Anh Thư - Lao Động Online
31/10/2019 | 06:27
Hiện
tại, chỉ có 9 quốc gia ở châu Âu cho phép lao động phổ thông Việt Nam làm việc
hợp pháp. Theo đó, Anh không cấp giấy phép lao động cho lao động
phổ thông của Việt nam.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội), hiện nay, chỉ có 9 quốc gia ở châu Âu cho phép lao động
phổ thông Việt Nam làm việc hợp pháp.
Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước Nguyễn
Gia Liêm cho biết, Vương quốc Anh không cấp giấy phép lao động cho lao động
phổ thông của Việt Nam.
Điều kiện làm việc hợp pháp tại châu Âu, thứ nhất,
người lao động đi làm việc ở các nước, trong đó có các nước châu Âu phải tuân
thủ quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
Người lao động đi làm việc tại các nước châu Âu có
thể thông qua các hình thức sau: Thông qua các doanh nghiệp đã được Cục Quản lý
lao động ngoài nước thẩm định và chấp thuận cho phép thực hiện hợp đồng cung ứng
lao động.
Đối với thị trường châu Âu, hiện nay Cục thẩm định
và chấp thuận hợp đồng cung ứng lao động của một số thị trường và điều kiện hợp
đồng.
Nếu người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng
hình thức Hợp đồng cá nhân thì phải đăng ký hợp đồng cá nhân với Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội các địa phương, được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
các địa phương thẩm định và chấp thuận.
Với hình thức đi làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng
cá nhân nghĩa là người lao động tự ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng ở
nước ngoài, trong trường hợp này, yêu cầu người lao động phải có các điều kiện
sau: Có trình độ ngoại ngữ đủ để đàm phán hợp đồng với chủ sử dụng nước ngoài;
có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động.
Người lao động tự chịu trách nhiệm với nội dung hợp
đồng đã ký với chủ sử dụng lao động đảm bảo đúng với pháp luật của Việt Nam và
nước tiếp nhận.
Thị trường có hợp đồng
cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc ở Châu Âu. Nguồn - Cục Quản lý lao động
ngoài nước.
Thứ hai, người lao động đi làm việc ở nước ngoài
(trong đó có các nước châu Âu) khi có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ; tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; có ý thức chấp hành
pháp luật, tư cách đạo đức tốt; đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt
Nam...
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng một
trong hai hình thức trên đều cần phải có: Hợp đồng lao động; visa và Giấy phép
lao động hợp pháp do chính quyền nước tiếp nhận cấp.
Theo ông Liêm, người lao động Việt Nam đi theo kênh
tự do có thể vì các lý do như: Không có các điều kiện tiêu chuẩn về nghề nghiệp
và ngoại ngữ; họ mong đợi sẽ nhận được mức lương cao hơn quy định.
Thị trường có hợp đồng
cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc ở Châu Âu. Nguồn - Cục Quản lý lao động
ngoài nước.
Bên cạnh đó, họ không lường trước được những rủi ro
có thể xảy ra trong quá trình di cư bất hợp pháp. Họ bị các đối tượng tuyển chọn
bất hợp pháp đưa ra những thông tin sai sự thật, khác xa với thực tế.
"Vì vậy, người lao động cần có nhận thức đi làm
việc ở nước ngoài bằng con đường hợp pháp thì mới an toàn", ông Liêm nói.
ANH
THƯ
---------------------------------
LIÊN
QUAN
No comments:
Post a Comment