Bốn giờ sáng, tụi tôi đưa Đinh Thảo ra sân bay
Bangkok. Ôm thật lâu lúc chia tay vì biết rằng cô bạn chuẩn bị bước vào một
ngày rất dài với những cuộc thẩm vấn của an ninh. Hộ chiếu của Đinh Thảo sẽ bị
tịch thu. Những ngày tới đây sẽ còn nhiều khó khăn khác nữa. Điều đó, ai cũng
có thể tiên đoán được.
Bởi Đinh Thảo là một nhà hoạt động.
Cách đây độ mười năm, những đứa trẻ thế hệ chúng tôi
hãy còn bỡ ngỡ với những chữ “nhà hoạt động”. Nó là một nghề nghiệp gì đó nghe
chừng mộng mơ mà cũng xa lạ viển vông. Chữ “nhà” lại làm cái nghề này có vẻ gì
rất sang, như “nhà toán học” hay “nhà nghiên cứu”.
Thế rồi nó trở nên quen thuộc hơn khi bọn tôi ngày
càng thường xuyên đọc được những tin như nhà hoạt động này bị bắt lên đồn, nhà
kia bị đánh chảy máu đầu, nhà nọ bị bỏ tù mười mấy năm, lại có những nhà đang
đi lánh nạn. Ba chữ “nhà hoạt động” từ đó gắn liền với những viễn cảnh u ám tù
mù, như thể chỉ dành cho những ai gàn dở ưa đâm đầu vào đá.
Giữa mớ lộn xộn này, đâu đó vẫn có vài tin tức khiến
người ta không khỏi tò mò. Có nhà hoạt động trẻ vừa được mời để lên tiếng về những
chuyện vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trước cái hội đồng gì đấy của Liên Hiệp Quốc.
Một nhà hoạt động khác vừa trốn chạy khỏi những cuộc truy đuổi của an ninh, vừa
xuất bản hàng loạt cuốn sách về chính trị. Cũng có các “nhà” đã chọn hoạt động
bằng cách ghi lại lên màn ảnh những số phận hứng chịu cảnh bất công, sáng tác
những bản nhạc về thực tế xã hội nhiễu nhương, hay đưa bao câu chuyện đời vào
trong các buổi triển lãm ảnh.
Rốt cuộc thì,
họ có phải là những kẻ viển vông như đám chúng tôi từng nghĩ ban xưa?
Kể từ hồi làm sách, viết báo, đi đó đi đây, rồi chuyển
sang làm về đào tạo, tôi có dịp gặp và làm việc chung với nhiều “nhà”. Các
“nhà” cũng ăn cơm ba bữa ngủ tám tiếng như người thường. Thân xác không có gì
phi phàm. Một số nhà thậm chí còn hơi làm biếng, nhà thì nói chuyện vụng về,
cũng có nhà tính tình nóng nảy, song hết thảy đều nhiệt thành, trong sáng, vô
tư.
Đinh Thảo cũng là một “nhà” như thế, trong hàng
trăm, thậm chí hàng ngàn, nhà hoạt động khác.
Cô vốn là một bác sỹ ngành y. Đâu đó nghe chuyện
chính quyền đòi chặt hàng loạt cây xanh, cô cùng bè bạn lên tiếng để gìn giữ
màu xanh cho thành phố. Rồi người ta bắt cô lên đồn tra hỏi mấy bận, biến cô trở
thành nạn nhân của thói hành xử vô pháp ở Việt Nam. Không chấp nhận sự bất
công, cô đã bước ra khỏi vòng an toàn của mình, và chọn trở thành một nhà hoạt
động. Tức là, cô chọn sống
không chỉ cho riêng mình, mà còn tranh đấu để cộng đồng và xã hội của chính cô
trở nên tốt đẹp hơn. Cô điều phối một nhóm bảo vệ môi trường. Cô hỗ trợ
những người tự ứng cử đại biểu quốc hội. Cô sang Philippines học về cách hoạt động
hiệu quả. Cô mở ra trang web hướng dẫn mọi người cách lên tiếng trước bất công
mà không cần dùng tới bạo lực. Cô đi Âu châu vận động chính quyền các nước và
Liên minh Âu châu về chuyện vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Và cô trở về để hoạt
động ngay trên chính quê hương mình.
Thật chẳng viển vông chút nào.
Thực trạng ở Việt Nam hiện giờ, với cách đối xử hà
khắc đến từ chính quyền, quả thực không dễ dàng cho những ai chọn sống vì xã hội.
Các nhà hoạt động có thể phải đối mặt với đủ loại hiểm nguy, nặng thì ở tù, nhẹ
thì bị theo dõi, làm phiền, hoặc bị tịch thu hộ chiếu. Phải làm gì trong hoàn cảnh
này, cần lên tiếng như thế nào, nên chọn đứng ở đâu, là những câu hỏi mà mỗi
người phải tự tìm câu trả lời cho riêng mình.
Song cái cốt lõi có lẽ vẫn là, đừng để những khó
khăn ấy ngăn trở bạn trở thành một nhà hoạt động, nếu bạn thực sự tâm huyết với
chuyện biến những điều viển vông thành thực tế để xã hội mình tốt đẹp lên. Như
Đinh Thảo đã làm, và đang làm. Có những người chọn lên tiếng mạnh mẽ như Đinh
Thảo, song cũng có nhiều người đang âm thầm làm các công việc khác để thay đổi
xã hội. Bằng cách này hay cách khác, bạn luôn có thể trở thành một nhà hoạt động.
Và chắc chắn, khi có thêm một người chọn dấn thân,
thì những nhà hoạt động bản lãnh như Đinh Thảo sẽ được tiếp thêm một phần sức
trên hành trình chung rất gian nan mà cũng rất đẹp này.
Hình cuối trang : https://www.facebook.com/ViYen.Cr/posts/3050893888469486
------------------------
XEM BẢN TIÊNG ANH
Will
Nguyen cùng với Vi Yên và Đinh Thảo.
Fellow activist Vi Yên (pictured right) wrote this essay after Đinh Thảo’s (center) return to Vietnam, and I found it
particularly poignant, so I translated it to English. It touches upon what it
means to choose the activist path, especially in the face of crushing
government oppression.
It had me thinking—and I hope this speaks to young
overseas Vietnamese in particular—about what our role should be when we see
native Vietnamese suffering so terribly to free themselves.
I know we young overseas Vietnamese often struggle
with how to repay our parents for taking the perilous journey on the open seas
to provide a better life for us. How do we thank them and our ancestors past?
How do we repay the privilege?
Well, this is it. Help your fellow Vietnamese who
are struggling to be free. Use your freedom to help others achieve theirs.
Spread the word. Donate money. Donate your time,
your labor, your translation skills, your specialized training. Reach out to
activists. (You’d be surprised how easy it is to contact them on Facebook
Messenger!) In the end, any help is better than none.
As Vi Yen says, “the choice to become an activist
will always be yours”—and it’s an even easier choice for you than those inside
the country.
Time to step up. #VNuoc
•••
BECOMING
AN ACTIVIST
By Vi Yen
By Vi Yen
At 4 in the morning, we took Dinh Thao out to the
Bangkok Airport. We exchanged long hugs as we said our goodbyes because we knew
Thao was in for a long day of interrogation by Vietnamese police once she
landed. Her passport will be confiscated. And the days ahead will only bring
more difficulties. This we can be sure of.
Because Dinh Thao is an activist.
About ten years ago, we young people were still
quite unfamiliar with the term “activist”. It was some kind of occupation, an
abstraction both strange and quixotic. The suffix “-ist” even made it sound
sophisticated, like “scientist” or “archaeologist”.
(Translation note: the word that Vi Yen uses, “nha”,
is a classifier word used to denote an “expert”. I have translated the last
paragraph to preserve the meaning rather than the literal phrasing.)
The word “activist” then became more and more
familiar to us as we read increasingly common news stories about this activist
being taken in to the police station, that activist being beaten bloody over
the head, another activist sentenced to over ten years in prison, as well as
many other activists who have had to go into hiding. The word “activist” from
that point on took on a dreary outlook, reserved for those foolish enough to
seek self-destruction.
In this confusing mess, there were still a few
articles of news that begged curiosity: a young activist invited to speak about
human rights abuses in Vietnam in front of some United Nations commission;
another activist, who in the midst of being hunted down by police, still
managed to publish a series of books about politics; and still, others who
chose to practice “activism” by recording on film instances of inspiration or
injustice, writing songs about the realities of a society in turmoil, or
creating photo exhibitions that convey countless stories.
Are these activists, then, as “pie in the sky” as
previously thought?
In my time writing, traveling, and now training,
I’ve had the opportunity to meet and work with many activists. These activists
eat three meals and sleep eight hours just like everyone else. They possess no
supernatural abilities. In fact, some are a little lazy, others socially
awkward, and a few even have hot tempers. But all are universally passionate,
bright, and selfless.
Dinh Thao is an activist, one amongst hundreds,
perhaps thousands of other activists.
She was originally a doctor. Somewhere along the
way, she heard that the authorities wanted to cut down a mass of trees and
rallied a group to friends to speak up to protect Hanoi’s greenery. She was
then forced to the police station and interrogated several times, becoming
victim to the lawlessness endemic in Vietnam.
Refusing to accept injustice, Thao stepped out of
her comfort zone and chose to become an activist. That is, she chose to live
beyond herself, to fight for those around her, to improve her community and
society. She coordinated an environmental protection group. She supported
independent candidates to the National Assembly. She traveled to the
Philippines to learn skills for effective activism. She created a webpage to
show others how to speak up against injustice in a peaceful manner. She went to
Europe and spoke with various countries and the EU about the human rights
violations occurring in Vietnam. And now she has returned home to fight on her
own turf.
Activism really isn’t all that quixotic.
The current situation in Vietnam, with the
government’s draconian measures, makes it extremely difficult for anyone to
work in service of society. Activists face so many dangers, from surveillance,
disrupted livelihood, and passport confiscation at best, to extensive jail time
at worst. What should one do in this situation, how should one speak up, where
should one stand on an issue—these are the questions that everyone has to
answer for themselves.
My ultimate point is: don’t let these difficulties
prevent you from becoming an activist if you feel in your heart that activism
is the key to transforming the ideals of a better society into reality. Dinh
Thao has done it, and she continues to do it. There are those who choose to
speak up loudly like Dinh Thao, but there are also others who work in quieter
ways to change society. Regardless of which path you choose, the choice to
become an activist will always be yours.
And without a doubt, when more people step up to the
plate, then spirited activists like Dinh Thao will have that many more hands to
hold in solidarity, on this difficult but deeply meaningful journey.
No comments:
Post a Comment