Thursday, 12 September 2019

BẢN TIN NGÀY 12/09/2019 (Báo Tiếng Dân)





12/09/2019

BÀI MỚI

12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019
12/09/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 12/09/2019

Tin Biển Đông
Infonet đưa tin: Trung Quốc giăng mạng lưới UAV giám sát khắp Biển Đông. Báo South China Morning Post xác nhận, mạng lưới máy bay không người lái (UAV) do Bộ Tài nguyên Trung Quốc vận hành sẽ giám sát các đảo không người ở hay những khu vực khó tiếp cận và vùng biển rộng lớn trên Biển Đông. 

Bộ Tài nguyên “cướp biển” tuyên bố: “Hệ thống này được sử dụng trong quản lý hàng hải gồm giám sát các vùng biển có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra các địa điểm hay xảy ra bất ổn cũng như giám sát vùng biển và đảo theo thời gian thực”

VOA có bài: Thực hư ExxonMobil ‘bỏ cuộc’ ở Việt Nam vì ‘áp lực’ từ Trung Quốc. Vụ nhà báo Nguyễn Như Phong, cựu Tổng biên tập báo Petro Times và nhà báo Huy Đức cùng đưa tin ExxonMobil đã rút khỏi lô Cá Voi Xanh, VOA cho biết đã gửi câu hỏi tới ban lãnh đạo PetroVietnam để xác nhận thông tin ExxonMobil “bỏ cuộc” cũng như về giai đoạn đầu tư hiện nay của tập đoàn này ở mỏ “Cá Voi Xanh”, nhưng không nhận được hồi đáp.

Ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình AMTI của Trung tâm CSIS có trụ sở ở Washington, bình luận, “nếu Exxon quyết định rằng đầu tư của mình quá rủi ro, mà nhiều khả năng là đúng, xét về áp lực mà cả Rosneft và Repsol [tập đoàn Tây Ban Nha] phải đối mặt, thì hãng này sẽ thoái vốn và Việt Nam ít có thể làm gì để ngăn chặn điều đó”

                  https://www.youtube.com/watch?v=SPS98pQuLag

VTC đưa tin: Nhận lời hứa hẹn khai thác dầu khí từ Trung Quốc, ông Duterte định phớt lờ phán quyết Biển Đông. Trong cuộc phỏng vấn tối 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói, tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vừa qua, ông Tập cam kết sẽ để Philippines hưởng phần lớn hơn trong đề xuất chia sẻ tài nguyên ở Biển Đông theo tỷ lệ 60:40. Đổi lại, Bắc Kinh muốn Manila gạt phán quyết Tòa trọng tài sang 1 bên. 

Ông Duterte nói: “Đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc… Chúng tôi chấp nhận để các ông hưởng 60%: Đó là lời hứa của ông Tập. Họ sẽ chỉ nhận được 40%”. Đó vẫn là một hình thức đánh đổi chủ quyền quốc gia chỉ vì “lợi nhuận”. 

Báo Tuổi Trẻ viết: Ấn Độ âm thầm hiện diện ở Biển Đông. Ông Rajeev Ranjan Chaturvedy, nghiên cứu viên khách mời ở ĐH Công nghệ Nanyang bình luận về chuyện New Delhi đối mặt với yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông: “Lợi ích ngày càng tăng của Ấn Độ tại Biển Đông cũng thể hiện khát vọng của New Delhi về nhận thức lãnh thổ trong toàn bộ các khu vực có lợi ích hàng hải, và mong muốn bám sát các diễn biến tiềm năng có thể tác động tới lợi ích quốc gia của Ấn Độ”.



Người Trung Quốc mở xưởng sản xuất ma túy rất lớn ở Kon Tum
Công an phát hiện xưởng sản xuất ma túy cực lớn tại Kon Tum do người Trung Quốc cầm đầu, báo Thanh Niên đưa tin. Vụ việc xảy ra ngày 6/8 nhưng tới nay mới được công bố. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, cùng với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an các tỉnh Kon Tum, Bình Dương, Bình Định, Ninh Thuận, TP HCM và nhiều lực lượng khác đã tiến hành kiểm tra, khám xét khẩn cấp khu nhà xưởng của Công ty Xuất nhập khẩu Đồng An Viên ở thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm lít ma túy tổng hợp, khoảng 13 tấn hóa chất, tiền chất và khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy. Họ cũng tạm giữ 10 người, trong đó có 8 người mang quốc tịch TQ. Khu nhà xưởng này do người VN tại Kon Tum đứng tên, nhưng được một số người TQ thuê lại.

Zing phân tích vụ 13 tấn tiền chất ma túy ở Kon Tum: ‘Địa phương chịu chết’. Chiều 11/9, ông Ngô Tấn Khoa, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Đắk Hà thừa nhận: “UBND huyện cho Công ty Đồng An Viên thuê đất, còn công ty này cho người Trung Quốc thuê lại để làm xưởng sản xuất ma túy, địa phương không thể nắm được. Khi công ty này cho nhóm người Trung Quốc thuê không hề báo cáo địa phương nên chịu chết”.

Còn ông Nguyễn Chí Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Đắk Hà, nói: “Công ty trên tôi đi qua nhiều lần nhưng cửa xưởng thường xuyên đóng kín nên không biết hoạt động, sản xuất gì bên trong. Địa phương chỉ quản lý về mặt an ninh trật tự bên ngoài còn bên trong họ kinh doanh, sản xuất gì mình không nắm được”. Nếu các khu vực còn lại ở vùng Tây Nguyên rộng lớn của đất nước, chính quyền địa phương cũng quản lý như thế này, thì còn bao nhiêu xưởng sản xuất ma túy của TQ ở đó?

Công an tạm giữ nhiều người Trung Quốc trong đường dây sản xuất ma túy. Ảnh: T. N/Zing


Về Huỳnh Tiến Mạnh, trùm công an – giang hồ Đồng Nai
Báo Dân Việt có bài: Vụ kỷ luật đại tá Huỳnh Tiến Mạnh: Hàng loạt sai phạm đình đám. Bài viết thống kê những vụ bê bối xảy ra ở Đồng Nai dưới thời ông Mạnh làm sếp công an, như vụ đại uý Ngô Văn Vinh bắn chết thiếu tá Trần Ngọc Sơn, Phó trạm CSGT Suối Tre; hay gần đây nhất là vụ cảnh sát 113 bị hàng trăm giang hồ bao vây hồi tháng 6/2019.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh viết: “Huỳnh Tiến Mạnh, từ Đồng Tháp về Đồng Nai, tạo ra thứ đặc sản CSGT và ‘tiếp thị sữa’ đình đám nhất nước. Thời của Mạnh và tên Hồ Văn Năm, hàng ngàn hộ dân Long Hưng bị cào nhà cửa, cào mồ mả tổ tiên, bị đẩy vào tù tội đến 46 người“.

Còn nhớ, ngày 1/12/2015, Facebook Cánh Đồng Ngô, được cho là của một CSGT làm việc ở công an tỉnh Đồng Nai 15 năm, đăng tải một bài viết trên Facebook, tố cáo nhiều vụ bê bối của ông Huỳnh Tiến Mạnh, mà Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng những thông tin đó “có tính chất xuyên tạc“. Đến ngày 2/12/2015, Facebook này đã bị buộc phải khóa, nhưng mọi người vẫn còn đọc được nội dung bài này do các Facebooker khác đăng lại.

Vẫn không rõ nhân vật này có bị xử lý hay không, nhưng những thông tin mà người này cung cấp, bây giờ đã được một số người kiểm chứng là đúng sự thật. Facebook Cánh Đồng Ngô từng viết: “Hơn 15 năm trong nghề cảnh sát giao thông, tôi và anh em giao thông chịu nhiều tủi nhục, để dư luận xem thường, bị báo chí soi mói, từng chay mặt đi quỳ lạy phóng viên báo chí khi bị quay phim tiêu cực. Tất cả là vì ai, vì cái gì?”

Ông dạy chúng tôi cách ăn gian nhân dân, lừa dối nhà nước. Mỗi tổ tuần tra ngoài đường đều có chỉ tiêu phải lập biên bản bao nhiêu trường hợp. Thưa mọi người, ông Mạnh dạy chúng tôi cách như thế này: Ra đường thổi xe vi phạm, không lập biên bản mà nhận tiền mãi lộ trực tiếp, sau đó về viết biên bản khống cho đủ chỉ tiêu số lượng biên bản trong 1 ca công tác. Ra quyết định phạt, lấy tiền mãi lộ đi đóng phạt. Số tiền còn lại thì chia nhau. Mỗi ca như vậy mỗi người kiếm được vài chục triệu là bình thường“.

Báo Tuổi Trẻ có đồ họa về các mốc thời gian ông Mạnh làm sếp ở Đồng Nai:


Một nghi can bị tạm giam suốt 5 năm
Báo Pháp Luật VN đưa tin: Nghi án chưa buộc được tội nhưng vẫn tạm giam bị cáo suốt 5 năm. Nghi can Trần Thị Tuyết, ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, bị bắt giam tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Mặc dù CQĐT không chứng minh được nghi can phạm tội, nhưng vẫn giam suốt 5 năm qua. Những kẻ thực thi pháp luật đã vi phạm luật pháp.

Theo điều 173, Bộ luật Hình sự 2015, quy định về “Thời hạn tạm giam để điều tra“, kể cả với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời gian bị tạm giam không quá 4 tháng và chỉ được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Tổng cộng thời gian tạm giam và gia hạn không quá 12 tháng. Còn bị tạm giam cho tới khi kết thúc điều tra phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội xâm phạm an ninh quốc gia và phải được Viện trưởng VKS nhân dân tối cao quyết định.

Bài báo cho biết: “Ngày chị Tuyết bị tạm giam, con gái mới hơn 3 tuổi. Đứa trẻ mồ côi cha, nay lại tạm xa mẹ. Bị cáo buộc lạm dụng chiếm đoạt tài sản của công ty, bị hầu tòa nhiều lần, nhưng tòa vẫn chưa thể kết án bị cáo suốt năm năm qua“.


Bê bối trên sân Hàng Đẫy
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Khán giả chửi trọng tài, đốt pháo sáng gây đổ máu trên sân Hàng Đẫy. Trong trong trận đá bù vòng 22 V-League 2019 diễn ra vào tối 11/9 tại sân Hàng Đẫy, Hà Nội, “hàng chục quá pháo sáng, pháo khói được cổ động viên Nam Định đốt trên khán đài B, ném xuống sân Hàng Đẫy khi đội khách bị thủng lưới bàn đầu tiên”.

Đến phút 55, ở phía khán đài B, chỗ ngồi của cổ động viên đội khách, nhiều quả pháo lại được đốt trên khán đài và ném xuống sân. Pháo rơi cả sang khán đài A khiến một nữ khán giả bị thương. Không chỉ thế, “rất nhiều khán giả đội khách đã có lời lẽ nhục mạ trọng tài Ngô Duy Lân hết sức nặng nề ông khi thổi phạt đền do Lê Văn Phú kéo ngã Văn Quyết (Hà Nội) trong vòng cấm địa”.

Nữ khán giả trên khán đài A bị trúng pháo được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Nam Khánh/TT


Ăn lương của dân, nhưng “đầy tớ” không muốn tiếp dân
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Người đứng đầu ngành, địa phương nào ‘né’ tiếp công dân? Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa nhận, so với năm 2018, tổng số đơn thư các loại giảm 7%, số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước giảm 3%, số đoàn đông người giảm 0,6%, nhưng số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh lại tăng 4,3%.

Trong báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019, tại Ủy ban Thường vụ QH chiều hôm qua, cho biết: “Hầu hết các địa phương được thanh tra, kiểm tra, giám sát trong năm 2019 đều có tình trạng này, như Thái Bình, Trà Vinh, Bắc Ninh, Bình Định, Phú Yên, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng”.


Đảng viên có con em được nâng điểm chỉ bị khiển trách
Báo Thanh Niên đưa tin: Hòa Bình khiển trách đảng viên có con được nâng điểm để vào Học viện Cảnh sát. Cụ thể, 4 cán bộ, đảng viên tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, gồm: Bạch Công Du, Bí thư chi bộ huyện Kim Bôi; Nguyễn Thị Thoa, đảng viên xã Vĩnh Tiến; Bạch Công Tình, Bí thư chi bộ xã Bình Sơn; Bùi Thị Thu Huyền, đảng viên xã Đông Bắc, bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Con em của họ được nâng điểm để vào Trường ĐH Xây dựng, Học viện Cảnh sát nhân dân.

Theo bài báo, con em của 4 cán bộ nói trên đều đã vào được ĐH Xây dựng và Học viện CSND, cướp đi cơ hội của 4 thí sinh khác tự đi thi bằng chính sức mình, thế nhưng họ chỉ bị khiển trách.


***






1 comment:

View My Stats