Sunday, 8 September 2019

CSVN MUỐN DỰA NGA ĐỂ KHAI THÁC DẦU KHÍ BIỂN ĐÔNG (Người Việt Online)




Người Việt Online
September 8, 2019

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trước sức ép ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh, CSVN kêu gọi Nga “mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam” như một giải pháp nhằm đối phó với Trung Quốc.

Bản đồ các lô dầu khí Việt Nam trên Biển Đông và khu vực bị Trung Quốc quấy rối ở bãi Tư Chính và lô 6-1. (Hình: Internet)

“Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, đề nghị Chính Phủ Nga tạo điều kiện để các liên doanh của Việt Nam tham gia vào các mỏ tiềm năng mới trên lãnh thổ Nga.”

Tờ Lao Động ngày Thứ Sáu vừa qua viết như thế về lời ông Trịnh Đình Dũng nói với ông M.Akimov, phó thủ tướng Nga, khi ông Trịnh Đình Dũng đến Vladivostok, liên bang Nga, tham dự “Diễn Ðàn Kinh Tế Phương Đông lần thứ 5.” Ông Trịnh Đình Dũng và ông M.Akimov là “đồng chủ tịch Phân Ban Nga trong Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Hợp Tác Kinh Tế-Thương Mại Và Khoa Học-Kỹ Thuật Việt Nam–Nga.”

Lời đề nghị của ông Dũng đưa ra vào lúc Trung Quốc quấy rối các loạt động khai thác và dò tìm dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính suốt từ đầu Tháng Bảy đến bây giờ vẫn đang tiếp diễn, trong đó, công ty của Nga cũng là nạn nhân.

Công ty Nga Rosneft đang khai thác mỏ khí đốt tại lô 6-1 bị Trung Quốc cho nhóm tàu khảo sát địa chất và tàu hải cảnh tới quấy rối khi Rosneft thuê giàn khoan Hakuryu-5 của một công ty Nhật khoan đào thêm giếng mới.

Mỏ khi đốt nằm trong lô 06-01, thuộc dự án Đường ống khí Nam Côn Sơn, là dự án thành lập lần đầu thập niên 2000 giữa Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam (nay là Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam), Tập Ðoàn BP và Tập Ðoàn Statoil. Năm 2012, TNK mua lại cổ phần của BP trở thành đối tác chiếm phần vốn lớn thứ 2 của liên doanh. Không bao lâu sau, năm 2013, Rosneft của Nga mua lại cổ phần từ TNK. Hiện nay, dự án là liên doanh giữa Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam (PV GAS), Rosneft Pipelines Vietnam và Perenco Pipelines Vietnam.

Tại lô 6-1, giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công Ty Khoan Nhật Bản (JDC) được thuê khoan thêm một mỏ khác, khởi sự từ ngày 18 Tháng Năm. Nhiều phần các tàu hải cảnh, tàu đánh cá “dân quân biển” của Trung Quốc quanh quẩn ở khu vực đã theo dõi sát các hoạt động dầu khí của Việt Nam, dẫn đến tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 cùng đám tàu hải cảnh hộ tống đến kiếm chuyện suốt từ đầu Tháng Bảy đến nay tại khi vực mỏ khí đốt Lan Đỏ và Phong Lan Đại.

Bắc Kinh đã rất nhiều lần áp lực với Hà Nội về chuyện dò tìm và khai thác dầu khí trên vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam nhưng lại có tuyên bố chủ quyền ngang ngược của họ qua cái 9 vạch hình “Lưỡi Bò.” Vì bị dọa đánh các vị trí của Việt Nam đang trấn đóng ở Trường Sa và có thể các nhà giàn DK ở vùng Tư Chính Vũng Mây, Tháng Bảy, 2017 và Tháng Ba, 2018, phải dừng hoạt động thăm dò đã thuê Công Ty Tây Ban Nha Repsol tiến hành.

Tuy nhiên, khác với hai lần thăm dò phải bỏ ngang, Công Ty Rosneft của Nga vẫn tiếp tục khoan tìm ở mỏ khí Lan Đỏ và Phong Lan Đại, cũng thuộc lô 6-1, dù liên tục bị áp lực từ đám tàu Trung Quốc. Nay ông Trịnh Đình Dũng sang Nga đề nghị “mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thề

Những tin tức mới nhất liên quan đến tình hình khu vực Tư Chính Vũng Mây một hai ngày qua có dấu hiệu sôi động trở lại sau mấy ngày im lặng vì ảnh hưởng gió bão, các tàu Trung quốc chạy về đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, vừa nghỉ ngơi vừa lấy tiếp liệu.

Ông Ryan Martinson, giáo sư tại trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, cho hay trên trang Twitter khi trao đổi với các chuyên gia khác cùng theo dõi tình hình Biển Đông, ngày 7 Tháng Chín, 2019, rằng nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 rời Đá Chữ Thập chạy “hết tốc lực” về hướng bãi Tư Chính. Đồng thời ông cũng thấy dàn khoan Hakuryu-5 cũng vẫn đang hoạt động trên lô 6-1.

Ngoài ra khi theo dõi các tín hiệu hải hành, ông còn thấy chiếc tàu khảo sát Hải Dương số 6 (Haiyang Liuhao) cũng là chiếc tàu trực thuộc Cục Khảo Sát Địa chất Trung Quốc như tàu Haiyang Dizhi 8, “hiện đang hoạt động mà không có sự thỏa thuận của Việt Nam trong vùng biển đặc quyền kinh tế” của Việt Nam.

Phải chăng Bắc Kinh muốn tăng thêm áp lực khiêu khích với Hà Nội? (TN)





No comments:

Post a Comment

View My Stats