BBC Tiếng Việt
01/03/2020
Việc
virus corona nay lan rộng ra nhiều nơi với các ca tử vong tăng mạnh bên ngoài
Trung Quốc đã khiến kinh tế thế giới chao đảo.
Chỉ số FTST100 trên thị trường chứng khoán London đã
có một tuần rớt giá thê thảm nhất kể từ 2008 tới nay, lao dốc 13%, tính đến cuối
phiên giao dịch hôm thứ Sáu, 28/2.
Sắc đỏ trải rộng trên thị trường chứng khoán toàn cầu,
từ châu Á, châu Âu tới Hoa Kỳ.
BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn qua
bút đàm với Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ, cựu chuyên viên
Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Hỏi: Điều gì bất
thường của lần sụt giảm chứng khoán Mỹ tuần qua khiến dư luận lo lắng, thưa
ông?
Tuần qua, tình hình thị trường chứng khoán của Mỹ giảm
mạnh với số lượng lớn, và nhanh với tốc độ chưa từng thấy từ khủng hoảng năm
2008.
Chỉ số DJ giảm
3500 điểm hay 12% so với đỉnh cao kỷ lục trước đó chỉ hai tuần vào hôm 13/2, suốt
sáu ngày giảm liên tiếp không ngừng nghỉ, khác với thông lệ
của thị trường có ngày phải có phản ứng bật lại (lên tạm thời do có người mua
vào tích trữ).
Theo lối nói thị trường chứng khoán (CK)
("market parlance"), hễ chỉ số CK tiêu biểu giảm 10% là thị trường bị
xếp vào vùng "tạm giảm" (correction territory"), nếu sự cố này
tiếp tục đến 20%, thị trường sẽ đi vào vùng "suy thoái" (hay
"bear market") có tính trầm trọng hơn.
Các dòng tin headlines trên báo chí và truyền thông
cho biết khoảng 3.600 tỷ
đô la đã "bay mất" theo dòng lây lan của virus corona, được
coi là đã chính thức vào lãnh thổ Mỹ qua các tác nhân mang mầm cúm từ các vùng
dịch ở Trung Quốc hay Nam Hàn hay ngay cả qua "lây chéo" (mặc dù chưa
tìm ra nguyên nhân gốc của hai trường hợp bị bệnh và tử vong!).
Chính phủ Mỹ và dân chúng thực sự mới bắt đầu lo ngại
sau cuộc họp báo ở Tòa Bạch ốc của Tổng thống Trump, tuyên bố ảnh hưởng của cơn
dịch này "sẽ nhẹ ở Mỹ và còn ngăn chặn được".
Đối với thị trường, điều này nói lên phản ứng hoàn
toàn dứt khoát của các nhà đầu tư Mỹ và thế giới, nhất định muốn bán nhanh để
"chạy khỏi" thị trường cuối cùng trên toàn cầu, vì đã có phản ứng hơi
chậm so với các thị trường Âu Á đã sụt giảm từ vài tuần trước.
Có lẽ dân chúng ở Mỹ phản ứng bán tín bán nghi với
những lời tuyên bố chính trị của Tổng thống Trump có mục đích làm yên lòng đám
đông.
Nhưng họ có vẻ chú tâm hơn các lời cảnh báo của giới
chuyên môn về dịch nhiễm, như lời bà phó giám đốc CDC ở Atlanta đã nói "vấn
đề bây giờ là không phải là dịch cúm liệu có đến Mỹ hay không, mà là sẽ đến lúc
nào và cường độ ra sao?".
Vì thế, họ cũng đôn đáo tìm mua trữ sẵn khẩu trang
phòng chống, dù vài giới chuyên môn cũng lên tiếng cho rằng việc đeo mặt nạ
không có hiệu quả lắm; kết quả đầu tiên là đã khó tìm mua được dụng cụ đơn giản
nhất này ở nhiều thành phố.
Ở vài nơi có phố Tàu đông đúc vốn sinh hoạt phồn thịnh,
các hiệu ăn và bán thực phẩm Á đông đã thưa thớt vắng khách hẳn.
Hỏi: Tác
động của virus corona với kinh tế và chính trị Mỹ và TQ, cụ thể là cơ hội tái đắc
cử của Tổng thống Trump ở Mỹ và vai trò của Chủ tịch Tập ở
Trung Quốc sẽ ra sao?
Đối với cá nhân tôi, mãi là một sinh viên lâu đời của
môn kinh tế học qua cả quá trình học vấn và kinh nghiệm làm việc, thì kinh tế
gia xuất sắc nhất để tiên đoán cơn suy thoái kinh tế ("recession") sắp
đến không hẳn là một nhà chuyên môn đã từng đoạt giải Nobel hay một mô hình
kinh toán học nổi tiếng, mà thường là thị trường chứng khoán vì nơi đó tụ tập
toàn thể các tác nhân (các cá nhân và các hãng) trong một nền kinh tế.
Lần này, thị trường giảm mạnh và nhanh như vậy, dù
phần lớn do tác động tâm lý lo sợ suy giảm của kinh tế toàn cầu mà điểm kích động
("trigger point") là dịch cúm làm tê liệt nền kinh tế TQ lớn thứ nhì
thế giới và nổi tiếng là "công xưởng sản xuất toàn cầu", cho thấy đã
có vết nứt mạnh trong kinh tế Mỹ, do những lo ngại các hãng sẽ mất nặng doanh
thu do nguồn cung nhiều nguyên vật liệu từ TQ sẽ bị chặn đứng hay chậm trễ.
Cuối ngày thứ Sáu vừa qua, thị trường DJ phục hồi được
gần 600 điểm đã mất trong nửa giờ cuối cùng, nhờ tin từ Tòa Bạch ốc là Ngân
hàng Dự trữ Mỹ FED có thể giảm lãi suất lần nữa trong kỳ họp tháng 3 sắp tới để
yểm trợ nền kinh tế.
Tuy tác động lên thị trường trong vài ngày tới có thể
xảy ra để làm nhà đầu tư yên tâm trong ngắn hạn, tác dụng thật sự của FED bây
giờ tương đối sẽ giới hạn cho nền kinh tế Mỹ và cả thế giới.
Vấn đề bây giờ không phải là cần "kích cầu",
khuyến khích mặt cầu của kinh tế Mỹ vốn đã có sẵn khá đủ, với chính sách giảm
thuế và chi tiêu quốc phòng mạnh của Chính phủ cũng như giới tiêu thụ vẫn sẵn
sàng chi tiêu mạnh.
Lãi suất Mỹ vốn đang ở vùng trũng khá thấp, sự giảm
thêm nhỏ giọt 0,25-0,50 % của FED không đủ làm các hãng tăng mạnh thêm đầu tư để
kích thích bên mặt "cầu".
Vấn đề là khủng
hoảng ở mặt "cung" do thiếu "nguồn cung" ("supply
chains") bắt đầu từ TQ.
Câu hỏi không
ai trả lời nổi lúc này, là cơn dịch sẽ kéo dài thêm bao lâu và lúc nào thì TQ
gượng dậy được?!
Nếu cơn khủng hoảng kéo dài, chứng khoán thua lỗ tiếp
cho tới mất 20% hay hơn nữa (từ mức 12% hôm nay), suy thoái kinh tế Mỹ và TQ
cũng như toàn cầu có thể xảy ra năm nay hay năm tới (được định nghĩa bởi hai
quý liên tiếp với tăng trưởng GDP âm).
Riêng ở Mỹ, nếu chứng khoán suy sụp và nạn mất việc làm có thể xảy ra
trong mùa tranh cử, thành tích "kinh tế mạnh" và "Make America
Great" như "cliché" của ông Trump có thể sụp theo và ảnh hưởng đến
triển vọng tái đắc cử, dù ông đang thắng thế ở đầu mùa bầu cử lúc này.
Không cần suy diễn nhiều thêm cho Trung Quốc và cá
nhân Chủ tịch Tập Cận Bình, triển vọng kinh tế rất u tối sau năm chống trả với
thế Cờ Vây thương mại của Mỹ, nay lại bị lồng thêm sự tê liệt do dịch cúm.
Nhiều bình luận gia đã phân tích sự lung lay trong
vai trò chính trị của Chủ tịch Tập và ngay cả cơ chế chính trị của Trung Quốc.
Liên bang Xô Viết đã sụp đổ sau 70 năm, bắt đầu từ
nguyên nhân kinh tế. Liệu có đến lượt Trung Quốc, cũng sau cùng khoảng thời gian
dài đó?
Hỏi: Nhiều
ý kiến nói kinh tế Mỹ và thế giới phụ thuộc nhiều vào kinh tế
Trung Quốc, vậy Hoa Kỳ sẽ vượt qua giai đoạn này ra sao?
Vai trò "cơ xưởng sản xuất" nguyên vật liệu
của Trung Quốc nêu trên sẽ gây tác dụng thiệt hại lâu dài cho Mỹ và các nước
khác (nhất là Việt Nm).
Mỹ cần tìm các nguồn cung mới ("supply
chains") từ chính sản xuất nội địa hay các nước khác ở Á châu (kể cả Việt
Nam), và sẽ cần thay đổi nền công nghệ, bớt đi phần công nhân rẻ vẫn do Trung
Quốc cung cấp và thay bằng công nghệ cũng như công nhân cấp cao hơn ở Âu châu.
Nhưng việc này sẽ mất nhiều thì giờ, và đó là lý do
suy thoái kinh tế cho Mỹ có thể xảy ra trong 12-18 tháng tới.
Hỏi: Theo ông đánh
giá thì Việt Nam bị virus corona đánh vào kinh tế thế
nào?
Kinh tế Việt Nam bị dịch cúm đánh vào cả ba mặt:
- Tác động trực tiếp lên dân chúng trong việc phòng
bệnh như trường hợp Trung Quốc, làm tê liệt nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Về mặt cầu, suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng
nặng nề đến việc mua hàng của Việt Nam. Thí dụ điển hình nhất là việc đóng cửa
biên giới đã chặn đứng việc xuất cảng nông sản.
- Về mặt cung, Việt Nam đang bị khủng hoảng nặng nề
về thiếu cung cấp "nguồn cung" các nguyên vật liệu để sản xuất và xuất
cảng.
Hỏi: Với Việt Nam thì những kêu gọi giảm
phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc có khả thi không? Theo ông, giả
sử như Việt Nam muốn thì nên làm thế nào, và phải làm
trong bao lâu?
Rất nhiều giới chuyên viên và bình luận gia coi đây
là dịp may hiếm có để kinh tế Việt Nam có thể "thoát Trung".
Có thể khả thi nếu bàn thuần túy về phương diện
chuyên môn hay kỹ thuật. Nhưng điều cốt yếu lại về mặt chính trị, liệu các nhà
lãnh đạo Việt Nam có sẵn sàng?
Cách đây vài tuần, nhân câu chuyện đóng cửa tạm thời
biên giới với Trung Quốc để phòng dịch bệnh, đã có phát biểu chính thức là
Việt Nam không thể đơn phương làm được chuyện này vì đã ký hiệp ước đòi hỏi sự
chấp thuận của hai bên và trong thời hạn tối thiểu phải được thông báo trước.
Dư luận trong nước ngẩn ngơ không hiểu hiệp ước này
được ký bởi ai và lúc nào?
Và ngay câu hỏi dù có muốn làm chăng nữa, phải có
các nghiên cứu và dự án kỹ thuật trong việc sản xuất nội địa và tìm nguồn cung
từ các nước khác trong khu vực hay trên thế giới, cũng như việc áp dụng các
phương pháp sản xuất mới và đào tạo nhân lực quan trọng ở nhiều cấp. Cũng chỉ
là đoán mò nếu nói mất ít nhất độ 3-5 năm?!
Nhưng điều đáng nói là Việt Nam cần tách bớt khỏi
Trung Quốc ngay lúc này không thuần túy chỉ vì lý do kinh tế như một số đông
mong muốn, mà chính là vì lý do chính trị. Trước triển vọng không sáng sủa của
Trung Quốc như nêu trên, Việt Nam có lẽ mong mỏi sẽ trung lập hơn trong số vài
nước theo chủ nghĩa xã hội nhỏ nhoi còn lại trên Trái Đất!
No comments:
Post a Comment