Người Việt Online
September 22, 2019
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) – Chiều 22 Tháng Chín, một số blogger trong giới
xã hội dân sự đồng loạt loan tin blogger Trần Hoàng Hận “bị công an câu lưu” tại Quận 1 mà không
rõ nguyên nhân.
Sau đó, cuối giờ chiều cùng ngày, ông Hận tường
trình trên trang cá nhân rằng ông “chạy lòng vòng quay vài đoạn phim để làm
clip cảnh báo mọi người hạn chế ra đường trong thời điểm Sài Gòn có bụi mù mịt.”
Bụi dày đặc tại Sài
Gòn hôm 22 Tháng Chín. (Hình: VnExpress)
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, ông Hận bị một số nhân
viên an ninh thường phục chạy đến tấp đầu xe đưa thẻ công an, đòi kiểm tra máy
quay, máy điện thoại để xem “quay phim với mục đích gì” và ép buộc ông về công
an phường Bến Nghé “làm việc.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/VN-S_ai-Gon-Ep-Blogger-Xoa-Clip-Bui-696x464.jpg
Bụi dày đặc tại Sài
Gòn hôm 22 Tháng Chín. (Hình: VnExpress)
Ông Hận viết trên Facebook Tran Hoang Han: “Kiểm tra
lại máy quay và máy ghi âm lại chẳng có gì ‘nguy hại’ nhưng mấy anh công an
cũng chẳng bằng lòng mà cứ hỏi tại sao lại đi quay và phỏng vấn người dân, rồi
đi quay vậy có giấy tờ gì không. Mình cũng trả lời thật là mấy hôm nay thấy
khói bụi nhiều nên đi quay để cảnh báo mọi người thôi. Sau một hồi có vẻ cuối
cùng mấy anh cũng tin vào sự thật nhưng vẫn sợ bỏ sót gì đó nên bắt mình xoá hết
video và file ghi âm. Hoàn cảnh trớ trêu nên đành xóa cho nhanh để được về.
Xong mấy anh đòi mình xóa ảnh trong điện thoại nữa, mình đành thêm một lần ngậm
ngùi…”
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh nhiều người dân Sài
Gòn lo âu xen lẫn hoang mang về tình trạng xuất hiện bụi mù dày đặc cho thấy
không khí ô nhiễm nặng ở thành phố này nhưng các báo nhà nước chỉ đưa cầm chừng,
thậm chí còn “thi vị hóa” khi viết “Sài Gòn có sương mù như Đà Lạt.” Trong khi
đó, người dân không thấy đại diện Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn lên tiếng
khuyến cáo hay trấn an về tình trạng ô nhiễm, cũng như công bố biện pháp xử lý.
Theo báo Zing hôm 22 Tháng Chín, chỉ số chất lượng
không khí AQI tại Sài Gòn “liên tục ở mức trên 150, thuộc nhóm màu đỏ (thang 4
trong 6 thang bậc đo chất lượng không khí theo cách tính của Mỹ)”. Tờ báo dẫn lời
bà Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia thời tiết: “Khi hơi nước bám vào hạt nhân ngưng
kết (khói, bụi) sẽ tạo ra sương mù, tập trung ở tầng thấp khiến người dân dễ
hít phải. Sương mù này có hại cho sức khỏe. Ở thành phố mà xuất hiện sương mù
nhiều có nghĩa là mức độ ô nhiễm cao. Đừng cho rằng nó đẹp, lãng mạn mà người
dân phải cảnh giác, che chắn kỹ khi ra đường.”
Trong khi đó, báo VNExpress cho biết thêm: “Có thông
tin lan truyền trên Internet cho rằng khói bụi ô nhiễm ‘là do cháy rừng ở
Indonesia khuếch tán sang Việt Nam khiến không khí Sài Gòn và nhiều tỉnh Nam Bộ
bị ô nhiễm như đã từng xảy ra vào năm 2015.’ Ông Lê Đình Quyết, phó phòng dự
báo Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Nam Bộ nói: ‘Chưa có căn cứ để xác định tin
này. Bởi nếu nguyên nhân từ cháy rừng ở Indonesia thì phía Việt Nam phải quan
trắc được hiện tượng sương mù khô. Tuy nhiên, tất cả các trạm quan trắc ở Phú
Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo trong những ngày qua đều không phát hiện hiện tượng
này.’”
Tờ báo cũng đưa cảnh báo rằng chỉ số bụi mịn PM2.5 ở
Sài Gòn “được ghi nhận đạt mức 102.7 µg/mét khối, cao gấp bốn lần quy chuẩn quốc
gia (25 µg/mét khối) và gần 11 lần mức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Theo dự
báo của trang AirVisual, ngày 23 Tháng Chín, ô nhiễm không khí tại Sài Gòn “vẫn
đang ở mức ô nhiễm (màu đỏ, cam).” (T.K.)
No comments:
Post a Comment