1.
Phần lớn những người đã học qua phổ thông và đại học,
nhiều chục năm sau nhìn lại, thấy có bao nhiêu điều đáng ra không cần học, và
bao nhiêu điều đáng ra phải học – nhưng đã không học. Đó là sự chiêm nghiệm của
nhiều chục năm tích lũy kiến thức từng trải trường đời, chứ không phải suy nghĩ
bất chợt của tuổi học sinh sinh viên mải chơi ham vui và say đắm yêu đương theo
tiếng gọi bản năng của tạo hóa. Nếu còn hoài nghi, bạn hãy thử kiểm nghiệm lại
xem?
Thế
nào gọi là thừa? Muốn tránh tranh luận quá rộng thì phải định nghĩa.
Thừa ở đây được hiểu một cách đơn giản, rằng học điều đó không có mảy may tác động
tích cực nào cho cuộc đời của bạn.
Chương trình học phổ thông hiện hành đương nhiên là
có nhiều điều thừa, và tất nhiên là còn những điều thiếu. Không đề cập cụ thể
nhưng có những điều thừa cho tất cả, có những điều thừa cho người này mà lại cần
cho người khác. Chẳng hạn như cùng lớp 12 mà bạn đi theo nghề Văn học Toán và
thi tốt nghiệp đề Toán như người đi theo nghề Toán và ngược lại. Bởi thế nên mới
phải cải cách.
Nhưng thế cũng chưa phản ánh đúng thực trạng học thừa.
Vì có bao nhiêu điều học thừa, không chỉ “không có mảy may tác động tích cực
nào cho cuộc đời của bạn” mà còn có hại cho cuộc đời bạn. Nó làm mất thời gian
của bạn. Nó làm cho bạn khó chịu. Nó biến bạn thành kẻ dối lòng. Và nhiều điều
khác nữa. Những điều thừa có hại sẽ được bàn ở một lúc khác.
2.
Dịch bệnh Covid – 19 đã buộc học sinh cả nước ngừng
học cho đến 1/3/2020 với THPT và 16/3/2020 với các cấp khác. Và Bộ GD-ĐT đã dời
lịch kết thúc niên học 2019-2020. Theo đó: Kết thúc năm học trước ngày
30/6/2020; Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt
nghiệp THCS trước ngày 15/7/2020; Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày
15/8/2020; Thi THPT quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Để so sánh, xin viện dẫn lịch kết thúc năm học
2018-2019 của Hà Nội là ngày 24/5/2019. Và lịch thi tốt nghiệp THPT của Bộ
GD-ĐT là 25-27/6/2019.
Thực ra thời gian nghỉ học chỉ khoảng 3 tuần đối với
THPT và 5 tuần với học các cấp khác. Điều quan tâm nhất là học sinh lớp 12, các
lớp dưới vẫn còn nhiều thời gian phía trước để bù đắp.
Vậy nên, đề xuất:
2.1. Cắt bỏ một số chương trình thừa, không quan trọng
– để kết thúc năm học vào 31/5/2020 và kết thúc kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia
không muộn hơn 30/6/2020.
2.2. Phần cắt bỏ hoàn toàn không ảnh hưởng đến kiến
thức THPT trong so sánh sự tương thích với chương trình các nước tiên tiến, để
đảm bảo các em không bị bất lợi ở bậc đại học trong và ngoài nước.
2.3. Phải thông báo rõ những phần cắt bỏ của chương
trình lớp 12 không nằm trong phổ đề thi Tốt nghiệp THPT quốc gia.
3.
Biết rằng, với Bộ GD – ĐT đã lên khung năm học rồi
thì sự thay đổi là rất khó khăn. Muốn thay đổi, người đứng đầu phải rất trí tuệ
và quyết đoán.
Ngay cả không thay đổi khung kết thúc năm học, thì
việc cắt bỏ những phần thừa, không quan trọng, là điều rất cần phải làm. Nhất
là để cho các em học sinh lớp 12 dồn thời gian và trí tuệ ôn lại những kiến thức
quan trọng cần thiết cho cả chặng đường đại học và về sau.
Các địa phương sẽ không công khai tuyên bố cắt giảm
các phần không quan trọng, mặc dù trong lòng các thầy cô rất muốn. Chỉ có Bộ
GD-ĐT mới đủ thẩm quyền để làm việc đó.
Ở Bộ GD – ĐT có rất nhiều thầy cô đã dạy đại học và
THPT, nên tự bản thân hiểu rất rõ các bài học thừa và những điều cần cắt bỏ. Cắt
giảm những phần thừa là điều rất có lợi cho học sinh. Đừng để những bài học thừa
trở thành thứ có hại. Đừng bắt học sinh đi lại quãng đường thừa mà mình đã từng
phải đi qua.
Nếu trong trường hợp này, chưa kịp để cắt đi những
chương trình thừa và có hại, thì cũng đau đáu để loại trừ chúng ra trong chương
trình cải cách mới.
4.
Dịch bệnh là thời chiến. Thời chiến thì đi tắt học
vượt. Đó có thể lại là cách đi rất nhanh và đúng.
P/S:
Giải pháp vui.
Trong trường hợp nếu các thầy khó quyết định cắt phần
học thừa thì chuyển cho học sinh quyết định. Hãy đưa cho học sinh muốn đi theo
ngành Sử ở bậc đại học cắt bỏ phần thừa ở môn Vật Lý; Và ngược lại, đưa cho học
sinh sẽ đi theo ngành Vật Lý ở bậc đại học cắt bỏ phần thừa của môn Sử. Áp dụng
Thủ tục này cho các môn khác. Kết quả sẽ được một chương trình học thực sự tối
giản cuối THCS.
Giải pháp tuy vui nhưng lại cho một kết luận nghiêm
túc: Vì sao lại phải học theo tự chọn bắt đầu từ cuối THCS!
No comments:
Post a Comment