Rory Cellan-Jones
Phóng
viên kỹ thuật
14 tháng 6 2019
Tin
tốt cho ngành truyền thông là nhiều độc giả lo lắng về nạn thông tin sai lệch
đang chuyển sang các nguồn tin uy tín hơn. Còn đây là tin xấu, họ dường như
không còn xu hướng muốn trả tiền cho các cơ quan truyền thông đáng tin cậy.
Đây chỉ là hai trong số nhiều tựa đề từ bản tường
trình của Digital News Report phát hành năm nay. Digital News Report là một dự
án nghiên cứu lớn của Viện Reuters tại Oxford University, dựa trên một cuộc khảo
sát trực tuyến với 75.000 người ở 38 quốc gia.
Trong những quốc gia đó, 55% người dân cho biết họ
lo ngại về thông tin sai lệch, và ở nhiều nơi, xu hướng tin giả đang tăng lên,
bất chấp nỗ lực kiềm chế của cả chính phủ và các công ty truyền thông xã hội. Tại
Anh, 70% người được hỏi đồng ý với câu "Tôi lo ngại về những gì là thật và
những gì là giả trên internet", tăng 12% so với năm ngoái.
Bản tường trình trên cho biết khoảng 25% trong số họ
phản ứng bằng cách chuyển sang các nguồn tin tức "có uy tín" hơn, tỷ
số này tăng lên 40% ở Mỹ. Dĩ nhiên, những gì tạo thành một nguồn tin tức có uy
tín thì do người trả lời xác định.
Có phải cách đưa tin về cuộc biểu tình của nhóm Áo
Vàng khiến độc giả Pháp bớt tin báo chí?
EPA
Một người trả lời ở Anh, trong một cuộc phỏng vấn
sâu, nói rõ quan điểm của cô:
"Tôi nghĩ rằng những hãng tin bạn có thể tin tưởng là những cơ quan
đã có từ lâu, như BBC, the Guardian, Independent".
Nhưng niềm tin vào tin tức đang giảm trên toàn cầu,
đặc biệt sụt giảm mạnh ở Pháp, có lẽ do sự chia rẽ trong việc tường trình
các cuộc biểu tình của nhóm Áo Vàng. Tại Anh, tỷ lệ tin vào tin tức giảm từ 51%
năm 2015 xuống còn 40% trong năm nay. BBC vẫn đứng đầu bảng là nguồn tin đáng
tin cậy nhất, cao hơn ITV News, Financial Times và Channel 4 News.
Nhưng tường trình của Digital News Report cảnh báo rằng
các vấn đề phân cực như Brexit và biến đổi khí hậu đang khiến một số người đặt
câu hỏi là BBC đang thúc đẩy hay chặn các chương trình nghị sự.
"Hầu hết sự sụt giảm niềm tin đến ngay sau cuộc trưng cầu dân ý ở
EU", một trong những tác giả của bản tường trình, Nic
Newman, nói. "Mọi người cảm thấy các
phương tiện truyền thông, đặc biệt là các tổ chức tuyên bố là vô tư, không phản
ánh quan điểm của họ."
Đương nhiên, để thấy rõ bằng chứng của sự phân cực
quan điểm chúng ta phải hướng đến Hoa Kỳ.
Ở đó, bản tường trình cho thấy những người tự nhận
mình có khuynh hướng chính trị cánh tả giờ đây khá tin tưởng vào tin tức, chuyển
sang các cơ quan truyền thông cấp tiến để xem quan điểm của họ về Donald Trump
được phản ánh.
Ngay sau khi ông Trump đắc cử số người ghi danh đọc
và trả tiền cho tờ New York Times và Washington Post tăng vọt. GETTY IMAGES
Trong khi đó, niềm tin vào tin tức của người Mỹ đã
giảm xuống chỉ còn 9%, có lẽ do lời nói của Tổng thống Trump rằng một số cơ
quan truyền thông là "kẻ thù của người dân".
Nhưng giữa những
dấu hiệu cho thấy sự khao khát tin tức đáng tin cậy, lại rất ít bằng cớ chứng
tỏ mọi người sẵn sàng trả tiền cho báo chí có chất lượng. Tường trình của Digital News Report chỉ tìm thấy một gia tăng nhỏ trong
số người trả tiền hoặc ghi danh là thành viên cho các trang mạng cung cấp tin tức,
đa số tập trung ở các nước Bắc Âu.
Ở Mỹ sau cuộc bầu cử năm 2016, ngay sau khi Donald
Trump đắc cử, số người đăng ký trả tiền cho tờ New York Times và Washington
Post tăng vọt, nhưng đến giờ tỷ lệ người chịu chi trả cho tin tức ổn định ở mức
16%. Nhưng ở Anh chỉ 9% người đọc trả tiền cho tin tức trực tuyến.
Các công ty truyền thông đang thử nhiều các cách tiếp
cận khác nhau, từ các khoản thanh toán đến các chương trình cung cấp thêm nội
dung và sự kiện đặc biệt cho thành viên. Nhưng theo Digital News Report, có lẽ
số người sẵn sàng trả tiền hàng tháng cho Netflix hoặc Spotify ngày càng đông
hơn người trả tiền để xem tin tức.
Khi được hỏi họ sẽ chọn gì nếu họ chỉ trả tiền cho
một dịch vụ trực tuyến hàng tháng duy nhất, 37% cho biết sẽ chọn dịch vụ
video, 15% chọn âm nhạc và chỉ có 7% chọn tin tức.
Điều này có thể khiến một dịch vụ như Apple News
Plus, cung cấp tin tức cho người đóng lệ phí hàng tháng trở ̉thành hấp dẫn hơn
- mặc dù nhiều cơ quan truyền thông có thể sẽ phải cảnh giác khi đặt số phận
mình vào tay một công ty công nghệ khổng lồ khác.
Ngày càng nhiều người đọc tin từ Facebook. GETTY IMAGES
Giáo sư Rasmus Kleis Nielsen, thuộc Digital News
Reports, nói: "Tin đáng mừng là những
cơ quan truyền thông thực sự khác biệt, có giá trị và đáng tin cậy đang ngày
càng thành công trong lãnh vực thương mại. Tin không vui là nhiều người thấy rằng
phần lớn tin tức họ đọc không có giá trị, đáng tin cậy hay đáng để trả tiền."
Nhưng ngay cả giữa những hoài nghi người đọc có về
tin tức đọc trên truyền thông xã hội, nghiên cứu của Digital News Reports cho
thấy mạng xã hội vẫn có ảnh hưởng lớn.
Ngày càng có nhiều người đọc tin tức từ điện thoại
thông minh, và trong số người dưới 35 tuổi ở Anh, gần một nửa cho biết họ đọc
tin từ những câu chuyện thông qua mạng xã hội thay vì dùng ứng dụng của một
hãng tin.
Trong khi Facebook là một mạng xã hội quan trọng nhất
về tin tức, ở một số quốc gia mọi người đang chuyển sang Instagram và WhatsApp.
Tại Brazil, Malaysia và Nam Phi, khoảng nửa số người được hỏi nói WhatsApp là
nguồn tin tức chính của họ. Nhiều người ở cùng nhóm tin với những người họ
không quen biết, làm tăng khả năng truyền bá thông tin sai lệch.
Và chúng ta có nhớ ai sở hữu cả WhatsApp lẫn
Instagram?
Vâng, Facebook, đúng vậy! Trong ba năm qua, ngành
công nghiệp tin tức bị chi phối bởi sức mạnh phi thường của công ty do Mark
Zuckerberg điều khiển, và ôm hy vọng các nhà quản lý và chính trị gia có thể phần
nào kiềm chế Facebook hoặc một số đối thủ của Facebook có thể đánh bật nó.
Nhưng ngay trong lúc này thì có vẻ các chi nhánh
khác nhau thuộc đế chế của Mark Zuckerberg đang có ảnh hưởng hơn bao giờ hết đối
với tin tức tiếp cận hàng tỷ người, và các nhà báo sẽ phải sống với tình trạng
đó.
No comments:
Post a Comment