Khmer Đỏ đánh vào Ba Chúc, An Giang, chiếm giữ khu vực
12 ngày, từ 18-30/4/1978, rồi bình yên rút về. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã
không đến cứu họ. Trong 12 ngày “quản lý” mảnh đất “vô chủ” đó, lính Khmer Đỏ
gom dân lại, tra tấn, hãm hiếp, giết hại… bằng những cách mà động vật ở thế giới
hoang dã cũng không nghĩ ra được, chỉ có người mới làm nổi!
Sau khi họ
rút đi, “chúng ta” mới đến thì… tổng cộng đã có 3175 người bị giết. Cả vùng chỉ
có 3 người sống sót.
Trước đó Khmer Đỏ nhiều lần tấn công Việt Nam. Việt
Nam đều đáp trả nhanh. Có lần đánh sâu vào đất Cam, lấy dân, bắt lính của nó
mang về (trong đó có mang về một người tên là Hunsen).
Tuy vậy, lúc đó chúng ta vẫn không đẩy mạnh thông
tin/ tuyên truyền xấu về đồng chí cộng sản Khmer. Giai đoạn này, báo chí vẫn
kêu gọi nhân dân không mắc mưu chia rẽ khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa.
Đến sự kiện Ba Chúc, có hai thay đổi lớn:
Một là, lần này chúng ta không phản ứng nhanh để cứu
dân như trước. Đến quá trễ, việc duy nhất “chúng ta” có thể làm ở Ba Chúc… là
chụp hình.
Và hai là, lần này, chúng ta chụp hình mạnh mẽ. Hình
ảnh Ba Chúc tràn ngập mặt báo. Lòng căm hận trong quân đội và nhân dân dâng cao
ngút trời. Anh em lại khoác ba lô lên đường, vui gì hơn lam người lính đi đầu,
khi lịch sử chọn ta làm điểm tựa.
Quân đội nhân dân Việt Nam đã không đến cứu đồng bào
Ba Chúc. Lần này họ đến thẳng Phnomphenh để cứu đồng bào quốc tế.
Những tên sát nhân Khmer Đỏ khi rút khỏi Ba Chúc có
lẽ cũng phải ngạc nhiên vì mình có thể rút lui bình yên như ra khỏi chỗ không
người, nhưng không biết rằng Việt Nam đã mở ra một cái Game mới.
Cái Game này không còn luật chơi nhẫn nhịn để đoàn kết
các nước xã hội chủ nghĩa anh em nữa, mà là cái gì đó tôi chưa hiểu, chỉ biết rằng,
cái Game này được kích hoạt bằng việc tiêu diệt Khmer Đỏ.
Quay trở lại chuyện Ba Chúc, lý do Quân đội Nhân dân
anh hùng không đến Ba Chúc (kịp thời) không phải vì đường sá xa xôi cách trở.
Ba Chúc nằm gần biên giới, nhưng không xa các trung
tâm đô thị chắc chắn có quân đội Việt Nam anh hùng đang trấn giữ: phía bắc có
Châu Đốc, Hồng Ngự, phía đông có Long Xuyên, Cần Thơ, phía nam có Hà Tiên, đông
nam có Rạch Giá.
Quân đội Việt Nam lúc đó sở hữu hàng trăm máy bay trực
thăng thu được của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Di chuyển từ Sài Gòn xuống cũng
chỉ một hai giờ.
Trước đó, trong các chiến dịch Đường 9 Nam Lào, chiến
dịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân anh hùng chứng tỏ khả năng di chuyển thần tốc
ở cấp quân đoàn, liên quân đoàn… trong chiến trường rừng núi.
Thế nên, sự “chậm trễ” trong sự kiện Ba Chúc là một
cái gì khó hiểu với một người thích học sử như tôi.
Cảm ơn Viet Le về câu chuyện Ba Chúc. Lâu nay tôi vẫn
tưởng Khmer Đỏ tràn sang giết mấy ngàn người trong một đêm chứ không biết nó
“quản lý” chỗ đó những 12 ngày rồi rút về.
--------------------------
Thật ra những ai sa đà vào tranh luận về nghĩa của từ
đều đang làm chuyện vô ích. Thứ nhất, tranh cãi về hàm ý của ông Long chứng tỏ
người đó đã quên rằng quan điểm của cha con ông Lý về vấn đề này là nhất quán từ
xưa đến nay. Còn nếu nói ông Long sai lầm về chính trị khi nói động chạm như thế,
thì có vẻ hơi ảo tưởng sức mạnh về vị thế của VN. Ông Long chỉ đơn giản là nói
ra một nhận định và cách hiểu của phần lớn dư luận quốc tế cũng như Đông Nam Á.
Hơn nữa, tranh cãi chuyện ông Long có ý bài xích hay không, không thay đổi vấn
đề cốt lõi đó là: Việt Nam ĐÃ “invade” và “occupy” Cam (trong 10 năm). Đây là
fact, chứ không phải câu hỏi hay nhận định cá nhân gì nữa. Cho dù nghĩa của từ
“invade” là “xâm lược” hay “đem quân vào” thì nó cũng không thay đổi bản chất vấn
đề. Nếu anh muốn chứng minh từ này không có nghĩa xấu, thì anh đang bào chữa bằng
ngụy biện. Còn nếu cố chứng minh nó là chữ có nghĩa xấu, thì cũng không chính
xác, và không cần thiết. Ví dụ về chữ “invasion” được dùng cho chiến dịch
Overlord của quân Đồng minh đã được nhắc quá nhiều rồi, và ta biết không ai thuộc
phe Đồng minh cảm thấy bị xúc phạm khi bị gọi như thế cả. Điều đó càng cho thấy
chúng ta sa vào tranh luận nghĩa của từ là một việc làm dư thừa. Đơn giản chữ
đó được dùng cho hành động đó, trong hoàn cảnh đó, và những native speaker đã
không có ý kiến gì, thì tại sao những người dùng English như second language lại
đi tranh cãi? Còn chuyện nên dịch từ đó ra là “xâm lược” hay từ Việt gì khác
thì đó là một vấn đề khác. Từ đó, ta thấy chữ nghĩa tiếng Việt đã bị méo mó thế
nào để phục vụ cho chính trị. Và khi mà ta muốn dùng những chữ có ý nghĩa trung
tính, để chứng tỏ tính học thuật hơn, thì không còn nhiều lựa chọn.
Chuyện Việt Nam có “invade” và “occupy” nước khác
hay không, đã có nhiều người viết khá đầy đủ rồi. Về công pháp quốc tế có thể
xem Luật sư Manh Dang, về tóm tắt đầy đủ và bao quát toàn bộ diễn biến thì anh
Dương Quốc Chính và anh Nguyễn Lương Hải Khôi đã viết rất chuẩn rồi. Cuốn sách
Brother Enemy không phải là Thánh kinh, nhưng nó là một nguồn tư liệu sớm nhất,
khá chi tiết, có giá trị thời sự, đặt nền móng cho các nghiên cứu sau này, mà
chắc chắn là đã được trích dẫn rất nhiều bởi các học giả hậu bối. Cuốn sách có
thể dễ dàng download được cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cho nên, vấn đề ở
đây là chúng ta có chịu đọc hay không đọc thôi. Và để đi đến bước này thì hầu hết
đều phải vượt qua cái mindset đã ăn sâu vì tuyên truyền, đó là niềm tin rằng:
VN đem quân qua cứu Cam thoát khỏi diệt chủng; và VN đem quân qua Cam để phản
công tự vệ vì bọn Khmer Đỏ đã giết dân VN.
Nói đến đây, những ai vẫn giữ mindset này, quyết
không gì có thể lay chuyển được, thì cứ tiếp tục tin và tự hào rằng Việt Nam đã
giúp giải phóng Cam, giúp họ thoát nạn diện chủng bởi Khmer Đỏ, và dân Cam nên
biết ơn Việt Nam. Không sao cả. Cũng như dân Trung Quốc tin rằng Trung Quốc đã
hỗ trợ VN rất nhiều trong 2 trận chiến với Pháp, Mỹ, và VN nên biết ơn TQ. Và
hoàn toàn có thể tin rằng chiếm đóng một nước khác trong 10 năm, lập luôn chính
quyền cho nước đó là chấp nhận được. Nếu quyết tin như thế, thì có đọc tiếp những
gì nói sau đây cũng không thay đổi được gì, cho nên các bạn không cần đọc tiếp.
Việt Nam có care về cuộc diệt chủng Pol Pot không, rất
khó nói. Nhưng lý do chính hợp thức hóa cho việc đem quân qua Cam đó là cuộc thảm
sát Ba Chúc mà báo chí VN nhắc tới rất thường xuyên. Theo đó, hơn 3000 dân thường
VN bị giết một cách tàn độc bởi Khmer Đỏ, nên quân VN vượt biên đánh sang Cam
và ở lại 10 năm là hoàn toàn có thể hiểu được. Đó là lý luận của những người ủng
hộ “invasion” và “occupation”.
Tuy nhiên,
nên biết rằng từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 6 năm 1977, quân Khmer Đỏ đã xâm phạm
biên giới VN trên 2000 lần, giết hại 4000 dân thường. Đặc biệt, ông Đặng Văn Hoai, một trung đoàn phó thuộc Sư đoàn 330, Quân
khu 9 cho biết vào tháng 4 năm 1977, tức đúng 1 năm trước thảm sát Ba Chúc,
quân Khmer Đỏ tung 2 sư đoàn chủ lực là F2 và F210, cùng nhiểu tiểu đoàn địa
phương quân tấn công ồ ạt dọc biên giới Tây Nam. Ở An Giang, Khmer Đỏ dùng 7 tiểu
đoàn đánh chủ yếu vào huyện Bảy Núi (có cả Ba Chúc) và giết, hiếp gần 600 dân
thường. Đến khoảng tháng 12 – 1977, Quân khu 9 tổ chức chiến dịch 21 ngày đêm
phản công và tiến sâu vào lãnh thổ Cam gần 30km. Khi rút về quân VN đem theo nhiều dân Cam, có cả Hun
Sen, người sau này được VN cho đứng đầu chính phủ mới đối nghịch Khmer Đỏ.
Giữa tháng 1 năm 1978, Khmer Đỏ vượt biên lần nữa đánh vào huyện Bảy Núi, rồi
chiếm dãy núi Phú Cường. Vào đợt này, ông Phạm Văn Trà cho biết do Sư đoàn 4
thuộc QK 9 và địa phương quân không giữ nổi vị trí nên quân Khmer Đỏ đã vượt
sâu vào lãnh thổ VN hơn 5km. Sau đó, vào tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ lần nữa
thọc sâu vào An Giang, chiếm được Ba Chúc, và gây nên trận thảm sát kinh hoàng
như chúng ta đã biết. Như vậy, nhìn vào lịch sử giao tranh này, chúng ta thấy
gì? Không phải đợi đến thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 – 1978, mà từ trước đó quân
Khmer Đỏ đã vượt biên đánh sâu vào lãnh thổ VN nhiều lần, đặc biệt là khu vực
huyện Bảy Núi của An Giang (có Ba Chúc). Số thường dân VN bị thảm sát từ 1975 đến
tháng 4 năm 1978 đã gần 5000 người. Với lịch sử đó, lý do gì quân đội VN không
tăng cường phòng thủ khu vực này, mà để Ba Chúc bị quân Khmer Đỏ chiếm đến 12
ngày đêm, để rồi thường dân ở đây bị thảm sát tức tưởi như thế? Nếu đọc một tường
thuật của vị tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 330, tiểu đoàn duy nhất lãnh nhiệm
vụ giải cứu Ba Chúc. Ta thấy dân khu này bị bỏ mặc hoàn toàn vào những ngày đầu
của cuộc chiếm đóng, và dân phải trốn vào núi, lấy xác người chết lấp cửa hang
lại để đánh lạc hướng quân Khmer Đỏ.
Tại
sao phải mất đến 12 ngày đêm bộ đội mới đến được Ba Chúc? Sẽ thấy rất vô lý nếu ta đọc và hiểu rõ về khả năng điều phối và tiến
quân cực kỳ thần tốc của quân đội VN khi phản công trong trận Đường 9 Nam Lào
1971. Đặc biệt hơn, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ vào tháng 3 năm 1975, tướng
Văn Tiến Dũng sau khi được BCT bật đèn xanh để tiến về SG giải quyết cuộc chiến,
thay vì đợi đến năm 1976 như kế hoạch ban đầu, đã di chuyển một số quân khổng lồ
tầm cỡ liên quân đoàn một cách thần tốc từ miền Trung vào sát SG. Đến nổi sử
gia Mỹ phải khen ngợi vì khả năng logistics của quân Bắc Việt lúc ấy. Quay lại,
tại sao khu vực biên giới Tây Nam bị quân Khmer Đỏ đe dọa và tấn công nhiều lần
trong nhiều năm, mà VN không tổ chức phòng thủ tốt hơn bằng các quân đoàn chủ lực?
Theo các tài liệu đăng trên báo có thể tìm thấy, thì quân phòng thủ chủ yếu là
thuộc các Quân khu địa phương. Còn các quân đoàn thiện chiến 2, 3, 4 không thấy
được nhắc đến. Thật sự khó hiểu khi biên giới Tây Nam dọc tỉnh An Giang chỉ được
phòng thủ bởi Sư đoàn 330, một sư đoàn tân lập thuộc quân khu 9. Và tại sao lại
có việc trì hoãn đến 12 ngày đêm để chiếm lại Ba Chúc, xét trên khả năng hành
quân thực sự của quân đội VN lúc ấy? Nên nhớ, trước 1975 quân VN chỉ có xe tải
để chuyển quân. Sau 1975, số lượng trực thăng cướp được từ VNCH là không nhỏ.
Và khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra thì VN còn được Liên Xô hỗ trợ chuyển
quân bằng máy bay vận tải quân sự. Nếu muốn, chắc chắn quân đội VN có thể chuyển
quân nhanh chóng để chiếm lại Ba Chúc trong một vài ngày, và ngăn được vụ thảm
sát. Hoặc nếu muốn, quân đội VN hoàn toàn có thể tăng cường tuyến phòng thủ
biên giới và khó có quân Khmer Đỏ nào có thể vượt biên chứ đừng nói ở lại đến
12 ngày.
Một chi tiết nữa không rõ liên quan đến đâu, đó là:
90% dân Ba Chúc thuộc đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo này không hề ra mặt đối nghịch
với chính quyền như Hòa Hảo, nhưng bù lại họ có dân số rất đông, với hơn 100
ngàn người trước 1975. Theo thông tin trang web chính phủ, thì đạo này có khoảng
vài trăm gia đình liệt sĩ và thương binh. Như vậy khoảng 1%-2% dân số đạo là
theo VC trong chiến tranh. Số lượng này không nhiều, do đó đạo này không phải
là đạo “đỏ” và không hoàn toàn nằm dưới tầm kiểm soát của chính quyền vào lúc ấy.
Quan điểm đối xử với các tôn giáo có dân số đông đúc của chính quyền những năm ấy
là như thế nào? Tại sao khi đài RFA muốn phỏng vấn các chức sắc của đạo Tứ Ân
Hiếu Nghĩa về vụ thảm sát Ba Chúc, thì ban chức sắc của đạo (lập ra sau vụ thảm
sát) nói không thể trả lời trừ khi chưa được Chi bộ cho phép, và phải có giấy
phép để phỏng vấn?
Túm lại, nếu tìm hiểu kỹ về vụ Ba Chúc, ta sẽ thấy
nhiều chi tiết vô lý về lý do nó xảy ra. Cho nên, niềm tin về sự chính nghĩa của
đoàn quân tình nguyện chỉ dựa trên một chuỗi sự kiện tuy rất đau thương nhưng lại
đáng ngờ ngay từ đầu. Nhưng thật ra, mình lại đồng ý với ý của Anh Gấu, đó là
khi đặt mình vào vị thế của các lãnh đạo VN trong quá trình đu dây, đối ngoại
giữa các cường quốc, thì việc invade và occupy Cam trong thời gian dài như thế,
cho dù với lý do gì đi nữa, thì cũng là một hành động chẳng đặng đừng, đưa đẩy
bởi số phận của một quốc gia nhược tiểu đã lỡ trở thành một con cờ trên bàn cờ
của các nước lớn. Và vì những người lãnh đạo VN đã chọn một con đường mà chúng
ta biết là màu gì vào một năm nào đó, nên các nước cờ tiếp theo quanh quẩn cũng
không thoát ra khỏi cái khung ấy. Âu cũng do phận nước hihi..
No comments:
Post a Comment