Tác Giả: Đàn Chim Việt
03/06/2019
Luật sư Nguyễn Văn
Đài cùng phu nhân (áo xanh) và nhà hoạt động Lê Thu Hà tới Đức 6/2018
Đàn
Chim Việt: Xin chào luật sư Nguyễn Văn Đài, như vậy đã gần tròn một năm kể
từ ngày anh rời Việt Nam. Với anh thì đây là chuyến ‘được xuất ngoại’ hay ‘bị
xuất ngoại’ thưa anh?
LS
Nguyễn Văn Đài: Tôi bị bắt lần đầu vào tháng 3 năm 2007, trong
thời gian 4 năm tù, an ninh Bộ công an thường vào trại giam Ba Sao, Hà Nam để gợi
ý để tôi xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng tôi không đồng ý. Và sau đó trong 4 năm
tôi bị quản chế sau đó, họ cũng nhiều lần gợi ý, nhưng trong kế hoạch và suy
nghĩ của tôi thì không bao giờ nẩy sinh ý muốn ra nước ngoài định cư. Tất nhiên
tôi có mong muốn ra nước ngoài ít ngày để thăm quan hay làm việc rồi sau đó trở
về lại Việt Nam.
Nhưng lần này bị bắt và bị kết tới 15 năm tù thì thời
gian quá dài. Nếu tôi chấp nhận ở lại Việt Nam thì tôi sẽ phải ở trong tù đủ 15
năm, vì những người như tôi không bao giờ được giảm án hay đặc xá.
Bởi vậy nếu tôi muốn tiếp tục cống hiến, đấu tranh
cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam thì sự lựa chọn duy nhất của tôi là phải
rời nhà tù ở Việt Nam để ra nước ngoài. Có như vậy thì những kinh nghiệm, kiến
thức đấu tranh cho dân chủ của tôi mới có cơ hội chia sẻ với những người khác để
góp phần vào việc dân chủ hóa Việt Nam.
Do vậy, “chuyến xuất ngoại” sang CHLB Đức vào ngày 7
tháng 6 năm 2018 để tị nạn chính trị là không đúng với kế hoạch và mong muốn của
cuộc đời tôi.
– Một năm qua, anh và gia đình đã ổn định cuộc sống như thế nào, việc tái hội nhập với nước Đức của anh có nhiều khó khăn không?
– Một năm qua, anh và gia đình đã ổn định cuộc sống như thế nào, việc tái hội nhập với nước Đức của anh có nhiều khó khăn không?
Từ ngày sang nước Đức, tôi và vợ tôi đã tạm ổn định
cuộc sống, hiện chúng tôi đang học tiếng Đức để hội nhập với xã hội nơi đây.
Nhưng quả thực tiếng Đức là một ngôn ngữ rất khó học, công việc của tôi khá bận
rộn và lý do tuổi tác nên đó là một trở ngại lớn cho chúng tôi trong hội nhập đầy
đủ vào xã hội Đức.
Tôi luôn luôn phải sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống và công việc tại Đức. Nhưng tôi tin là thời gian tiếp theo sẽ giúp chúng tôi hội nhập tốt hơn.
Tôi luôn luôn phải sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống và công việc tại Đức. Nhưng tôi tin là thời gian tiếp theo sẽ giúp chúng tôi hội nhập tốt hơn.
–
Đang đánh ‘giáp lá cà’ với chế độ cộng sản, anh trở thành một người tranh đấu từ
xa, sự thay đổi này có ảnh hưởng thế nào tới cá nhân anh?
Lúc còn ở trong nhà tù tại Việt Nam thì tôi cũng còn
chút băn khoăn liệu việc ra nước ngoài có ảnh hưởng tới việc đấu tranh hay
không. Nhưng từ khi sang Đức, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và công
nghệ thông tin thì tôi thấy mình đấu tranh còn hiệu quả hơn khi chưa bị bắt ở
trong nước. Bởi khi ở trong nước, tôi mới chỉ viết và làm việc với 20% khả năng
của mình thì đã bị tấn công bạo lực, rồi bị bắt cầm tù. Còn sang đây thì tôi có
thể viết tất cả những gì tôi muốn và làm việc với 100% khả năng của mình. Hiện
tôi còn bận học tiếng Đức tới hết tháng 8 năm 2019, nên tôi cũng mới chỉ làm việc
tranh thủ những lúc rảnh thôi. Tôi tin là sau khi kết thúc học tiếng Đức, tôi
dành 100% thời gian cho công việc thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
–
Theo dõi những hoạt động của anh, chúng tôi thấy anh rất tích cực. Kể từ khi đặt
chân qua Đức, anh tham gia nhiều buổi điều trần, nhiều phiên họp báo, nhiều cuộc
vận động mà không phải người nào ra đi trong hoàn cảnh như anh cũng có thể làm
và làm ngay được như vậy, nhiều người đã ‘chìm nghỉm’ ngay sau khi họ ra nước
ngoài. Vậy điều gì đã khiến anh làm được như vậy? Anh có kinh nghiệm gì để chia
sẻ?
Thứ nhất, tôi có may mắn hơn các anh chị em đi trước
một chút vì trong quá trình gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực luật, tôn giáo,
nhân quyền và đấu tranh dân chủ. Tôi có một mối quan hệ rộng rãi với các chính
phủ các nước, các tổ chức NGO quốc tế, các tổ chức chính trị của người Việt ở hải
ngoại, và được đồng bào hải ngoại ở khắp nơi tin tưởng và yêu mến. Cá nhân tôi
và Hội AEDC có sự hợp tác tốt với các tổ chức của người Việt tại hải ngoại khi
tôi còn hoạt động trong nước. Và từ khi sang Đức tôi được các tổ chức của người
Việt, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt khắp nơi giúp đỡ nên đã làm
được một số việc.
Thứ hai là tôi có tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ ở trong
nước. Một số anh em đang ở trong tù, một số anh em còn đang hoạt động bên
ngoài. Tất cả họ là nguồn động lực tình yêu lớn lao để tôi phải cố gắng tranh đấu
cho tự do của các anh em trong tù cùng như vận động sự giúp đỡ cho các anh em
đang hoạt động.
Thứ ba, việc tôi lựa chọn nước Đức để tạm lánh nạn
và để tiếp tục đấu tranh là phù hợp. Bởi phúc lợi xã hội của nước Đức dành cho
người tị nạn rất tốt, giúp tôi có phương tiện để có sống cuộc sống bình thường
và có thể đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Đồng thời nước Đức cũng nằm ở
trung tâm của châu Âu nên cũng thuận lợi cho tôi đi lại tới các quốc gia láng
giềng để làm việc.
–
Hiện Hội Anh Em Dân Chủ vẫn còn những thành viên khác đang ở tù với mức án rất
nặng, có những người bị án lần thứ 2. Là thủ lĩnh nhưng anh hiện ở trong một
hoàn cảnh dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, điều này có làm anh ‘tâm tư’ không?
Tất nhiên là có. Tôi luôn nghĩ về họ, bởi tôi đã trải
qua 6,5 năm tù trong 3 nhà tù khác nhau nên tôi hiểu những khó khăn ở mỗi nơi
và thời tiết mỗi mùa ở Việt Nam.
Như tôi đã nói ở trên, họ là nguồn động lực tình yêu
lớn lao để tôi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ.
Tôi đã và đang làm những điều tốt nhất cho các anh
em trong tù và gia đình họ. Tôi hy vọng có thể làm nhiều hơn nữa cho họ sau khi
tôi kết thúc việc học tiếng Đức.
–
Nước Đức là nơi mà cộng đồng người Việt có nhiều chia rẽ. Một nửa ra đi từ miền
Nam chống cộng với cờ vàng, nửa kia vẫn lấy mầu đỏ làm mầu chủ đạo. Điều này có
khó khăn cho hoạt động của anh không?
Từ ngày sang nước Đức, tôi chủ yếu làm việc với cộng
đồng người Việt tị nạn và không có bất cứ trở ngại nào vì tôi sinh ra trong mầu
cờ đỏ, nhưng từ lâu tôi đã yêu mầu cờ vàng bởi tôi hiểu ý nghĩa sâu sắc của lá
cờ đó.
Tôi cũng có giao lưu với rất nhiều người có xuất
thân từ mầu cờ đỏ, nhưng vì chúng tôi lấy mục tiêu chung là đấu tranh cho dân
chủ tại Việt Nam nên một sự khác biệt nhỏ đó không gây trở ngại cho công việc
chung.
–
Theo anh, các tổ chức cá nhân hoạt động ở nước ngoài nên làm gì, làm thế nào để
trợ giúp hữu hiệu nhất cho giới tranh đấu trong nước?
Tôi đã trải qua nhiều biến cố hay có thể nói là nhiều
thất bại, tôi đã rút được ra nhiều bài học, kinh nghiệm quí cho bản thân mình
và cho chung cả phong trào đấu tranh. Trong phạm vi của một cuộc phỏng vấn thì
tôi không thể trình bày cụ thể và chi tiết.
Nhưng tôi có thể khẳng định vào giai đoạn này của cuộc
đấu tranh thì những tổ chức, cá nhân đang hoạt động ở bên ngoài đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào đấu tranh ở trong nước phát triển
qua một số việc sau:
Thứ nhất tiếp tục công việc vận động các tổ chức quốc
tế, chính phủ các nước quan tâm và có những hành động giúp đỡ cụ thể cho phong
trào đấu tranh ở trong nước;
Thứ hai, các tổ chức, cá nhân cần phải bỏ qua các
khác biệt, cùng nhau đoàn kết để trở thành hậu phương lớn và vững chắc ủng hộ
cho phong trào trong nước.
Thứ ba, cần những cá nhân xuất sắc ở bên ngoài phối
hợp với nhau sử dụng mạng xã hội để vận động, giáo dục và tổ chức cho người dân
trong nước trở thành một phong trào lớn mạnh có thể đấu tranh hiệu quả.
–
Câu hỏi cuối cùng, nếu các tù nhân chính trị khác cũng có điều kiện ra đi như
gia đình anh thì anh khuyên họ sao, nên đi, hay nên ở lại?
Quả thật quyết định ra đi với gia đình tôi là một
quyết định rất khó khăn. Vậy nên nếu có anh chị em nào ở trong hoàn cảnh đang
phải lựa chọn giữa ra đi hay ở lại thì tôi sẽ không khuyên họ một cách trực tiếp
trong việc chọn quyết định ra đi hay ở lại.
Tôi chỉ phân tích tất cả những thuận lợi, khó khăn
mà họ sẽ phải đối diện nếu tiếp tục ở lại hay quyết định ra đi. Và quyết định
cuối cùng sẽ thuộc về họ.
Đàn
Chim Việt xin cảm ơn luật sư Nguyễn Văn Đài đã dành thời gian trả lời phỏng vấn.
No comments:
Post a Comment