Thiện Ý
08/01/2020
Cuối năm vừa qua, Tòa án Việt Nam đã xử sơ thẩm đại
án điển hình thứ ba, với các bản án nặng nề dành cho các quan chức thuộc hạng “hổ
beo” trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” theo gương Trung Quốc,
mà cụ Tổng-Tịch Nguyễn Phú Trọng đã phát động và cầm trịch hơn một năm qua. Một
trong hai con hổ suýt “dựa cột” nếu gia đình không kịp đem nộp lại số tiền
3 triệu Mỹ Kim đã tham nhũng được; cũng như nhiều bị can khác đã được giảm án
nhờ giao nạp lại tiền tham nhũng, khắc phục hậu quả do phạm tội gây ra.
Nhớ lại hai vụ đại án điển hình trước đây là đại án
“Thủy điện Sông Đà” và “Ocean Bank” nay là “Mobifone” tất
cả đã đưa được vai ba con hổ bự thuộc hàng bất khả xâm phạm như “Ủy viên Bộ
Chính trị” (Đinh La Thăng) hay Ủy viên Trung ương đảng (Nguyễn Bắc
Son, Trương Minh Tuấn) từng nắm những chức vụ Bộ trưởng trong chính phủ vốn
là môi trường béo bở cho vi trùng tham nhũng phát triển. Qua các đại án điển
hình này, dường như cụ Tổng -Tịch Nguyễn Phú Trọng muốn chứng tỏ cho nhân dân
thấy thực tâm và quyết tâm diệt tham nhũng triệt để, không khoan nhượng, “không
có vùng cấm” để “trong sạch hóa guồng máy cai trị, lấy lại niềm tin
trong nhân dân” (đã mất từ lâu); như Ông từng nhắc lại nhiều lần.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người hoài nghi cho rằng chiến dịch chống và diệt tham
nhũng của ông Tổng-Tịch chỉ là “mượn gió bẻ măng”, dùng chính nghĩa chống
và diệt tham nhũng để thực hiện ý đồ đen tối, là loại trừ những phe cánh khác
trong nội bộ Đảng, củng cố quyền lực tập trung trong phe cánh mình. Thực hư thế
nào thì cần phải chờ xem thực tế ra sao.
Hiện tại, với cái nhìn khách quan qua hiện tượng,
người viết tạm tin vào thực tâm chống và diệt tham nhũng triệt để của Cụ Tổng
Trọng, là để cứu “sinh mạng chính trị của Đảng và Nhà nước ta” như
mối lo chung của các lãnh đạo của “ Đảng ta”. Tuy nhiên, người viết
cho rằng bây giờ mới “chống và diệt tham nhũng triệt để có thể là quá trễ,
nhưng vẫn chưa muộn”. Vì sao?
Nội dung bài viết này lần lượt trình bày:
·
Thực trạng tham nhũng tại Việt Nam.
·
Chủ trương và hiệu quả của các biện pháp chống và diệt
tham nhũng của chính quyền.
·
Chống và diệt tham nhũng triệt để có quá trễ, nhưng
chưa muộn?
I - THỰC TRẠNG THAM NHŨNG TẠI VIỆT NAM
1 - Thế nào là tham những?
Theo
chuyên trang giáo dục đào tạo phòng chống tham nhũng định nghĩa thì:
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của
bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển
Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân
dân lấy của. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc
tế chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm
vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật hiện
hành Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi”. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những
người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói
cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản
của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành
vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm,
thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai
tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu.
2 - Thực trạng tham nhũng tại Việt Nam
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
Tham
nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Trích
tờ Vietnam Investment Review số 699 ngày 7/3/2005 viết thì
tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ...
ước lượng 30% đầu tư hạ tầng".
Về mặt chính quyền thì nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi còn tại chức đã từng phát biểu:
"Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người". Đương
kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói: "Hiện tượng
hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào
đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có...”
- Theo
xếp hạng mức độ tham nhũng thế giới năm 2015, Việt Nam xếp thứ 112/168 quốc gia
được khảo sát.
Đội cảnh sát giao thông, một trong ba cơ quan ở mức
tham nhũng cao nhất theo báo cáo của Chính phủ Việt Nam.Trong cuộc điều tra
năm 2005, Ban
Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến
nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: (1)Địa chính nhà đất, (2)Hải
quan/quản lý xuất nhập khẩu (3) Cảnh sát giao thông.
-
Theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham
nhũng đến công chúng, ba cơ quan/tổ chức dẫn đầu là: (1) Công an (2)
Giáo dục (3) Cán bộ, công chức
Ngoài ra trong số 10 cơ quan được "bầu chọn"
có nhiều tham nhũng là cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị
trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư;
cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.
Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham
nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (CG) ngày 9/6/2006 đều
nhận định: "Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động".
Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011, nguyên Chủ tịch nước lúc bấy giờ là Trương Tấn Sang đã nói:"Trước đây
chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ,
không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết
thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước
này”.
Theo Nhận xét trong nước năm 2016:
-
Ngày 12-7, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống
tham nhũng. Phó thủ tướng chính phủ Trương Hòa Bình lúc dó nhận định, công tác
phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Tình hình tham nhũng vẫn
diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai,
đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín dụng ngân hàng, công tác tổ
chức cán bộ... “Một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên trong đó có những
người được giao những chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp có biểu hiện suy
thoái về đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy
theo tiền tài, địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc."
-
Ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an cho biết ý kiến: “Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn
tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản
Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.” Ông
Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du lịch nhận định: “Ông
Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho
nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi… chỉ khi nào ông Tổng
Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”.
Theo
nhận xét quốc tế, chỉ số tham nhũng của Việt Nam từ 2001 đến 2011
dao động từ 2.4 đến 2.9 (trên tổng số 10, chỉ số càng nhỏ thì tham nhũng càng
cao). Từ 2012 đến 2018, chỉ số này dao động từ 31 đến 35 (trên thang điểm 100).
Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 117/180.
Theo
cách xếp hạng Nhận thức về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (tức Transparency International), công bố năm 2010 thì Việt Nam
được 2.7 trên 10 điểm (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng
tham nhũng cao).
Sang
năm 2011 số điểm và vị trí xếp hạng của Việt Nam cho thấy tham nhũng vẫn là mối
lo ngại chính đối với quốc gia này. So sánh hai năm
2010-2011 thì không có thay đổi đáng kể nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của
chính phủ.
Chỉ số của CPI sau năm 2011 thì dùng 0 đến 100 điểm.
Số điểm thấp là nhiều tham nhũng. Con số cao là minh bạch, trong sạch. Theo cuộc
khảo xét năm 2012 thì điểm số của Việt Nam tăng nhẹ từ 2,9 (thang 10) lên 31
(thang 100), nhưng vẫn bị tụt 11 bậc, không những so với các quốc gia tiên tiến
mà cả với các nước lân bang trong khu vực.
Cuộc
khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn
tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân
viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên. 38% số người
tin rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu
quả.
Theo
Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ thì cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt
Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất. Chia
thành từng tiêu chí một thì Việt Nam có những nhược điểm vì chồng tréo giữa cơ
quan nhà nước và doanh thương, dẫn đến vấn đề "lại quả" và quan liêu
trong việc quản lý. Việt Nam cũng kém vì thiếu sự giám sát của các tổ chức dân
sự. Kém nhất là tình trạng thiếu minh bạch trong hành chính.
II - CHỦ TRƯƠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA CHÍNH QUYỀN THÌ SAO?
Nhận xét tổng quát thì hệ thống phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam khá đồng bộ và phức tạp. Đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng
chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bên Chính
phủ có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh tra chính phủ đứng đầu. Hầu như tất
cả các Bộ ngành, UBND đều có cơ quan phòng chống tham nhũng. Ông Vũ Tiến Chiến,
nguyên Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương từng
nói: "tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả của
công tác phòng, chống vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi."
Góp
ý dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN, ĐBQH Nguyễn Đăng Trừng tại chức lúc đó (chưa bị khai trừ khỏi đảng)
ví rằng: "Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ
19 - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ."
Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm
Đồng) trước đây cũng từng nói "Chống tham nhũng phải như quét cầu thang,
quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên".
Ngày 23 tháng 12 năm 2005 Quốc hội Việt nam thông
qua "Luật Phòng chống tham nhũng". Luật này
đã trao quyền diều hành Ban Chỉ đạo và trực tiếp điều hành công cuộc phòng chống
tham nhũng cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ, mà trước đây do Thủ
tướng Chính phủ đảm trách, vì Ban Chỉ đạo đã không thi hành được đặc nhiệm.
Chính sự luật hóa này mà hơn một năm qua Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn
Phú Trọng đã có tư thế quyền lực mạnh để phát động một một cao trào chống và diệt
tham nhũng triệt để, “không có vùng cấm”. Từ đó và nhờ đó công cuộc
phòng chống tham nhũng tại Việt Nam đã tạo được bước “đột phá”, có được một số
thành quả nhất định, có tác dụng làm khựng lại tệ trạng tham nhũng trầm trọng
mang tính hệ thống. Những thành quả tiêu biểu to lớn nhất là hai đại án tham
nhũng “Thủy Điện Sông Đà” và “Ocean Bank” năm 2018 và đại
án “Mobifone” mới kết thúc sơ thẩm vào những ngày cuối năm
2019 vừa qua. Cả ba đại án này đã “Đả được ba hổ bự ” (Ủy viên Bộ
Chính trị Đinh La Thăng, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc
Son và Trương Minh Tuấn) một số ít hạng beo và khá đông hạng ruồi lớn bé. Đồng
thời đã thâu lại được khá nhiều tiền tham ô lên đến hàng trăm tỷ đồng. do các bị
can hoàn trả để được giảm án theo chủ trương “khoan hồng với ai khắc phục
hết theo đúng tinh thần ‘trị bệnh cứu người của Đảng”. được báo Người
Lao động hôm 27/12/2019 ghi lại lời ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư
(chuẩn Tổng Bí Thư kế nhiệm Tổng-Tịch Nguyễn Phú Trọng?) đã phát biểu
tại Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của ngành Kiểm sát nhân dân, đã đề cập
đến vụ án MobiFone mua cổ phần AVG,
III - DIỆT THAM NHŨNG TRIỆT ĐỂ TRỄ NHƯNG CHƯA
MUỘN?
1 - Diệt tham nhũng triệt để quá trễ
Đúng ra, diệt tham nhũng triệt để cần và phải làm sớm
hơn ở Việt Nam. Tỷ như phải làm trước thời kỳ “Mở cửa” (trước
1995) sau khi Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội bị thất bại hoàn toàn(1976-1986),
“Đổi mới” cũng không cứu vãn được (1986-1995) phải “Mở
cửa” làm ăn với thế giới bên ngoài (1995 đến nay 2020 vẫn
đang tiếp tục) , bằng con đường “kinh tế trường theo định hướng tư
bản chủa nghĩa”(không phải định hướng xã hội chủ nghĩa như “Đảng ta”
nói, để tránh phải thú nhận xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt nam đã thất bại
hoàn toàn và vĩnh viễn).
Phải diệt tham nhũng triệt để sớm hơn tại Việt Nam,
là vì trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội “vi trùng tham nhũng” còn
yếu, môi trường phát triển không thuận lợi. Vì ai cũng biết, tham nhũng thường
phát triển yếu ớt trong môi trường “kinh tế xã hội chủ nghĩa nghèo nàn
lạc hậu”, chỉ phát triển nhanh và mạnh trong mội trường “mật ngọt kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa”.
Thật vậy, trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, với
nền kinh tế quốc doanh, tài hóa nhà nước và xã hội còn nghèo nàn, “công nhân
nhà máy quốc doanh” hay “nông dân hợp tác xã hay nông trường quốc
doanh ”, dù thi đua lao động “ làm ngày không đủ, tranh thủ
làm đêm, quá lắm con chuột tham nhũng cũng chỉ gặm nhấm đến mức độ “Công
nhân, nông dân lao động bằng hai, để cho cán bộ mua đài (radio) sắm
xe (xe đạp hay xe gắn máy là cùng).”
Thế
nhưng, sau “mở cửa” trong “môi trường mật
ngọt kinh tế thị trường” tham nhũng đã phát triển nhanh và mạnh, các quan
tham không còn “mua đài” ( vì quá lỗi thời) mà mua “ Điện
thoại cầm tay, TV, tủ lạnh” đủ kiểu tối tân, đắt tiền, sắm “xe
hơi đủ hiệu” sang trọng, xây nhà lầu với trang bị đầy đủ tiện nghi tân kỳ của
thời đại, từ trong nước ra hải ngoại; để có nơi ăn chốn ở thuận lợi cho các cậu
ấm, cô chiêu du học “vừa học, vừa hưởng”…Tiền đâu nhiều thế? Câu trả lời
không khó: Tiền tham nhũng mà có đó, chẳng cần kiểm kê tài sản các cán bộ đảng
viên CS có chức, có quyền lớn bé các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương, nắm giữ những vị thế có môi trường béo bở, đầy cám dỗ.
Và
như thế, việc chống và diệt tham nhũng quá trễ, tham nhũng từ một căn bệnh nhẹ trị dễ,ít tốn kém công sức, hậu quả thất
thoát công quỹ do đục khoét công quỹ, hay nhũng nhiễu làm tiền nhân dân ở mức độ
thấp…Thế nhưng, vì trễ, nên nay trở thành căn bệnh trầm kha, chữa trị khó, tôn
nhiều công sức, tham nhũng đã trở thành hệ thống bao che, hổ trợ, cấu kết với
nhau (lợi ích nhóm). Hệ quả là tệ nạn tham nhũng đã gây tồn hại tài hóa
cho nhà nước và nhân dân rất lớn, số cán bộ đảng viên tham nhũng bị trừng phạt
không nhỏ cũng là tổn thất lớn lao cho đảng cầm quyền về mặt nhân sự. Đó là thực
trạng căn bệnh tham nhũng trầm trọng tại Việt Nam hiện nay, mà chúng tôi cho là
do thực hiện chống và diệt tham nhũng triệt để, ích cự quá trễ.
Nhớ
lại, trước khi rời Việt Nam đến Hoa Kỳ, vào khoảng tháng 2-1992, tôi đã đến gặp người bạn, một đảng viên cộng sản chân chính để chào
từ biệt (Chúng tôi đã viết về người bạn thân này trong “Thư xuân viết về và
viết cho: người bạn thân, một đảng viên cộng sản đã đăng trên diễn đàn này của
VOA vào đầu năm năm 2015). Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng này, chúng tôi có
đưa cho người Bạn một tập vở 100 trang với nội dung viết góp ý về một số vấn đề
liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, trong đó có vấn đền chống và
diệt tham nhũng (Chúng tôi có ý định sẽ viết lại toàn bộ góp ý này). Theo
đó, chúng tôi đề nghị biện pháp chống và diệt tham nhũng triệt để: (1) Kiểm
kê tài sản tất cả cán bộ đảng viên cộng sản lần đầu và sau đó định kỳ hay đột
xuất một số đối tượng (2) Đem so sánh khối lượng tài sản (động sản cũng
như bất động sản) với lợi tức kiếm được qua lương bổng và chế độ đãi ngộ. Tổng
số tài sản vượt quá khả năng lợi tức kiếm được, không chứng minh được nguồn gốc,
sẽ bị tịch thu xung công. Nếu có dấu hiệu tài sản vượt quá khả năng kiếm được
do vi phạm pháp luật thì bị truy tố, xử tội. (3) Trong lần kiểm kê đầu tiên,
cho người tự khai một thời hạn tự giác khai nạp tiền kiếm được do tham nhũng;
Hoặc những kẻ tham nhũng tự nguyện tự giác khai nhận và đem trả lại cho công quỹ
tiền bạc, vật dụng kiếm được do tham nũng trước khi kiểm kê, đều được miễn tội,
không bị truy tố trước pháp luật.Nhưng tùy mức độ sai phạm có thể áp dụng các
biện pháp chế tài hành chánh, kỷ luật, giáng chức, cho về hưu…
2 - Trễ nhưng chưa muộn?
Theo nhận định của chúng tôi, chống và diệt tham
nhũng triệt để, tích cực ở Việt nam hiện nay, tuy có trễ nhưng chưa muộn. Vì ai
cũng biết tham nhũng là một tệ trạng xã hội không chỉ riêng có trong các cơ
quan công quyền chế độ hiện nay, mà từng có trong các cơ quan công quyền của
các chế độ chính trị trước đó tại Việt Nam. Như thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa ở
Nam Việt Nam, tệ trạng tham nhũng trầm trọng đến độ Phó Tổng Thống Việt nam Cộng
Hòa Trần Văn Hương, Chủ tịch Ủy Ban chống tham nhũng quốc gia đã phải thốt
lên “Diệt hết tham nhũng thì biết lấy ai mà làm việc bây giờ”.
Đồng thời cũng là tệ trạng chung trong các cơ quan
công quyền cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội tư nhân ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Sự khác biệt chỉ là mức độ tham nhũng ít nhiều tùy hoàn cảnh và
các biện pháp phòng ngừa chống và diệt tham nhũng của nhà chức trách nơi mỗi quốc
gia, tổ chức kinh tế, xã hội dân sự. Điều quan trọng là những nhà lãnh đạo quốc
gia trong các chế độ chính trị ấy có thực tâm, quyết tâm thực hiện chống và diệt
tham nhũng thực sự hay chỉ là chiêu bài mỵ dân, hay che dấu một ý độ vụ lợi,
đen tối. Thành ra, căn bênh tham nhũng đã là mãn tình, phổ quát, công cuộc chống
và diệt tham nhũng phải là thường trực, làm sớm thì có hiệu quả tích cực, đỡ tổn
thất cho công quỹ quốc gia về tài chánh, tôn thất nhân lực công nhân viên nhà
nước, nhất là tổn thất về niềm tin của người dân đối với chính quyền thật khó
lường hậu quả.
Điều người dân Việt Nam bây giờ lo ngại, có lẽ là
công cuộc chống và diệt tham dũng triệt để, tích cực, trở thành cao trào, có hiệu
quả ít nhiều hiện nay, do ông Tổng –Tịch Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí cùng
đồng tâm hiệp lực, rồi đây sẽ ra sao, sau khi Ông Trọng về hưu? Liệu người kế
nhiệm có đủ bản lãnh, quyết tâm, uy tín như Ông Trọng, để tiếp tục cầm trịch
cho công cuộc phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất, dù không
tiêu diệt được hoàn toàn tệ trạng này. Vì tham nhũng đã như căn bệnh mãn tính
trong quồng máy công quyền các quốc gia, không thể tiêu diệt hết, quá lắm chỉ
giữ dược mức độ tham nhũng khả dĩ chấp nhận được theo hoàn cảnh thực tế mỗi quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
Thiện
Ý
Houston, ngày 5 tháng 1 năm 2020.
No comments:
Post a Comment