Truyền hình Quân đội vừa tổ chức cuộc thực nghiệm
cho tài xế ăn hoa quả, uống thuốc viêm phổi sau đó thổi vào máy nồng độ cồn. Kết
quả, ai cũng “dính chấu” và chắc chắn sẽ bị xử phạt dù không uống rượu bia. Vì
theo Nghị định 100, cứ có cồn là phạt.
Vụ phó Vụ ATGT, Bộ GTVT Hoàng Thế Tùng chính là người
tham mưu cho Nghị định 100 nói rằng hình phạt là cần thiết, cho dù ăn hoa quả
thức ăn thì nồng độ cồn vẫn là nồng độ cồn. Ông khuyên người dân nên tìm hiểu
các loại thức ăn nào có nồng độ cồn để tự điều chỉnh.
Tôi xem ông phát biểu vừa xem vừa khấn để khỏi đập
điện thoại. Ông ơi là ông! Người dân xứ này cơm ăn chưa no áo mặc chưa ấm mà
ông bắt dân phải sống như những nhà khoa học dinh dưỡng.
Ông là người làm luật, ông phải biết luật phải có
tính khoa học, tính xã hội của nó. Luật của ông phải phân biệt được chỉ số nồng
độ cồn trái cây và bia rượu để điều chỉnh phù hợp. Không thể cứ vượt qua 0
miligam/100 mililit khí thở là phạt được.
Đó là lý do vì sao đa phần các quốc gia ra luật từ
0,5 miligam/100 mililit khí thở mới xử phạt. Chỉ có 20 quốc gia quy định vượt
quá 0 là phạt nhưng họ chắc chắc có nghiên cứu của họ, có đặc thù của xã hội họ.
Ông không thể copy một cái lâu đài đặt trên nền nhà tranh vách đất được.
Dân không thể nhịn đói ra đường, đau không thể nhịn
uống thuốc. Ăn quả nào cũng dính cồn, vậy ông bắt dân ăn quả bom hay quả báo?
Khi dựng một luật, ông buộc phải có nghiên cứu khoa
học và điều tra xã hội học, chứ không thể ngồi phòng lạnh ra một điều luật vo
tròn cả xã hội giết nhầm hơn bỏ sót như vậy. Luật đó chỉ phục vụ ý chí của người
ra luật và nó tạo ra sự bất bình đẳng.
Chưa hết, ông Tùng còn nói rằng thực chất của thức
ăn có nồng độ cồn thì cũng gây ảo giác như bia rượu. Cho nên luật là luật, người
dân phải có ý thức chấp hành. Nghe đến đây thì tôi quỳ hẳn. Trình của ông mà
làm đến vụ phó thì tôi hiểu tại sao sức chịu đựng của dân là vô biên.
Cũng may ông chỉ tham mưu luật giao thông chứ nếu
ông mà tham mưu dựng luật hình sự, chắc dân lủ khủ tự chặt đầu mang đi nộp.
Không cần phải Google, tôi đoan chắc rằng nồng độ tiến
sĩ trong não bộ của ông đã vượt quá mức cho phép!
---------------------------------------
Thứ nhất là tôi ủng hộ phạt và phạt nặng hành vi uống
bia rượu lái xe. Đối với ý thức người Việt thì cần liệu pháp sốc mới thay đổi
được. Bia rượu đã giết quá nhiều người.
Thứ hai, việc phản đối mốc 0 miligam/mililit hơi thở,
chính là vì các anh chị. Các anh chị lại nói là giải cứu hãng bia. Vậy nếu ủng
hộ thì giúp sức cho grab và taxi sao? Các anh chị có đa nghi thì tém tém lại
chút để dành phần ông Tào Tháo với.
Ở phóng sự của truyền hình quân đội, tài xế ăn vải
xong thổi tôi thấy chỉ số 0.19 miligam/mililit hơi thở thì phải. Với chỉ số đó,
các anh chị đủ ốm đòn với công an rồi.
Việc dùng thực phẩm không phải bia rượu, khi vào dạ
dày phản ứng hoá học gây nên nồng độ cồn không có gì mới mẻ. Thế giới người ta
công bố đầy. Những người tham mưu NĐ100 đáng lẽ phải lường trước được điều này
để nghiên cứu tính khoa học của pháp luật.
Ví dụ nồng độ cồn khi ăn trái cây, uống cafe, nước
ngọt thấp thì phải lấy mốc đó tham chiếu khi ra luật. Còn lấy mốc là số 0 thì tề
thiên cũng không thoát.
Bản thân ông Tùng vụ phó kêu dân lựa trái cây tránh
cồn là nói rất ẩu tả và tư duy rất yếu kém. Bản thân ông có biết trái cây nào
không gây cồn không? Có người lại khuyên dân ăn trái cây xong đợi ít lâu mới chạy
xe. Trời hỡi! Ra luật là để bảo vệ dân chứ sao bắt dân ăn xong ngồi thừ như chó
đá trước đền vậy!
Tôi đọc nhiều tờ báo và xem đài, thấy công an và cả
luật sư nói rằng người vi phạm được giải thích với công an. Tôi thật, tư duy của
các vị nên về quê chăn vịt thì hơn.
Tinh thần của pháp luật là công an phải chứng minh
người vi phạm uống rượu bia chứ không có luật nào bắt người ta phải chứng minh
mình ăn trái cây cả. Nguyên tắc suy đoán vô tội các anh đã cầm cố ở tiệm nào rồi?
Vả lại, công an là người thi hành luật chứ không phải
luật. Giải thích với công an khi đó luật phụ thuộc vào cảm xúc của công an, vui
anh ấy tin, buồn anh ấy ứ. Quan hệ giữa công an và công dân vốn đã thiên lệch
nay các vị còn trao thêm cho họ ngọn roi cảm xúc thì làm sao không xung đột?
Tôi ví dụ: Tôi đi đám cưới hoặc vào quán nhậu nhưng
không dùng bia rượu mà chỉ ăn trái cây. Công an bắt thổi nồng độ cồn, tôi giải
thích, họ có nghe được không? Còn khướt! Tui có ngậm hột trong miệng chú công
an cũng méo tin đâu. Tui rành mấy chú quá mà!
Cãi qua cãi lại thể nào cũng có chuyện vì một bên
hàm oan một bên thì niềm tin sắt đá. Công an không ăn đạp thì công dân cũng lên
đồn vì chống người thi hành công vụ.
Lỗ hổng của NĐ100, vì vậy là không hề nhỏ, nó không
chỉ là vơ đũa cả nắm mà còn tạo ra xung đột tiềm tàng. Làm luật đáng lẽ phải lường
trước các nguy cơ chứ không phải kiểu “đoán” chắc là không ai bị phạt vì ăn
trái cây. Chờ bị phạt các anh mới sáng mắt ra thì dân khóc đui cả mắt rồi.
Ra luật thủng như thủng tầng ozone rồi bắt dân lấy
băng keo vá thôi mấy anh làm vua đi chứ làm cán bộ hơi uổng. Làm luật hở, người
ta phản biện thì lắng nghe đi, cứ cãi chày cãi cối hỏi sao dân nói chuyện không
có dịu dàng.
Đã ba chấm còn lì. Nghĩ mà giậng phai màu thiệt chớ
!
No comments:
Post a Comment