Thiện Ý
23/09/2019
- Đến non nước gì?
- Vì sao Quốc hội Việt Nam cần và phải lên tiếng, lên tiếng thế nào?
Đó là nội dung bài viết này.
1 - ĐẾN NON NƯỚC GÌ?
Non nước đã và đang bị ngoại bang Phương Bắc xâm lấn
bờ cõi trên đất liền và hải đảo của nước ta, một cách tịnh tiến, có hệ thống,
ngày một nghiêm trọng, bằng đối sách “lá mặt lá trái” (bề ngoài hữu hảo,
thực tế bất hảo) được che đậy bằng khẩu hiệu“ 4 Tốt, 16 Chữ vàng”,
như một định thức cưỡng hành làm nền tảng cho quan hệ Việt Trung. Đồng thời, khẩu
hiệu này ví như “ Vòng Kim cô Đỏ” (hay “sợi chỉ Đỏ xuyên suốt”
như cách gọi của “Đảng Ta” ) như “giây thòng lọng” mà
Trung Quốc dùng để cột chặt đảng Cộng sản Việt Nam bao lâu nay, vào vòng cương
tỏa, từ quá khứ chiến tranh, đến hiện tại hòa bình, để lèo lái đảng CSVN như một
công cụ thực hiện sách lược “tằm ăn rỗi” để thành đạt ý đồ xâm lược
Việt Nam một cách từ từ và êm dịu. Nghĩa là Trung Quốc muốn thực hiện chủ
trương cắt xén từng phần, đồng hóa từng bước, biến Việt Nam thành một “thuộc địa
kiểu mới”, thực hiện giấc mộng chưa thành trong quá khứ lịch sử hàng ngàn năm
Viêt Nam bị “nô lệ giặc Tàu”.
Để thực hiện ý đồ trên, Trung Quốc trong nhiều năm
qua đã ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ trên đất liền và các hải đảo của Việt
Nam. Cụ thể gần nhất, nhưng vẫn chưa phải là hành động cuối cùng, là vụ Trung
Quốc ngang nhiên đưa tàu khảo sát và các tàu hộ tống vào khu vực Bãi Chính thuộc
thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để tiến hành thăm dò dầu
khí bất hợp pháp trong vùng biển tranh chấp, ngăn cản Việt Nam hợp đồng khai
thác tài nguyên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam với
các nước ngoài. Đây là một vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế Công ước Liên Hiệp Quốc
1982 về Luật Biển.
Chính tình thế trên, như giọt nước làm tràn ly,
chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối kiên quyết,đích danh Trung
Quốc đã vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chứ không mơ hồ, tránh né như
bao lâu nay. Đồng thời bày tỏ quyết tâm và hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo
của mình. Thái độ và hàng động kiên quyết này đã được quốc tế, đứng đầu là cường
quốc Hoa Kỳ, mau chóng lên tiếng ủng hộ và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam ngăn chặn
Trung Quốc ỷ mạnh “bắt nạt Việt Nam” và các nước nhỏ yếu trong
vùng có chung hiểm họa Trung Quốc xâm lược. Nhờ đó dường như tham vọng xâm lấn
của Trung Quốc đã bị khựng lại, nhưng chưa hẳn đã từ bỏ tham vọng lấn chiếm Biển
Đông, coi như “ao nhà của chúng.
Đó là tình trạng “nước non Việt Nam” hiện nay
trước họa ngoại xâm, đòi hỏi Quốc hội Việt Nam không thể giữ im lặng, mà cần và
có bổ phận phải lên tiếng. Vì sao?
II - VÌ SAO QUỐC HỘI CẦN LÊN TIẾNG VÀ LÊN TIẾNG THẾ NÀO?
1
- Quốc hội Việt Nam cần và phải lên tiếng.
- Vì theo Hiến pháp hiện hành “Quốc hội là
cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.(Điều 69). Một trong các nhiệm vụ
về đối ngoại là “Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết
định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến
tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia...” (Điều 70 Điểm 14 HP. 2013)
- Vì Chính phủ nắm quyền hành pháp do Quốc Hội cử ra
đã mạnh mẽ lên tiếng, thì Quốc hội không thể im lặng, phải lên tiếng hậu thuẫn
Chính phủ, đáp ứng đúng nguyên vọng nhân dân.
- Vì nhân dân đòi buộc những đại biểu của mình phải
làm nhiệm vụ dân cử, nói lên nguyện vọng và thực hiện quyết tâm của toàn dân bảo
vệ từng tấc đất, tấc biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam trước họa ngoại xâm bất cứ từ
đâu tới.
- Vì tiếng réo gọi của Hội Nghị Diên Hồng, như một
quốc hội đại biểu của nhân dân trong quá khứ lịch sử năm xưa đời Nhà Trần
(1282) được Vua Trần Thánh Tông triệu tập (1282) để lên tiếng thể hiện
quyết tâm của toàn dân chống họa xâm lăng của quân Nguyên.(*).
Nguyện vọng và quyết tâm ấy đã được cố nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước thể hiện trong lời ca tiếng nhạc hào hùng:
“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến ! Quyết chiến!
Dù :
“Thế nước yếu lấy gì mà lo chiến trinh?
Hy sinh! Hy sinh!
Liều thân cho sông núi muôn danh lừng uy!”
Và lịch sử đã chứng minh, không cần viết ra, mọi người
dân Việt đều biết, chính sự đoàn kết, hy sinh trên dưới một lòng của toàn dân,
dù thế yếu, Tổ Tiên chúng ta đã đánh bại các cuộc ngoại xâm thế lực mạnh hơn
chúng ta bất cứ từ đâu tới, bảo vệ được Đất Nước giang sơn bờ cõi hình chử S,
bên bờ Thái Bình Dương cho đến nay.
2
- Quốc Hội Việt Nam cần lên tiếng thế nào?
Chúng tôi đề nghị những việc Quốc Hội Việt Nam cần
làm ngay:Triệu tập một phiên họp đặc biệt, trong khóa họp thường kỳ hay bất
thường, bàn thảo, biểu quyết, công bố trước toàn dân và quốc tế, một “Nghị
Quyết về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Việt Nam”.
Nội dung Nghị Quyết:
(1)
Căn cứ trên các bằng chứng lịch sử, pháp lý, quản trị hành chánh, phù hợp với
Công pháp Quốc tế và tập quán quốc tế, Quốc hội Việt Nam
xác định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên đất liên và biển đảo
của Việt Nam không thể tranh cãi.
(2)
Xác định các vùng đất liền và biển đảo của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng bạo lực năm 1974 (thuộc quần đảo Hoàng
Sa) và 1988 (Thuộc quần đảo Trường Sa) là
phi pháp. Việt Nam sẽ bảo lưu quyền chủ quyền, quyến tài phán để các quyền
này không bị thời tiêu, dù Trung Quốc có chiếm cứ bao lâu đi nữa, Việt Nam vẫn
có quyền phát động tố quyền đòi lại chủ quyền trước các Tòa án quốc tế có thẩm
quyền.
(3)
Phủ nhận hiệu lực pháp lý của bất cứ văn kiện ngoại giao nào liên quan đến chủ
quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo Việt Nam trong quá khứ, khi chưa được Quốc hội
Việt Nam phê chuẩn, theo thủ tục công pháp và tập quán quốc tế, phù hợp với quy định của Hiến pháp Việt Nam.
Điển hình như công hàm ngoại giao do cố Thủ Tướng
Chính phủ Phạm Văn Đồng ký nằm 1957 liên quan đến việc tuyên bố chủ quyền trên
Biển Đông của Trung Quốc. Công hàm này chỉ có giá trị ngoại giao vì lợi ích
chính trị nhất thời, không có hiệu lực lâu dài về pháp lý cũng như thực tế. Vì
văn kiên ngoại giao này chưa bao giờ được phê chuẩn bởi Quốc Hội Miền Bắc trong
thời chiến, cũng như Quốc hội thống nhất đất nước sau cuộc chiến Việt Nam.
Vả lại, cũng vì cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giữa hai
bên là người Việt Nam, trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa
hai phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, Trung Quốc, với phe tư bản chủ
nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ. Cộng sản Bắc Việt thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Quốc
gia Nam Việt thuộc phe tư bản chủ nghĩa hay “Thế giới tự do”. Vì
thế, công hàm của Thủ tướng chính phủ Miền Bắc XHCH Phạm Văn Đồng chỉ có ý
nghĩa lên tiếng tán đồng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của Chu Ấn Lai, Thủ
tướng chính phủ Trung Quốc cùng phe XHCN lúc bấy giờ. Do đó công hàm Phạm Văn Đồng
chỉ có giá trị ngoại giao, vì lợi ích nhất thời cho phe XHCN, để Trung Cộng được
rộng quyền trên Biển Đông giúp CSBV thực hiện “nghĩa vụ quốc tế CS” nhuộm
đỏ Miền Nam. Dường như khi ký công hàm này, ông Phạm Văn Đồng cũng chỉ nghĩ đến
lợi ích chính trị, ngoại giao nhất thời, với tin tưởng rằng, sau chiến tranh chủ
quyền biển đảo của Việt Nam vẫn là của Việt Nam. “Đồng chí” Trung Quốc chỉ tạm
thời chiếm giữ các hải đảo để “Đảng ta và nhà nước ta”” rãnh tay “đánh Mỹ, cộng
sản hóa Miền Nam, mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc CS Nga-Tàu. Vì Việt nam “đánh
Mỷ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc” như cố Tổng Bí
Thư Dảng CSVN Lê Duẩn từng uất ức khẳng định sau chiến tranh.
4
- Lệnh cho Chính phủ soạn thảo và công bố “Sách Trắng” về chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam liên quan đến tranh chấp lãnh thổ,
lãnh hải và biền đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng thời Bộ Ngoại Giao cần chuẩn bị hồ sơ đưa vụ
tranh chấp này ra trước cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, như chính phủ
Philippin đã làm và đem lại thắng lợi về mặt pháp lý mấy năm trước đây. Mặc dầu
thực tế Trung Quốc đã đơn phương phủ định, nhưng chính thắng lợi này, đã là một
án lệ hữu ích giúp Việt nam thắng lợi trước cơ quan tài phán quốc tế có thẩm
quyền trong tương lai; giúp Việt Nam có thêm cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền
lãnh thổ lãnh hải để bảo lưu tố quyền đòi lại trong tương lai khi có thời cơ
thuận lợi, buộc được Trung Quốc phải thực thi.
III - KẾT LUẬN.
Đến non nước này, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng dứt
khoát, cương quyết, chẳng lẽ Quốc hội Việt Nam “là cơ quan đại biểu
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.(Điều 69 HP. 2013).lại tiếp tục im hơi lặng
tiếng sao?
Câu trả lời và hành động thực tiễn, xin dành cho bà
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu Quốc hội Việt nam đương
nhiệm đang ăn lương của dân, làm việc cho dân, có trách nhiệm, bằng mọi cách bảo
vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, đất liền cũng như biển đào, vốn là si sản của tiền
nhân tạo dựng bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu nữa đó. Thưa Quý Đại Biều
nhân dân.
Thiện
Ý
(*) Tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái
Thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng
ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các
vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước.
Sau thất bại của cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1258), và sau nhiều năm xét
thấy không thể mua chuộc hay hù dọa triều Trần, cuối năm 1284, vua Nguyên là Hốt
Tất Liệt quyết định xua quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lúc này, do cuộc
thôn tính Trung Quốc đã xong, đường tiến quân xâm lược của giặc có phần thuận lợi
hơn. Với 50 vạn tên từ phương Bắc xuống và với non 10 vạn tên từ phía Nam đánh
lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng bóp nát Đại Việt.
Thấy rõ dã tâm của giặc, ba năm trước đó (1282), triều
Trần đã triệu tập quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đến họp ở Bình Than để bàn
phương hướng chiến lược chống xâm lăng và quyết định việc xây dựng bộ máy chỉ
huy chống xâm lăng. Tháng 11 năm 1284, triều Trần lại cử Trần Phủ cầm đầu phái
bộ sứ giả sang triều đình nhà Nguyên với mục đích chủ yếu là tìm kế hoãn binh
giặc, nhưng việc ấy không thành. Tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái Thượng
hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện
Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô
lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị
bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm,
nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự,
tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường. Sách Đại Việt sử kí toàn thư
(bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép: "Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người
cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng".
Về cuộc hội nghị độc đáo này, sử thần Ngô Sĩ Liên có
lời bàn như sau: "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp
mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến
rồi hỏi kế sách ở các bô lão hay sao? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét
lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng
hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa của cổ nhân, kính dưỡng người già để xin
lời hay vậy" (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 44 b).
Người kể chuyện xin có một chú thích: Ở đây, giặc Hồ
chính là giặc Mông Nguyên.
Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn
Khắc Thuần
No comments:
Post a Comment