưng cô ấy lắc đầu. Gã hỏi: Tại sao? Phạm
Duy im lặng một lúc rồi khẽ nhún vai nói: Cô ấy không hết giận. Gã hỏi tiếp sao
giận dai vậy? Phạm Duy bảo: Vì quá yêu. Cô ấy quá yêu ...
Vâng! Quá yêu!
Nước ơi!
-------------------------------------------
“Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly”.
Người có một giọng hát mượt mà như nhung lụa. Tiếng hát ấy làm cho tôi yêu
thêm, hiểu thêm âm nhạc Việt nam. Từ tuổi tôi mới lớn, tôi nghe Tình ca, Tình
Hoài Hương, Quê nghèo, Kỷ niệm, Cỏ hồng.. của Phạm Duy. Suối mơ, Buồn tàn thu, Bến
Xuân... của Văn Cao, Đêm thu, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu... của Đặng Thế
Phong. Giọng ca Thái Thanh là một trong những giọng ca làm cho những người Việt
chúng ta yêu thêm đất nước mình.”Cho tôi lại từ đầu, chưa đi vội về sau, xin đi
từ thơ ấu...” Cho tôi lại một chiều, tôi đi giữa đường quê, hai bên là hương
lúa, xa xa là ngọn tre, thấp thoáng vài con nghé, tôi mê trời mây tía, không
nghe mẹ gọi về...” Mỗi lần Thái Thanh cất lên lời ca như vậy, hỏi có ai mà
không mê nước Việt này.
Khi qua Anh Quốc tổ chức chương trình Duyên Dáng Việt nam, Hoàng gia Anh gởi thư cho chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn Hoá Anh đến tham dự. Rất vui và hãnh diện. Một nhà báo Anh hỏi tôi: Ông thích âm nhạc nước nào nhất. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: nhạc Việt nam và các ca sĩ Việt nam mà giọng hát họ đã nuôi tôi lớn, cho tôi một tâm hồn biết yêu cánh đồng lúa, con đường quê, trời mây tía, để không nghe mẹ gọi về...Những ca từ đó: Giọng Thái Thanh cất lên là không còn ai sánh nổi!
Sáng nay vừa thức dậy, Mai Hương, phụ trách văn nghệ báo MTG,điện hỏi tôi: Cô Thái Thanh mất rồi. Anh xác minh tin này, em đang làm bài. Tôi đọc trên fb đã biết , và đang mở youTube nghe lại giọng Thái Thanh vang vang: Me tôi ngồi khâu áo,bên cây đèn dầu hao , cha tôi ngồi xem báo, phố xá vắng hiu hiu...Tôi thẫn thờ. Và nhắn tin cho ca sĩ Hương Lan để hỏi. Câu trả lời của HL là: Cô Thái Thanh vừa mất !
Vĩnh biệt một giọng ca mà thế hệ tôi, những người yêu nhạc không một ai có thể lãng quên. Chia buồn cùng Ý Lan và Gia đình!
Hình cuối bài : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=650734765483174&set=a.114092259147430&type=3&theater
No comments:
Post a Comment