Nếu cho người Hồng Kông sống ở Việt Nam từ nhỏ, đặc
biệt trong môi trường miền Bắc, từ hệ thống chính trị, giáo dục cho tới văn
hóa, lối sống… mọi thứ bị chi phối, phụ thuộc bởi Trung Quốc, trong hoàn cảnh
đáng thương như vậy liệu có mấy người Hồng Kông vượt qua?
Tôi còn nhớ khi bước chân vào Sở NN&PTNT tỉnh
Trà Vinh làm việc với bà Chánh thanh tra Nguyễn Hoàng Mỹ, các cán bộ ở đây nhìn
tôi có vẻ sửng sốt:
– Sao nhìn em trẻ mà liều lĩnh thế?
Vì trước đó tôi đã vỗ ngực, yêu cầu bà chánh thanh
tra phải xin lỗi những người nông dân, kỷ luật phó chánh thanh tra Nguyễn Trọng
Nhân vì ông này có thái độ hách dịch, chửi bới người dân.
Cho nên có rất nhiều người dân miền Tây, Tây Nguyên
yêu quý tôi, đến giờ họ vẫn còn hỏi thăm, liên lạc, họ nói không tin bất cứ nhà
báo, luật sư nào ngoài tôi.
Có rất nhiều cuộc đấu tranh, ăn bờ ở bụi, nằm trước
cổng ủy ban… tôi đều âm thầm giúp họ. Cũng chả dám nhận mình là nhà báo hay tài
giỏi hơn ai, nhưng rõ ràng tôi đã chiếm được tình cảm của nhiều bà con dân
nghèo, tuổi trẻ của tôi không chết yểu.
Trong khi đó, có những người làm hàng chục năm trong
các cơ quan báo chí, công quyền, đầu hai thứ tóc, được rất nhiều giải thưởng
này nọ, lúc nào cũng kêu người khác non nớt nhưng trên thực tế, hầu hết những
người dân thấp cổ bé họng, trên toàn cõi Việt Nam không hề biết tới họ, hoặc
nghe tới tên họ là bà con đã chạy mất dép.
Tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, tôi cũng hiểu
dân mình đang ở đâu và dân mình cần gì? Có một số kẻ non nớt ngồi bên kia biên
giới xúi dại tôi cùng bà con phải vùng lên, dùng vũ lực đấu tranh. Nếu nghe
theo chúng tôi sẽ chết sớm, ngồi ủ rũ trong tù mà không làm được gì.
Còn Hồng Kông… lại là một câu chuyện khác, từng là một
lãnh thổ phụ thuộc của Anh và Bắc Ireland từ năm 1842, giao chủ quyền cho Trung
Quốc vào năm 1997 nhưng Hồng Kông vẫn tồn tại dưới hình thức “một quốc gia, hai
chế độ”, theo tuyên bố chung Trung – Anh và luật Cơ bản của Hồng Kông thì khu vực
này được hưởng quy chế tự trị cho đến ít nhất là năm 2047.
Gần 200 năm, từ chế độ chính trị, hệ thống pháp luật,
hệ thống xuất bản, báo chí, giáo dục… người dân Hồng Kông đã được “hưởng xái” từ
nước Anh.
Cho đến bây giờ, công dân Trung Quốc vẫn không có
quyền cư trú tại Hồng Kông, phải chịu sự kiểm soát nhập cư như công dân nước
khác. Về bản chất, kinh tế Hồng Kông là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiếp tục
duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây.
Cho nên, khi nhìn nhận bối cảnh lịch sử cùng nhiều yếu
tố khác, tôi vẫn ngưỡng mộ những người trẻ Việt Nam dám đứng lên hơn. Trong khi
phần lớn những người già vẫn còn đang mơ ngủ, thì đâu đó vẫn có những bạn trẻ tỉnh
dậy từ đêm tối, có những bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn còn đau đáu, nghĩ
về quê hương, đất nước, ví dụ như… Phương hàng Nhật.
Khi một người trẻ Hồng Kông đứng lên, cả triệu người
Hồng Kông che chắn, nhưng khi một người trẻ Việt Nam đứng lên, họ phải xác định
không gia đình, không sự nghiệp, không bạn bè, đôi khi, một mình chống lại cả
thế giới này.
-------------------------------
CÙNG CHỦ ĐỀ
Nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong phát biểu với truyền
thông và những người ủng hộ bên ngoài Hội Đồng Lập Pháp sau khi được thả ra khỏi
nhà tù hôm 17 tháng 6 năm 2019 tại Hồng Kông. Joshua Wong nói hôm Thứ Hai rằng
Trưởng Đặc Khu Hồng Kông Carrie Lam phải ra đi khi Wong tham gia với những người
biểu tình chống dự luật dẫn độ nhiều tranh cãi cho phép những người bị tình
nghi phạm tội được đưa vào lục địa và nơi mà các công dân đối diện nguy cơ dẫn
độ sang Trung Quốc. (Photo AFP/Getty Images)
*
HONG KONG - Sinh viên tranh đấu dân chủ Joshua Wong
Chi-fung (22 tuổi) đã ra tù ngày Thứ Hai 17/06), tuyên bố sẽ tham gia cuộc phản
đối luật dẫn độ.
*
Khi Joshua Wong ra tù, trong sơ mi trắng, tay ôm một
chồng sách dầy, anh đã nói những gì cần nói.
Tôi lại chú ý bức ảnh Joshua Wong, áo thun đen, cũng
trong buổi sáng thứ hai 17/6, đến đặt hoa tưởng niệm ở một vị trí đặc biệt mà
người biểu tình mới lập ra.
Có lẽ câu chuyện về người đàn ông 39 tuổi, vừa tự tử
để bày tỏ quyết tâm chống Luật dẫn độ chiều thứ bảy giúp ta lý giải tại sao rất
nhiều người biểu tình tối Chủ Nhật đều mặc đồ đen và các bạn trẻ cài hoa cẩm
chướng trắng, hoa tang của người Hồng Kông.
Báo the Guardian và tổ chức HKFP viết: Nhiều người
diễu hành vào Chủ Nhật 16/6 đã mặc quần áo đen, cài hoa cẩm chướng trắng và
mang hoa theo để đặt ở một địa điểm đặc biệt dưới chân trung tâm thương mại
Pacific Palace cạnh trụ sở chính phủ HK. Đó là nơi mà một người đàn ông đã trèo
lên giàn giáo bên ngoài TTTM, tự treo tấm biểu ngữ viết tay và la to bằng tiếng
Anh, nội dung “Không dẫn độ về Trung Quốc. Hãy hủy bỏ luật dẫn độ. Bà Lam phải
từ chức”.
*
Demosistō là tên của 1 đảng chính trị được thành lập
vào tháng 4 2016 ở Hong Kong bởi chàng thanh niên kiệt xuất Joshua Wong.
Cái tên mang âm hưởng Latin này gồm 2 phần: Demo
nghĩa là Democracy (Dân chủ) và Sisto có nghĩa To stand. Do đó Demosistō được
hiểu là Stand for Democracy.
Đảng này gồm nòng cốt là những thủ lĩnh học sinh
sinh viên của phong trào dù vàng năm 2014, ra đời nhằm mục đích ủng hộ việc
trưng cầu dân ý cho 1 Hong Kong độc lập sau khi hiệp ước HK 1 quốc gia 2 chế độ
kết thúc vào năm 2047. Như vậy, tuổi trẻ của HK đã mang trên vai tầm nhìn thời
đại cho tương lai của 1 HK dân chủ và tự do.
No comments:
Post a Comment