BTV Tiếng Dân
19/09/2019
Mang tên “Tổ Quốc” nhưng chẳng dám lên tiếng khi Tổ Quốc
bị xâm hại
VOV dẫn lời chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm lưu ý, báo cáo kiểm điểm của MTTQ “thiếu vắng phần nói về biển đảo”.
Ông Lâm nói thẳng, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay “không yên ổn và đang
khá sôi sục”. Khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang bị
xâm hại, nhưng Mặt trận Tổ Quốc họp hành, báo cáo mà không đề cập tới.
Đô đốc Lê Kế Lâm nói: “Trong báo cáo kiểm điểm của
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII vẫn thiếu vắng phần nói
về biển đảo. Tôi đề nghị các đồng chí xem xét nếu đưa được phần nào của Mặt trận
chúng ta quan tâm đến biển đảo thì nên đưa vào”.
Cũng như nhiều đoàn thể, cơ quan “báo cô” này được đảng
CSVN lập ra, mạo nhận và lạm dụng danh xưng “Tổ quốc”. Mang tên “Tổ Quốc” nhưng
tổ chức này rất ngại nói đến các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, mang
tên “Tổ Quốc” nhưng không dám lên tiếng khi Tổ Quốc bị xâm hại.
***
Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư trường Cao đẳng Hải
chiến Mỹ, tiếp tục cập nhật tình hình căng thẳng ở khu vực Bãi Tư Chính. Khuya
18/9/2019, ông Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Trung Quốc
Hải dương Địa chất 8 tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam. Đồ họa cho thấy tất cả các hoạt động kể từ khi tàu này rời Đá Chữ Thập vào
ngày 7/9”.
Đồ họa hoạt động của tàu Hải dương Địa chất 8 từ ngày 7 tới 18/9/2019.
Nguồn: Twitter Ryan Martinson
Cùng thời điểm ông Martinson đăng dòng tweet trên,
trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin về tình hình lúc 23h khuya ngày 18/9 ở Biển Đông qua bản đồ AIS vệ tinh.
Người viết nhận định, ngay cả thời tiết dường như cũng ủng hộ hành động “đan
áo” của tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
“Mà nếu biển động thời tiết xấu thì nhóm tàu cũng chỉ
mất nửa ngày để tới Đá Chữ Thập trú đậu an toàn”. Hệ thống đảo nhân tạo nói chung và Đá Chữ Thập nói riêng là căn cứ hậu
cần đắc dụng tiếp tay cho Trung Quốc “duy trì một chiến dịch lâu dài xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Sơ đồ đường đi của Hải Dương Địa Chất 8. Trung bình mỗi ngày con tàu hoàn
thành một vòng khảo sát. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Bức tranh thời tiết ở khu vực hai điểm nóng trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, với màu sắc tượng trưng cho tốc độ gió. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Báo Thanh Niên có bài: Chiêu bài ‘sự đã rồi’ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bài báo tổng hợp ý kiến của các chuyên gia phân tích thủ đoạn của Trung Quốc,
nhằm biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ, bằng cách tạo ra “sự đã rồi”, còn gọi
là “trạng thái bình thường mới” hay “nguyên trạng mới”.
GS Alexander Vuving cảnh báo, khoảng 5 – 10 năm tới,
Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cuối trong quá trình thiết lập “thế đứng
trên Biển Đông”. Nghĩa là giai đoạn “mà từ các bàn đạp trên các đảo chiếm
đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực
lượng của bất kỳ nước nào khác trên bất cứ khu vực nào ở Biển Đông”.
_____
Mời đọc thêm: Yêu sách biển trái phép của Trung Quốc đe dọa tính toàn vẹn
của UNCLOS (VNN). – Lật tẩy trò “đổi trắng thay đen” trong tham vọng độc chiếm
Biển Đông (ANTĐ). – Trung Quốc “vô tình” để lộ vũ khí đối phó nhóm tác chiến
tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông (Infonet). – Trung Quốc tìm cách kiểm soát hai eo biển chiến lược
(TP).
– Bắc Kinh lại mời ông Duterte đến trao đổi chuyện biển Đông
(PLTP). – Cựu ngoại trưởng Philippines muốn đưa phán quyết Biển Đông
ra Liên Hiệp Quốc (TT). – Cựu ngoại trưởng Philippines kêu gọi Manila nêu phán
quyết Biển Đông trước LHQ (RFI). – Biển Đông: Philippines đang hành xử ‘được một mất mười’
(PLTP).
No comments:
Post a Comment