BBC Tiếng Việt
19/09/2019
Trung
Quốc nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại
Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là
Vanguard Bank.
Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này,
Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung
Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)".
Chuyên gia Ryan Martinson đăng bản đồ vị trí tàu Hải
Dương Địa Chất 8 trong buổi sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam) . RYAN MARTINSON /
TWITTER
Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn
nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo
đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở
Biển Đông.
"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí
từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của
Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và
Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh
truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng
tải.
"Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt
động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực."
"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các
tham vấn hữu nghị với Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói
thêm.
Căng thẳng ngày càng dâng qua ba lần Hải Dương 8 vào khu
vực Bãi Tư Chính
Tuyên bố của ông Cảnh Sảng được đưa ra sau khi phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/9 nói Hà Nội cương quyết phản đối
việc tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ
quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam, và có
các hành động "vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS" qua việc
"cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam".
Đây không phải là lần đầu tiên hai bên khẩu chiến
quanh Bãi Tư Chính, nhưng là lần đầu tiên hoạt động khai thác dầu khí được
chính thức nêu đích danh.
Tàu Hải Dương 8 lần đầu tiên vào Bãi Tư Chính là đầu
tháng Bảy, lần thứ hai vào hôm 13/8, và lần thứ ba, hôm 7/9 . GETTY IMAGES
Hà
Nội nói nhóm tàu Trung Quốc đã có đợt xâm phạm vùng biển của và Vùng Đặc quyền
Kinh tế lần thứ ba, kể từ ngày 7/9.
Trước đó, Hà Nội đã "nhiều lần giao
thiệp" với Bắc Kinh, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, nhưng
nội dung chỉ nhắm tới việc "yêu cầu rút tàu và không có hành vi đe dọa
an ninh, hòa bình ở khu vực".
Hoa Kỳ thì không ngần ngại cáo buộc các hoạt động
của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là "leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có
tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông".
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào EEZ
của Việt Nam là hôm 3/7 và ở lại vài tuần.
Sau khi tạm rút ít hôm để tiếp vận và tiếp liệu,
nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc lại kéo vào khu vực gần Bãi Tư Chính hôm 13/8.
Sự kiện này khiến Hoa Kỳ hôm 22/8 lên tiếng "mạnh
mẽ phản đối" việc Bắc Kinh làm điều mà Mỹ gọi là "can thiệp vào các
hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền".
Về mặt địa lý, Bãi Tư Chính có vị trí cách bờ biển
Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý.
Đây là nơi Việt Nam đã có các hoạt động hợp tác
khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay.
-----------------------------------
BBC Tiếng Việt
19/09/2019
Trợ
lý Ngoại trưởng, ông David Stilwell nêu ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện
Thượng viện Mỹ hôm 18/9 các hành vi 'bắt nạt và đàn áp' của Trung Quốc với Việt
Nam, Hong Kong.
Đây là lần đầu tiên ông David Stilwell trình bày trước
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu vừa qua.
Bài phát biểu của ông đề cập tầm nhìn của Hoa Kỳ về
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, hành động của Trung Quốc trong khu vực
và vấn đề Hong Kong.
Người Phillippines biểu tình phản đối Trung Quốc bắt
nạt Philippines và Việt Nam trên Biển Đông năm 2014. NurPhoto/Getty Images
Hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông
Dưới một đề mục có tiêu đề "Các hành vi ác ý của
Trung Quốc", ông David Stilwell nhắc đến sự việc tàu Trung Quốc khảo sát địa
chất gần Bãi Tư Chính, "mang theo lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang để
đe dọa Việt Nam và các nước quốc gia ASEAN trong hoạt động phát triển tài
nguyên dầu khí ở Biển Đông."
"Thông qua việc lặp lại các hành động bất hợp
pháp và quân sự hóa tại các khu vực đang tranh chấp, Bắc Kinh đã và đang tiếp tục
ngăn chặn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn tỷ đô la nguồn năng lượng
dự trữ."
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông David Stilwell nêu ra
trước Thượng viện các hành vi của Trung Quốc.
AHN YOUNG-JOON/Getty Images
Nhắc đến các chuyến công du gần đây của ông Pompeo,
ông David Stilwell cho hay rằng tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á tổ chức tại
Thái Lan, ông Pompeo đã tuyên bố rõ ràng về việc Trung Quốc có hành vi bắt nạt
trên Biển Đông.
Ông Pompeo đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc
thúc đẩy việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử "có ý nghĩa, phù hợp với Công ước
của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".
"Trong khi Chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đạt được tiến
bộ đáng kể nhằm củng cố và thúc đẩy một trật tự tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ
- Thái Bình Dương, chúng tôi ngày càng lo ngại rằng một số nước đang tích cực
tìm cách thách thức trật tự này. Chúng tôi cam kết hợp tác với bất kỳ quốc gia
nào tuân thủ luật, nhưng sẽ chống lại bất kỳ quốc gia nào bóc lột quốc gia khác
để làm họ suy yếu," ông David Stilwell cho hay
trong bài phát biểu.
Về mặt kinh tế, ông David Stilwell nhận định rằng
"chính phủ Trung Quốc sử dụng một hệ
thống chính sách không phù hợp với tự do và công bằng thương mại, bao gồm hạn
chế tiếp cận thị trường; quy trình pháp lý không minh bạch và phân biệt; thao
túng tiền tệ; ép buộc chuyển giao công nghệ; trộm cắp tài sản trí tuệ; và tạo
ra năng lực công nghiệp phi thị trường để biến Bắc Kihn thành một trung tâm sản
xuất bằng cách bóc lột các nước khác."
"Như Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đã chỉ
ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc Bắc Kinh sử dụng các biện pháp và hình
phạt kinh tế để làm rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng, và đe dọa để thuyết phục
các quốc gia khác chú ý đến chương trình nghị sự chính trị và an ninh của Trung
Quốc.
Việc Bắc Kinh theo đuổi một tầm nhìn có tính đàn áp tại Ấn Độ-Thái Bình
Dương là nhằm tái sắp xếp trật tự khu vực theo cách họ muốn và đặt Trung Quốc
vào vị thế cạnh tranh chiến lược với tất cả những quốc gia có chủ quyền đang
tìm cách giữ gìn một trật tự tự do và cởi mở."
Đề cập đến sáng kiến Vành đai Con đường của ông Tập
Cận Bình, ông David Stilwell nói Bắc Kinh "đã đổ hàng trăm tỷ đô là vào hầu
hết các quốc gia đang phát triển thông qua các khoản vay mờ ám, khiến các nước
này sa vào bẫy nợ, hủy hoại môi trường, và thường trao cho Bắc Kinh quyền hạn
quá mức trong các quyết định liên quan đến chính trị, chủ quyền của các nước
này.
Và rằng "Ở những lĩnh vực Trung Quốc hành động
theo cách làm suy yếu các luật lệ quốc tế, Mỹ buộc phải phản ứng."
Ông David Stilwell khẳng định Mỹ đã nhiều lần bày tỏ
quan ngại trước hành động Trung Quốc bắt nạt Đài Loan, và sẽ không ngần ngại
phơi bày "các hành động Trung Quốc
phá hoại trật tự quốc tế" và "phá hoại nỗ lực thúc đẩy hòa bình và thịnh
vượng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ."
"Chúng tôi cũng sẽ không im lặng về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc
tại Mỹ. Như Ngoại trưởng Pompeo đã nói, cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn
ra ở Trung Quốc thực sự là vết bẩn của thế kỷ."
Vấn đề Hong Kong
Ông David Stilwell nhận định rằng Hong Kong là vấn đề
đáng quan ngại trong vài tháng gần đây.
"Sự phát triển đáng kinh ngạc của Hong Kong thành một trung tâm tài
chính và thương mại toàn cầu là dựa trên xã hội cởi mở, pháp trị và tôn trọng
các quyền cơ bản và quyền tự do. Sự phát triển này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi
Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 là nhờ Trung Quốc đảm bảo với
Vương quốc Anh trong Tuyên bố Trung-Anh là Hong Kong sẽ được duy trì quyền tự
chủ và tự do như được phản ánh trong Luật cơ bản Hong Kong," theo bài phát biểu của David Stilwell.
"Giữ vững quyền tự chủ này cũng là mục đích của Chính sách Hoa Kỳ-Hong
Kong. Đạo luật năm 1992, đã định hình chính sách của Hoa Kỳ đối với Hong Kong kể
từ đó.
Chúng tôi tin rằng các quyền tự do biểu đạt và tụ tập ôn hòa - các giá trị
cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong phải được bảo vệ mạnh mẽ.
Hong Kong nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh dưới hình thức một quốc gia,
hai chế độ. Người biểu tình ở Hong Kong chỉ yêu cầu Bắc Kinh giữ những lời hứa
được đưa ra trong Tuyên bố chung và Luật cơ bản.
Bắc Kinh đã nhiều lần phản ứng bằng cách đổ lỗi cho Chính phủ Hoa Kỳ đã
can thiệp và công khai danh tính của cán bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đặt họ vào các
tình huống nguy hiểm."
"Trung Quốc đã không cung cấp bằng chứng nào về việc Mỹ can thiệp, đứng
sau các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bởi vì nó không tồn tại.
Người Hong Kong xuống đường vì Bắc Kinh đang phá vỡ cam kết một quốc gia,
hai thể chế.
Như Bộ trưởng Pompeo đã quan sát, những người biểu tình yêu cầu Bắc Kinh
duy trì các cam kết của mình theo Tuyên bố chung và Luật cơ bản.
Và như Tổng thống Trump đã nói, chúng tôi mong đợi một giải pháp nhân văn
đối với người biểu tình. Hoa Kỳ ủng hộ biểu tình ôn hòa và tự do ngôn luận."
Tầm nhìn Mỹ - Ấn Độ-Thái Bình Dương
Ông David Stilwell cho hay trong thời gian đầu ở vị
trí trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông đã cùng ông Pompeo thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương, với tầm nhìn "về một Ấn
Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc
chung đã mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả việc
tôn trọng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, bất kể quy mô quốc gia
đó thế nào."
Nhắc lại lịch sử từ Thế chiến II, khu vực Ấn Độ -
Thái Bình Dương đã thoát nghèo và chế độ độc tài, trở thành một khu vực có dân
chủ và là nơi thu hút động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ông David
Stilwell nhấn mạnh rằng đó là nhờ sự tham gia của Hoa Kỳ với các nguyên tắc được
tuân thủ và khuyến khích, như tự do hàng hải; kinh tế thị trường và môi trường
đầu tư cởi mở; tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản; tôn trọng
nguyên tắc quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
"Đây không chỉ là giá trị của Hoa Kỳ mà chúng đã được chia sẻ trên
toàn cầu và trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương."
Ông David Stilwell cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc xây dựng một mạng lưới các đối tác "có cùng quan điểm để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực; đảm bảo tự do
hàng hải và cá luật khác liên quan đến sử dụng biển; và giải quyết các thách thức
chung trong khu vực".
No comments:
Post a Comment