Nhiều
nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa số lượng súng trong một khu vực
và tỷ lệ chết vì súng đạn. Các nước càng có nhiều súng thì càng có nhiều người
chết vì súng. Các bang càng có nhiều súng thì càng có nhiều người chết vì súng.
Cá nhân có súng trong nhà thì có khả năng giết người hoặc bị giết bằng súng.
Luật kiểm soát súng đạn năm 1996 của Australia dựa
trên nguyên tắc đơn giản: tước đa số súng của người dân. Sau vụ xả súng khiến
35 người chết ở Tasmania, Thủ tướng Australia khi đó John Howard và đảng Tự do
của ông đã cấm nhập mọi loại súng ngắn, súng trường tự động và bán tự động, thực
hiện chương trình mua lại bắt buộc trên toàn quốc với các loại súng này, thuyết
phục chính quyền các bang cấm thẳng tay các loại vũ khí này. Tổng cộng 650.000
vũ khí (20% tổng số vũ khí trong cả nước) đã được mua lại, tịch thu và phá hủy.
Đánh giá sau cải cách cho thấy biện pháp trên có tác
dụng. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Australia cho thấy cứ mua lại 3.500
súng/100.000 dân thì làm giảm mạnh tỷ lệ tự tử vì súng – 74%. Không có vụ xả súng
hàng loạt nào xảy ra ở Australia từ đó tới nay.
Mỹ không thể áp dụng bài học của Australia. Tòa án Tối
cao đã bác lệnh cấm súng cầm tay của Washington DC năm 2008.
Để kế hoạch kiểm soát súng đạn có tác dụng giảm mức
bạo lực súng đạn ở Mỹ về bằng mức ở châu Âu, người ta sẽ phải tước đi một số lượng
lớn súng khỏi tay một số lượng lớn chủ sở hữu. Các nước khác đã thực hiện điều
này. Ví dụ như Australia thực thi động thái yêu cầu người dân bắt buộc phải bán
lại súng cho chính phủ, nhờ đó tỷ lệ tự tử do vũ khí giảm. Có thể nói những gì
mà những nước như Australia làm mạnh mẽ hơn rất nhiều điều mà các chính trị gia
Mỹ đang kêu gọi thực hiện.
Năm 2013, Mỹ bình quân có 106,4 người tử vong do
súng đạn trên 1 triệu dân. Cùng năm đó, Anh có 144 trường hợp, tương đương
2,2/triệu dân. Để đạt được tỷ lệ ở Anh, Mỹ cần giảm 98% số vụ thiệt mạng vì
súng đạn. Nếu muốn đạt mức như ở Thụy Sỹ, nước có tỷ lệ tử vong vì súng đạn cao
thứ ba trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Mỹ cần giảm 71% trường
hợp tử vong/triệu dân.
Sau khi bang Connecticut thông qua luật yêu cầu người
mua súng xin giấy phép, tỷ lệ tử vong do súng giảm 40% và tỷ lệ tự tử bằng súng
giảm 15,4%.
Khi bang Missouri bãi bỏ một luật tương tự, tỷ lệ tử
vong do súng tăng 23% và tự tử tăng 16,1%.
Ông David Hemenway, giáo sư trường Harvard, cho rằng
Mỹ có khi phải mất hàng chục năm để giảm tỷ lệ bạo lực súng đạn về mức ở châu
Âu vì Mỹ có quá nhiều súng, vì Mỹ có văn hóa súng đạn. Người Mỹ có xu hướng
dùng súng thường xuyên hơn trong nhiều tình huống hơn công dân các nước phát
triển khác. Ông nói: “Kiểm tra lý lịch, yêu cầu giấy phép và các biện pháp tích
cực tương tự giúp cứu mạng sống và các ban cần thông qua. Nhưng Mỹ vẫn sẽ là một
nước nổi bật về bạo lực súng đạn, kể cả khi có các biện pháp trên.
Trừ khi có một thay đổi gì đó mạnh mẽ, nếu không bạo
lực súng đạn vẫn sẽ là vấn đề hàng ngày trong phần còn lại của cuộc đời người
dân Mỹ, dù có kiểm tra lý lịch người mua súng hay không.
No comments:
Post a Comment