BTV Tiếng Dân
06/11/2019
Báo Thời Đại đưa tin: Nhiều ô tô Trung Quốc cài “đường lưỡi bò” nhập khẩu vào Việt
Nam bị phát hiện. Ngày 5/11/2019, ông Nguyễn Văn Thanh, Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, xác nhận, đơn vị vừa kiểm tra và phát
hiện lô hàng của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai, chứa 7 xe ô tô nghi vấn vi phạm chủ
quyền quốc gia. Lô hàng gồm 12 ô tô, mở tờ khai ngày 29/10/2019, trong đó
có 7 xe bị phát hiện ngày 31/10, hiển thị hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” trên
màn hình ứng dụng định vị dẫn đường.
Báo Người Đưa Tin có video: Bộ GD&ĐT nói về trách nhiệm khi để xảy ra việc
giáo trình có hình “đường lưỡi bò”.
VTC dẫn lời LS Quốc Trị nhận định vụ ĐH Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội tự ý in giáo trình ‘đường lưỡi bò’ khi nhà xuất bản chưa đồng
ý: Trường dạy sách lậu. LS Trị phân tích, chuyện lãnh đạo trường này biện
hộ do không đủ kinh phí để xin NXB gốc cấp phép là không chuyên nghiệp và rõ
ràng đó là “sách lậu”. Thậm chí trường vi phạm cả về Luật sở hữu trí tuệ, giả sử
phía NXB phía TQ kiện ngược lại, thì là vấn đề rắc rối.
Theo LS Trị, hành động sao chép giáo trình tràn lan
của khoa tiếng Trung- Nhật là trái quy định pháp luật: “Tình trạng sách
photocoppy bán tràn lan, chẳng khác nào giết chết công trình trí não của tác giả
và cuốn sách gốc. Qua sự việc lần này chúng ta cần nhìn nhận lại vấn nạn sách lậu
mặc nhiên tồn tại ở rất nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay”.
Sai
phạm của ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội chưa dừng lại ở đó, bên cạnh giáo trình có “đường lưỡi bò”, cơ quan chức năng còn phát hiện
và thu hồi giáo trình đại học ghi quần đảo Trường Sa thành Nam
Sa, theo VietNamNet.
GS.TS Đinh Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng trường này thừa
nhận, trong quá trình kiểm định, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng của trường
đã phát hiện giáo trình “Tổng quan về Trung Quốc”, của NXB Đại học Bắc Kinh,
2018, lồng vào những hình ảnh ghi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN lần lượt
là Nam Sa và Tây Sa, là cách gọi của TQ đối với các quần đảo này: “Đó
là sự cố ý, tuyên truyền sai trái của phía Trung Quốc”.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc 35111
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đặt câu hỏi: Tàu Hải cảnh 35111 lại chuẩn bị một đặc vụ mới? Đây
là tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu các hoạt động khai thác
dầu khí của Malaysia, gần đây nhất là hoạt động của Việt Nam cùng các đối tác tại
lô 06.1, Nam Côn Sơn, nơi có mỏ Lan Tây – Lan Đỏ.
Hải cảnh 35111 là một trong những tàu hải cảnh hiếu
chiến nhất của Trung Quốc. Tàu này đã xuất hiện ở phía tây bãi Tư Chính ngay từ
ngày 18/6/2019, theo GS Martinson, nó không tham gia trực tiếp
vào việc hộ tống tàu thăm dò Hải Dương 8, mà quấy phá ở lô dầu 06-1, do tập
đoàn Rosneft của Liên bang Nga và Việt Nam khai thác.
Ngày 2/11 vừa rồi, tàu hải cảnh 35111 rời cảng Tam Á
ở đảo Hải Nam, tiến xuống phía nam, hướng ra căn cứ trên đảo nhân tạo Subi, một
trong các căn cứ tiếp tế hậu cần cho nhóm tàu Trung Quốc trong suốt thời gian
xâm phạm vùng biển Việt Nam, và có thể của Malaysia và Philippines.
Thường khi một tàu Trung Quốc rời khỏi cảng nhà và
tiến xuống neo đậu tại các căn cứ do nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, khả năng rất cao là tàu đó chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ
quấy phá lãnh hải các nước ASEAN.
Tàu hải cảnh 35111
rời cảng Tam Á từ ngày 2/11/2019 và tiến xuống đá Subi. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Ấn Độ âm thầm gia tăng sự hiện diện ở biển Đông. Lộ
trình của New Delhi nhằm tăng cường hiện diện tại Biển Đông: “Bên cạnh
hợp tác kinh tế, hợp tác chiến lược cũng được mở rộng thông qua các cuộc tập trận
chung, huấn luyện quân sự và bán vũ khí cho các nước trong khu vực”, cùng với “sự
hiện diện mạnh mẽ của các khí tài quân sự của Ấn Độ trong khu vực”.
______
Mời đọc thêm: Những sự việc ở biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế (TP).
– Nỗ lực xây dựng lòng tin để khu vực Biển Đông hoà bình (VOV).
– Mỹ – Trung “ăn miếng trả miếng” về Biển Đông tại Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN (Infonet). – Hội nghị Cấp cao Mê Kông – Nhật Bản 11: Tái khẳng định lập
trường về Biển Đông (CL).
– Bộ GD&ĐT nói gì về giáo trình có in “đường lưỡi bò” phi
pháp? (VnMedia). – Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thu hồi giáo trình có nội
dung ảnh hưởng an ninh quốc gia (BNews). – Bộ GD-ĐT yêu cầu xử nghiêm vụ giáo trình có “đường lưỡi bò” (SGGP).
– Giáo trình lọt ‘đường lưỡi bò’: Vì sao chưa phê duyệt nhưng
vẫn giảng dạy cho sinh viên? (VTC). – Giáo trình có “đường lưỡi bò”: Thừa nhận sốc (ĐV).
– Sau ‘đường lưỡi bò’, phát hiện thêm giáo trình đại học xâm
phạm chủ quyền (TP). – Các Bộ tổng lực rà soát các nội dung liên quan tới bản đồ
“đường lưỡi bò” (TQ). – Hàng loạt sản phẩm có hình “đường lưỡi bò” xuất hiện tại Việt
Nam, lãnh đạo các Bộ nói sao? (ANTĐ). – “Truy” trách nhiệm vụ giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” (VOV).
– “Đường lưỡi bò” lọt vào sản phẩm, ô tô, sách… là trách nhiệm
của cơ quan nào? (GDVN).
– Hải quan Hải Phòng: Phát hiện 7 ô tô Trung Quốc nghi
chứa “Bản đồ đường lưỡi bò” (HQ). – Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt kiểm tra hàng hóa có đường
lưỡi bò (Zing). – Bộ Công Thương không nương tay với hoạt động thương mại có
“đường lưỡi bò” (PT). – Thứ trưởng Cao Quốc Hưng: Kiểm tra chặt các doanh nghiệp nhập
khẩu ô tô (BNews). Không có biện pháp khác, chỉ Yêu cầu DN nhập khẩu ô tô không sử dụng bản đồ có “đường lưỡi
bò“ (VOV). – Sẽ sung công quỹ chiếc Volkswagen sau khi gỡ bản đồ đường lưỡi
bò (GT).
No comments:
Post a Comment