Sunday, 19 January 2020

NASA VÀ NOAA CHÍNH THỨC XÁC NHẬN NĂM 2019 LÀ NĂM NÓNG NHẤT THỨ HAI TRONG LỊCH SỬ GHI NHẬN (Hành Tinh Titanic)




19/01/2020

Theo các phân tích độc lập được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), nền nhiệt trên toàn bề mặt Trái Đất trong năm 2019 là nóng nhất thứ hai kể từ khi con người bắt đầu biết ghi nhận dữ kiện này, bắt đầu từ năm 1880. Xem:

Nền nhiệt của năm 2019 chỉ được xếp sau năm 2016 và đang diễn tiến tiếp tục khuynh hướng nóng lên dài hạn của cả hành tinh: 5 năm vừa qua cũng đã là giai đoạn nóng nhất trong 140 năm qua.

VIDEO :

Theo các nhà khoa học thuộc Học viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA ( NASA’s Goddard Institute for Space Studies – GISS), nền nhiệt trong năm vừa qua nóng hơn 1,8°F (0,98°C) so với mức trung bình của giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1980.

Ts. Gavin Schmidt – Giám đốc của GISS – cho biết:

Thập kỷ vừa qua rõ ràng là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử ghi nhận. Mỗi một thập kỷ kể từ thập niên 1960 đều đã ấm hơn so với cùng giai đoạn đó trước đây.

Kể từ thập niên 1880, nền nhiệt trung bình của bề mặt hành tinh đã gia tăng hơn 2°F (hơn 1°C). Và nếu so sánh với Kỷ Băng Hà cuối cùng, thì mức chênh lệnh tăng nhiệt là vào khoảng hơn 12°F so với hiện nay. Ts. Schmidt nói:

“Chúng ta đã vượt qua và bước vào lãnh địa của mức tăng nhiệt hơn 2°F trong năm 2015 và dường như chúng ta không thể quay trở lại như trước kia được nữa. Điều này chứng tỏ những gì đang xảy ra là một quá trình liên tục, không phải như một sự ngẫu nhiên do một số sự kiện thời tiết gây ra: chúng ta biết rằng xu hướng trong dài hạn này là do mức phát thải tăng cao của khí công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển.

Chỉ cần xem biểu đồ dưới đây về mức nhiệt được 5 nguồn khoa học uy tín nhất thế giới ghi nhận lại, thì chúng ta cũng đủ hiểu rằng nền văn minh loài người đang đối mặt với một diễn trình liên tục của sự tăng nhiệt không thể tránh khỏi:


Biểu đồ này cho biết các mức biến thiên về nhiệt độ trong mỗi năm kể từ năm 1880 đến năm 2019, so với mức trung bình của giai đoạn năm 1951-1980 được ghi nhận lại bởi NASA, NOAA, nhóm nghiên cứu Berkeley Earth thuộc Đại học California, Trung tâm Hadley của Cơ quan Khí tượng Anh quốc, và phân tích dữ kiện Cowtan and Way. Mặc dù có những sai số nhỏ so với từng năm, nhưng tất cả 5 nguồn ghi nhận về nền nhiệt đều cho thấy các đỉnh và vùng lõm nhiệt độ đều tương đồng với nhau. Tất cả đều chỉ rõ hiện tượng ấm lên nhanh chóng trong một vài thập kỷ vừa qua, và tất cả đều chứng minh rằng thập kỷ mới đây chính là khoảng thời gian nóng nhất. Nguồn: NASA GISS/Gavin Schmidt

Biểu đồ này cũng cho thấy năm 2020 sắp tới cũng đang nằm trong tiến trình trở thành một trong những năm có nền nhiệt nóng nhất lịch sử (đang trên đà tăng – đạt đỉnh). Dự báo nền nhiệt cho năm 2020 của Cơ quan Khí tượng Anh quốc (Met Office) cho biết năm nay (2020) sẽ tiếp tục nằm trong chuỗi năm nóng nhất của hành tinh, kể từ khi con người biết ghi nhận nhiệt độ từ năm 1850.

Chuỗi các năm nóng nhất bắt đầu từ năm 2015. Đây là năm đầu tiên nền nhiệt toàn cầu vượt mức +1,0°C so với thời kỳ tiền công nghiệp (giai đoạn năm 1850-1900).

Năm nóng nhất trong lịch sử ghi nhận chính là năm 2016, khi mà chu kỳ khí hậu El Niño tại khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương đã tạo thêm hiệu quả tăng nhiệt trên toàn cầu. Còn năm 2020 được dự báo là một năm khác có nền nhiệt nóng, nhưng lần này gần như không có hiệu ứng mạnh mẽ của El Niño (dù chu kỳ khí hậu này được dự báo sẽ quay trở lại vào cuối năm 2020). Xem:


Met Office cũng dự báo nền nhiệt trung bình của năm 2020 từ tăng từ 0,99°C đến 1,23°C – với một mức trung bình là vào khoảng 1,11°C – so với giai đoạn từ năm 1850–1900. Gs. Adam Scaife – người đứng đầu Met Office – nói:

Các biến cố tự nhiên – ví dụ như chu kỳ khí hậu El Niño gây hiệu ứng tăng nhiệt ở Thái Bình Dương – luôn ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu toàn cầu, nhưng khi El Niño biến mất, thì dự báo này đưa ra một bức tranh rõ ràng về yếu tố mạnh mẽ nhất khiến nền nhiệt gia tăng: đó chính là phát thải khí nhà kính.

Vì thế, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 được xem là khoảng thời gian bản lề để giới khoa học khí tượng thế giới theo dõi và đưa ra các quyết định chính xác nhất về tiến trình nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, theo dự báo của các nhà khoa học trong mạng lưới của Hành tinh Titanic, loài người sẽ chứng kiến biển băng ở Bắc Cực biến mất vào mùa hè trong năm 2020 hoặc năm 2021. Và đó là một thời điểm rất quan trọng của ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU, khi mà đáy biển Bắc Băng Dương tan rã sẽ giải phóng một lượng lớn khí methane có hiệu ứng giữ nhiệt gấp 86 lần khí carbon dioxide và kích hoạt một sự tăng nhiệt đột biến lên +18°C chỏ trong vòng 6 năm sau đó. Xem:


Ngoài ra, các vụ cháy rừng khủng khiếp tại Alaska, Amazon, Sibera, Trung Phi, Indonesia, Australia… cũng đang bơm vào bầu khí quyển một lượng lớn khí Carbon Dioxide. Như một tiến trình đổ sụp dần dần từng quân cờ domino sinh thái trên tầm mức hành tinh, thiên nhiên cũng sẽ cùng tiếp tay để đẩy loài homo sapiens kiêu ngạo vào thế bí, trước khi rơi xuống vực thẳm của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6.

Giờ đây, theo một ghi nhận mới nhất từ Cơ quan Nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), các đám khói khổng lồ từ vụ cháy rừng khủng khiếp ở Australia đang tuần hoàn vòng quanh thế giới, di chuyển từ Australia qua khu vực Nam Thái Bình Dương, đến Nam Mỹ và quay trở lại bang Western Australia. Chúng tạo thành các đám mây pyrocumulonimbus (tạm dịch là “mây vũ tích”) ở độ cao hơn 16km, di chuyển ở độ cao trên cùng của tầng đối lưu và gần chạm tầng bình lưu, tác động đến điều kiện khí hậu và thời tiết toàn cầu.


Hình ảnh xử lý ba màu Đỏ – Xanh lá – Xanh dương VIIIRS từ vệ tinh viễn thám Suomi NPP đã cho thấy cái nhìn thực tế về cách mà đám khói tỏa ra khắp khu vực Nam Thái Bình Dương từ cháy rừng tại Australia. (Xin lưu ý rằng các hình ảnh này không biểu thị cho những gì mà con người sẽ thấy được thực tế từ trên quỹ đạo xung quanh hành tinh. Trong các hình này, hiệu ứng tán xạ Rayleigh, mà sẽ tạo ra “những vùng mờ màu xanh dương”, đã được xóa khỏi hình. Tuy việc xử lý này hữu ích, nhưng nó thường gây khó khăn khi muốn phân biệt khói bụi với mây hơi nước, và đôi khi là những bề mặt đại dương màu tối). Nguồn ảnh: NASA/Colin Seftor


Chỉ số bụi mù dựa trên bức xạ cực tím (UV aerosol index) là một công cụ đo lường dùng để phát hiện dễ dàng nhiều loại khói (và bụi) bốc lên từ nhiều mặt đất. Nó cũng có đặc tính phù hợp để xác định và theo dõi khói lẫn trong các đám mây pyroCb: đám khói càng bốc cao, thì chỉ số này càng lớn. Giá trị trên 10 thường có liên quan đến những sự kiện như vậy. Chỉ số bụi mù do các đám mây pyroCb từ cháy rừng ở Australia gây ra đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử ghi nhận. Nguồn ảnh: NASA/Colin Seftor

Click :

Đây là ảnh kết hợp giữa hệ xử lý ba màu Đỏ – Xanh lá – Xanh dương VIIIRS từ vệ tinh và chỉ số bụi mù dựa trên bức xạ cực tím (UV aerosol index). Nguồn ảnh: NASA/Colin Seftor


---------------------------------

CÁC BÀI KHÁC :






No comments:

Post a Comment

View My Stats