NỘI DUNG :
RFA
.
Hoàng
Gia Phúc
=====================================
RFA
08/01/2020
Đại
diện các đảng tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Đài Loan lên tiếng kêu gọi
các bên có liên quan kiềm chế trong các hành động ở Biển Đông, đồng thời khẳng
định vai trò quan trọng của Đài Loan trong các đàm phán.
Hình minh họa. Buổi
họp báo của các đảng tranh cử tại Đài Loan hôm 8/1/2020. Photo: RFA
Ngày 11-1-2020 tới đây, hơn 19 triệu người dân Đài
Loan sẽ bỏ phiếu để bầu cho vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống lần thứ 15 của
đảo quốc này. Các đảng phái đang thực hiện gấp rút những cuộc chạy đua cuối
cùng cho ngày bầu cử.
Ba đảng có ứng cử viên ra tranh chức Tổng thống lần
này gồm bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến, ông Hàn Quốc Du của Đảng Quốc Dân
và ông Tống Sở Du của Đảng Thân Dân.
Ông Kwei-Bo Huang, đại diện Quốc dân đảng trả
lời câu hỏi của phóng viên RFA hôm 7-1-2020 về quan điểm của đảng này đối với vấn
đề tranh chấp Biển Đông :
“Các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-PV)
sẽ không được giải quyết nếu không có sự tham gia của Đài Loan.
Vì vậy, hãy đối mặt với thực tế là bất kể sự phân
chia chủ quyền giữa hai bên eo biển Đài Loan, bất kể ai có liên quan đến tranh
chấp Biển Nam Trung Hoa thì cũng cần Đài Loan tham gia vào để tìm ra giải pháp
khả thi cuối cùng”.
Đài Loan có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và trong
thực tế đang kiểm soát đảo Thái Bình thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam gọi
là đảo Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất tại Trường Sa.
Bà Lien Yi-Ting, Phát ngôn nhân của đảng Dân Tiến
(DPP) đảng cầm quyền từ năm 2016 đến nay ở Đài Loan hôm 7-1-2020 cho hay,
Đài Loan chủ trương không khiêu khích nước khác :
“Rất nhiều người biết rằng Trung Quốc đã rất quyết
đoán ở Biển Nam Trung Hoa vì chủ nghĩa bành trướng trên biển.
Sự quyết tâm của Đài Loan không thay đổi, rằng chúng
tôi sẽ trở thành một nước có trách nhiệm trong khu vực, chúng tôi sẽ không có
những động thái khiêu khích, hay cố gắng làm mất ổn định ở khu vực. Đây là lập
trường rất rõ ràng của chúng tôi”, bà Lien Yi-Ting
nói.
Ông
Huang Kwei-Bo, người triệu tập cuộc họp của nhóm các vấn đề quốc
tế thuộc Văn phòng tranh cử Tổng thống của thị trưởng Cao Hùng - ông Hàn Quốc
Du thì nhắc lại việc Trung Hoa Dân Quốc, tức Đài Loan là tác giả của đường chữ
U, tức đường đứt khúc 9 đoạn bao trùm biển Đông mà hiện giờ Trung Quốc đang
dùng để tuyên bố chủ quyền. Ông nói:
“Tôi cũng muốn nhấn mạnh là Quốc dân đảng lúc nào
cũng yêu cầu tất cả các bên tranh chấp thực hiện việc tự kiềm chế mạnh mẽ để có
giải pháp hòa bình trong tranh chấp chủ quyền Biển Nam Trung Hoa.
Thật đáng tiếc là mặc dù Trung Hoa Dân Quốc kiểm
soát hoàn toàn đảo Thái Bình (Ba Bình-PV) thuộc Quần đảo Trường Sa, tuy nhiên
chưa bao giờ được mời trong bất kỳ cuộc đối thoại chính thức nào để giải quyết
tranh chấp chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa”.
Ông Lee Hung-Chun, Tổng thư ký của đảng Thân Dân
nói qua người phiên dịch rằng, đối thoại mang tính xây dựng là chìa khóa để giải
quyết vấn đề Biển Đông :
“Chắc chắn, chúng ta không muốn kích động Trung
Quốc, ủng hộ Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản. Chúng tôi muốn đóng một vai trò trung
lập và dựa trên nền tảng của lực lượng gìn giữ hòa bình một cách rõ ràng.
Chúng tôi nghĩ chìa khóa trong chuyện này là làm sao
có thể có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với lãnh đạo Trung Quốc như
chúng tôi đã nhấn mạnh trước đó.
Tổng thống tiếp theo của Đài Loan sẽ không thể đạt
được thành tựu giữ hòa bình trong khu vực nếu như chúng ta không có những cuộc
đối thoại nghiêm túc đối với lãnh đạo các nước”.
Mặc dù là nước kiểm soát đảo lớn nhất ở Trường Sa,
Đài Loan không được mời tham gia đàm phán Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở
Biên Đông giữa Trung Quốc và ASEAN.
Các nước ASEAN hiện công nhận chính sách một Trung
Hoa của Trung Quốc. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ được thống
nhất và chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với nước nào công nhận chính sách một Trung
Hoa.
Thạc
sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông nói với phóng viên
RFA qua tin nhắn cho rằng, bất kỳ ai lên làm Tổng thống Đài Loan lần này cũng sẽ
có tác động không nhỏ đến các tranh chấp Biển Đông đặc biệt nếu là một ứng cử
viên thân Trung Quốc giành chiến thắng.
--------------------------------
.
Hoàng Gia Phúc
08/01/2020
08/01/2020
Những
ngày gần đây, dư luận khu vực đang nóng lên bởi cuộc đối đầu giữa lực lượng hải
quân Indonesia và tàu hải cảnh của Trung Quốc.
Sự căng thẳng bắt đầu vào hồi giữa tháng 12 năm 2019
khi Indonesia phát hiện ra một tàu hải cảnh Trung Quốc tiến sát đến khu vực bắc
quần đảo Natuna. Khu vực này được Indonesia cho biết thuộc vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) của Indonesia.
Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã cực
lực lên án “Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm khu vực biển nằm trong EEZ của
Indonesia”.[1] Để
đối phó với hành động hung hăng này của Trung Quốc, một mặt, hải quân Indonesia
tăng cường lực lượng các tàu chiến, 4 chiếc chiến đấu cơ F-16 đã được điều tới
tiếp sức.[2] Ngoài
ra, Indonesia cũng đưa thêm 120 ngư dân ra khai thác tại khu vực này.[3]
Ngày 1/1/2020, Bộ Ngoại giao Indonesia ra tuyên bố
yêu cầu Trung Quốc giải thích "cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng"
cho yêu sách của họ đối với EEZ, dựa trên UNCLOS 1982, Indonesia cũng khẳng định
rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông "không có cơ sở pháp
lý", sau khi cáo buộc tàu Trung Quốc xâm nhập EEZ của Indonesia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng
hôm 31/12 ngang nhiên nói rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển lân cận
quần đảo Trường Sa, ám chỉ ngoài khơi quần đảo Natuna nằm ở phía nam quần đảo
Trường Sa.
"Yêu sách của Trung Quốc với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS 1982 công nhận", Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố và nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường 9 đoạn".
Phải nói thêm rằng, Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp biển Đông (bao gồm 5 nước 6 bên). Indonesia cũng là quốc gia “anh cả” của ASEAN. Theo quy định của Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) thì khu vực Natuna nằm trong EEZ của Indonesia, tuy nhiên Trung Quốc cho rằng vùng nước quanh Natuna rất giàu tiềm năng dầu mỏ, khí đốt này thuộc “đường lưỡi bò” đầy tai tiếng. Trung Quốc viện cớ rằng, Trung Quốc có “quyền lịch sử” đối với tất cả các vùng nước và thực thể bên trong “đường lưỡi bò”. Năm 2015 Indonesia cũng đã chính thức lên tiếng bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc cho tàu xâm phạm vùng biển Natuna
không phải là hành động mới. Chúng ta còn nhớ, Trung Quốc đã gia tăng các hành
động gây hấn với 3 nước láng giềng ven Biển Đông là Philippines, Malaysia và Việt
Nam hồi năm ngoái.
Với Philippines, Trung Quốc đã cho một số lượng lớn
tàu hải cảnh, tàu dân quân biển núp dưới danh nghĩa các tàu cá bao vây, đe dọa
các hoạt động trên biển của Philippines; uy hiếp các hoạt động tàu cá của ngư
dân Philippines ở khu vực bãi cạn Scarborough, thậm chí tàu Trung Quốc đã đâm
chìm tàu cá của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines rồi bỏ
mặc các ngư dân Philippines trên biển và các ngư dân Việt Nam đã cứu sống họ hồi
tháng 6/2019; nhiều lần Trung Quốc cho tàu khảo sát xâm nhập sâu vào vùng biển
của Philippines, có lúc đi vào cả lãnh hải của Philippines.
Với Malaysia, Trung Quốc liên tiếp cho các tàu hải cảnh
và tàu dân quân biển quấy phá, ngăn cản các hoạt động dầu khí của Malaysia
quanh khu vực bãi cạn Nam Luconia, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Malaysia.
Với Việt Nam, trong vòng 113 ngày (từ 3/7 – 24/10)
Trung Quốc liên tiếp cho tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải
cảnh và tàu dân quân biển xâm lấn ngày càng sâu vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa, đồng thời đe dọa, uy hiếp hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam ở khu
vực lô 06-1, gây ra tình hình căng thẳng nhất trên biển trong vòng 5 năm qua.
Bên cạnh đó, Trung Quốc kêu gọi và đang tiến hành bước
cuối cùng của cái mà Trung Quốc gọi là “gác tranh chấp cùng khai thác” với
Philippines để nhằm tạo ra một hình mẫu để có thể áp dụng với các quốc gia
ASEAN khác, mà trong đó có Việt Nam, Malaysia và Indonesia.
Nhìn lại các hành động trên biển Đông của Trung Quốc
trong suốt thời gian vừa qua cho ta thấy tham vọng và ý đồ của Trung Quốc trên
biển Đông, đó là:
- Trung Quốc luôn ngăn
cản và quấy phá các quốc gia ASEAN nếu họ có hành động thăm dò hoặc khai thác tại
vùng EEZ của họ. Trung Quốc làm vậy để buộc các quốc gia này phải “gác tranh chấp
cùng khai thác” với Trung Quốc, có nghĩa là các quốc gia này phải từ bỏ mọi quyền
pháp lý của mình theo luật pháp quốc tế và UNCLOS.
- Trung Quốc sẽ tiếp tục
mở rộng việc xây dựng các đảo nhân tạo tại các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa
và Scarborough. Sau khi quá trình quân sự hoá các thực thể này đã hoàn tất.
Trung Quốc sẽ tiếp tục “dân sự hóa” từng bước các thực thể này trước cộng đồng
quốc tế thông qua các biện pháp như xây dựng và đăng ký trạm khí tượng thủy văn
…, làm bình phong để Mỹ và các nước không có cớ để lên án Trung Quốc được, bởi
vì “đây chỉ là vì mục đích dân sự”.
- Trung Quốc tiếp tục
gia tăng việc tuyên truyền, biện minh cho các hành động và yêu sách của mình.
Trung Quốc không muốn có chiến tranh nên sẽ không tiến hành xung đột quân sự
lúc này, nhưng Trung Quốc sẽ sử dụng các lực lượng để quấy phá, đe doạ các nước
ASEAN như thời gian vừa qua. Một mặt để đe doạ các quốc gia ASEAN, buộc họ tuân
theo “gác tranh chấp cùng khai thác”, mặt khác nhằm rêu rao với thế giới là
tình hình an ninh Biển Đông vẫn đang trong tầm kiểm soát, bất ổn là do Mỹ và
các “thế lực phương Tây” can thiệp.
Chú thích :
[1] https://jakartaglobe.id/news/indonesian-military-on-full-alert-in-north-natuna-sea-after-border-trespass-by-chinese-vessels
[3] https://www.thejakartapost.com/news/2020/01/06/first-line-of-defense-indonesia-to-populate-natuna-waters-with-fishers.html
No comments:
Post a Comment