Nguyễn
Văn Vui dịch
24/03/2020
Cuộc tấn công vào phổi
Phần lớn những người bị nhiễm virus corona không có
hậu quả nghiêm trọng, nhưng một số người khác lại chết vì nó: Đâu là những yếu
tố gây ra sự khác biệt này?
Ở Ý, cứ 10 bệnh nhân Covid-19 lại có một người phải được
thở máy
Khi người phụ nữ 47 tuổi vào bệnh viện ở Melbourne,
Australia, bà cảm thấy trong người sốt và mệt mỏi. Bà bị đau họng, khó thở và ho.
Khi nghe phổi của bà thì có tiếng ran, báo cáo của các bác sĩ trên tạp chí
“Nature Medicine” cho biết. Bà là một trong những bệnh nhân đầu tiên ở Úc bị
nhiễm virus corona mới. Mười một ngày trước khi nhập viện, bà đã ở Vũ Hán,
Trung Quốc.
Các bác sĩ điều trị đã cố tìm hiểu cơ thể bà chiến đấu
như thế nào để chống lại vi khuẩn. Bảy ngày sau khi bà nhập viện, họ đã tìm thấy
trong máu bà nhiều kháng thể ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào của người
bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ bạch cầu cũng tăng. Bạch cầu là các tế bào máu chuyên đi
phá hủy bị nhiễm khuẩn – nghĩa là trong những tế bào đó virus đang sinh sôi nẩy
nở.
Nữ bệnh nhân nói trên đã dần dần hồi phục, mà không
cần thêm oxy hoặc thuốc kháng virus nào cả. Các bác sĩ điều trị kết luận rằng, hệ thống miễn dịch của con người
thường đủ khả năng đối chọi tốt với virus corona.
Viêm phổi mà không bị khó thở được coi là một diễn biến bệnh
trung bình
Trường hợp của người phụ nữ này là một ví dụ điển
hình cho một phát triển Covid-19 với các triệu chứng mức nhẹ đến trung bình. Ở
Trung Quốc, nơi virus xuất hiện lần đầu tiên, bốn trên năm ca nhiễm thuộc loại
này:
– Điều này bao gồm các ca đã được điều trị trong bệnh
viện và các ca có viêm phổi.
– 14 % các ca khác được ghi nhận là nghiêm trọng
nhưng không đe dọa đến tính mạng. Đó là những người bị khó thở chẳng hạn, và độ
bão hòa oxy trong máu của họ đã giảm.
– Còn đối với 6% bệnh nhân thì Covid-19 đe dọa tính
mạng vì làm suy phổi, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng. Ở các quốc gia khác tỷ
lệ này thấp hơn, có lẽ vì ở Trung Quốc các ca nghiêm trọng đã được ghi nhận.
Các triệu chứng của Covid-19
Câu hỏi là vì sao lại có những diễn biến khác nhau
như vậy? Ở nhiều bệnh nhân, nhiễm khuẩn chỉ giới hạn ở cổ họng và được hệ thống
miễn dịch ngăn chặn thành công trước khi nó đến đường hô hấp dưới. Nếu virus
xâm nhập được đến phổi, thì nó có thể gây ra viêm.
Sau khi con virus bám vào tế bào cơ thể và cho vật
chất di truyền của nó xâm nhập vào, nó sẽ sử dụng bộ máy và hệ trao đổi chất của
tế bào vật chủ để tạo ra rất nhiều bản sao của chính nó, rồi tự lắp ráp ở bên
trong đó. Cuối cùng hàng triệu con virus mới sẽ tách ra khỏi tế bào vật chủ,
lây lan xa hơn trong cơ thể và tấn công các tế bào khác.
Nếu hệ thống miễn dịch không ngăn chặn nổi quá trình
này, thì tổn thương cho cơ thể là cực lớn, đặc biệt nếu xảy ra ở phổi thì các tổn
thương này sẽ làm giảm nghiêm trọng việc cung cấp oxy. Ở Ý, 10% tổng số bệnh
nhân được xét nghiệm dương tính phải được điều trị trong khu chăm sóc tích cực
và thở máy.
Nhưng chính hệ
thống miễn dịch của chúng ta lại có thể là một mối nguy cơ. Hiện tượng viêm không phải là hậu quả trực tiếp do việc nhiễm khuẩn, mà
viêm là một cố gắng của cơ thể chúng ta nhằm loại bỏ con virus. Nếu hệ thống miễn
dịch phản ứng thái quá, nó có thể tấn công cả các tế bào đang khỏe mạnh, không
bị nhiễm virus.
Khi một bệnh nhân cảm thấy khó thở và nhịp thở cao
hơn 30 lần trong mỗi phút, thì theo các khuyến nghị điều trị áp dụng ở Đức đó
là ca của đơn vị chăm sóc tích cực (intensivstation). Trong những diễn biến
nghiêm trọng thì suy phổi xảy ra và người bệnh phải được thở máy.
Trong tình hình hiện tại, các bệnh viện khắp nước Đức
được yêu cầu phải báo cáo số giường chăm sóc đặc biệt cho trung tâm dữ liệu
trung ương.
Trong trường hợp xấu nhất, một máy ECMO (Oxy hóa máu
bằng màng ngoài cơ thể), phải đảm nhiệm việc hô hấp cho người bệnh. Máu được bổ
sung oxy bên ngoài cơ thể và sau đó máy sẽ bơm máu trở lại cho bệnh nhân. Tuy
nhiên, cách điều trị này chỉ được sử dụng khi không còn lựa chọn nào khác.
Nhiễm khuẩn cũng có thể nghiêm trọng ở những bệnh
nhân khỏe mạnh và trẻ tuổi. Tuy nhiên, rủi ro tăng lên:
– Đều đặn từ độ tuổi 50 – 60;
– Với các bệnh sẵn có trong người như tiểu đường,
ung thư hoặc bệnh tim mạch;
– Khi người ta dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn
dịch, chẳng hạn như Cortison.
Bởi vì chủ yếu là những bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh
mãn tính bị chết vì hậu quả của nhiễm khuẩn, nên đã có những chỉ trích cho rằng
tỷ lệ tử vong có thể được đánh giá quá cao vì nguyên nhân tử vong không phải chỉ
là Covid-19, mà có thể là một trong những bệnh mãn tính có trước đó rồi.
Thành phần bị nhiễm Covid-19, chia theo tuổi
tác.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu với 191 ca nhiễm khuẩn
nghiêm trọng tại Vũ Hán, Trung Quốc, phần lớn những người tử vong đều bị huyết
áp cao và tiểu đường. Đây là những bệnh mà thông thường không gây tử vong trực
tiếp. Theo ước tính, tại Đức một phần ba dân số đều bị tăng huyết áp.
“Vì vậy có nhiều khả năng là chính viêm phổi do
virus Sars-CoV-2 gây ra thực sự là nguyên nhân gây tử vong trong hầu hết các ca“,
Gerd Fätkenheuer, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Köln
nói.
Bệnh lý nặng như vậy đôi khi diễn biến rất nhanh. Ở Ý, thời gian trung bình từ khi
có các triệu chứng đầu tiên đến khi người bệnh tử vong, chỉ có tám ngày
thôi.
No comments:
Post a Comment