Thường Sơn
- VNTB
6-20-2019
Sau
khi đã vắng mặt một cách đầy nghi ngờ và nghi ngại trong trọn vẹn kỳ họp quốc hội
tháng 5 - 6 năm 2019, ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’ Nguyễn Phú Trọng đã
được một số tờ báo nhà nước đưa tin vào ngày 18/6/2019 như đinh đóng cột: “Ngày
mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại Hà Nội”.
Nhưng hết buổi sáng 19/6 vẫn không có bất cứ thông
tin nào về việc ông Trọng ‘tái xuất’ theo cách mà ông ta đã thình lình hiện ra
vào đầu tháng 5 năm 2019 tại sự kiện ‘họp lãnh đạo chủ chốt’ với Nguyễn
Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Văn Nên; sau đó là ‘chủ trì họp Bộ
Chính trị’ và chủ trì Hội nghị trung ương 10.
Ngày 19 tháng Sáu:
Vì sao ‘đồng chí Nguyễn Phú Trọng bận công tác’?
Đáng quan ngại hơn, toàn bộ các bản tin trên báo nhà
nước về “Ngày mai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử
tri tại Hà Nội” đã bị bóc gỡ không còn vết tích nào. Hiện tượng này là rất
tương đồng với hiện tượng ông Trọng ‘mất tích’ tại cuộc gặp cử tri Hà Nội vào đầu
tháng 5 năm 2019 mà đã khiến cử tri Trần Viết Hoàn, được xem là một trong
những “gà đảng” cứ mỗi khi diễn ra cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội
Nguyễn Phú Trọng - tha thiết trông mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước “hai
tay gìn giữ môt sơn hà”.
Thay cho tình trạng ‘vắng mặt không phép’ của Trọng
ngày 19/6 là “Tổng bí thư, Chủ tịch nước xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri do bận
công tác” và “Cử tri chúc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sức khỏe, xử lý
nghiêm các vi phạm” - một cách rút tít của báo nhà nước, nhưng không hề nhấn mạnh
‘chúc/mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mau chóng hồi phục sức khỏe’
như trước đây.
Cần nhắc lại, tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm
2019, bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng đã một lần nữa đánh đố dư luận
về việc ông ta đã không thể tái hiện vào để ‘trình Quốc hội phê chuẩn Công ước
98’ vào ngày 29/5/2019.
Trám vào tình trạng trống vắng đáng nghi ngờ trên là
“Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của
Tổ chức Lao động quốc tế”.
Từ đó đến nay, đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã
không một lần được báo chí đưa tin và hình ảnh về việc tham dự kỳ họp quốc hội.
Hiện tượng trống vắng Nguyễn Phú Trọng trong nghị
trường quốc hội khiến dư luận xã hội và giới quan sát một lần nữa dậy lên mối
‘lo lắng’ và tò mò về bệnh tình mà chắc còn khá lâu nữa mới hồi phục thật sự của
ông ta.
Việc Trọng liên tiếp vắng mặt trong kỳ họp quốc hội
rõ ràng không phải là kế sách ‘giả chết bắt quạ’ hay ý đồ nào na ná như thế, mà
đang khiến dư luận trong xã hội và trong nội bộ đảng trở nên bất lợi đối với
ông ta. Tình trạng này cũng khiến người ta hoài nghi về việc Trọng có thể thực
hiện chuyến công du Mỹ một cách hoàn hảo.
Thời gian mà Nguyễn Phú Trọng phải kéo dài điều trị
càng lâu thì càng rộ lên dư luận Trọng cố ý không chịu thông tin về
cơn bạo bệnh của mình là nhằm duy trì cái ghế “tổng tịch” và không chịu rút khỏi
danh sách “cán bộ cấp chiến lược của Đại Hội 13.”
Cũng đang hiện ra ngày càng rõ những dấu hiệu thách
thức từ ngầm đến công khai đối với quyền lực của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng,
trên mạng xã hội, trong giới quan chức cấp dưới và cả trong giới cách mạng lão
thành.
Chẳng sớm thì muộn hơn đôi chút, sẽ xuất hiện
những đòi hỏi trong nội bộ đảng về cần phải minh bạch hóa tin tức về
Trọng, và chính Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương là cơ quan phải làm
nhiệm vụ này. Nếu Trọng không còn đủ tỉnh táo để “lèo lái con thuyền của đảng
và dân tộc” thì phải bàn đến phương án “nước không thể một ngày thiếu vua.”
No comments:
Post a Comment