Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 17/06/2019
Hai thế lực lớn trên thế giới -Mỹ và Tầu- vừa rút
lui trước những trở lực không mạnh hơn họ; Mỹ rút trong cuộc vận động 'trừng phạt'
Iran, và Tầu rút trong toan tính trục xuất người Hồng Kông sang Tầu,
để bị xét xử trước tòa Tầu.
Hai chữ 'sang Tầu' viết nghiêng để nhấn mạnh lập trường của người Hồng Kông không muốn bị đồng hóa với người Tầu -tối thiểu họ không muốn bị coi là người Tầu trên bình diện chính trị và tư pháp.
Nếu viết họ bị trục xuất 'về' Tầu, là coi họ là người Tầu, như Mỹ trục xuất người tị nạn Việt Nam về Việt Nam.
Họ hãnh diện họ là người Hồng Kông, và Hồng Kông -thành phố của họ- còn được hưởng chế độ tự trị tối thiểu 28 năm nữa, mặc dù bà Thị Trưởng Carrie Lam -bù nhìn của Bắc Kinh- và hội đồng thành phố Hồng Kông có một đa số làm tay sai cho Bắc Kinh.
Bà Lam -lợi dụng việc Đài Loan yêu cầu trục xuất một thanh niên Hồng Kông phạm tội giết người yêu của anh trong lúc chàng và nàng đến Đài Loan du lịch; để yêu cầu hội đồng thành phố viết ra một đạo luật ấn định chi tiết Hồng Kông thi hành việc trục xuất người Hồng Kông phạm pháp tại những nước khác theo lời yêu cầu của những quốc gia đó.
Trong vị trí đặc biệt của Hồng Kông, người Hồng Kông, trông thấy ngay cái nguy cơ bị trục xuất sang Tầu, bị xử trước tòa án Tầu, xử theo luật Tầu -luật của đảng cộng sản, đảng đã đưa chiến xa vào Thiên An Môn đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ, tự do.
Hai chữ 'sang Tầu' viết nghiêng để nhấn mạnh lập trường của người Hồng Kông không muốn bị đồng hóa với người Tầu -tối thiểu họ không muốn bị coi là người Tầu trên bình diện chính trị và tư pháp.
Nếu viết họ bị trục xuất 'về' Tầu, là coi họ là người Tầu, như Mỹ trục xuất người tị nạn Việt Nam về Việt Nam.
Họ hãnh diện họ là người Hồng Kông, và Hồng Kông -thành phố của họ- còn được hưởng chế độ tự trị tối thiểu 28 năm nữa, mặc dù bà Thị Trưởng Carrie Lam -bù nhìn của Bắc Kinh- và hội đồng thành phố Hồng Kông có một đa số làm tay sai cho Bắc Kinh.
Bà Lam -lợi dụng việc Đài Loan yêu cầu trục xuất một thanh niên Hồng Kông phạm tội giết người yêu của anh trong lúc chàng và nàng đến Đài Loan du lịch; để yêu cầu hội đồng thành phố viết ra một đạo luật ấn định chi tiết Hồng Kông thi hành việc trục xuất người Hồng Kông phạm pháp tại những nước khác theo lời yêu cầu của những quốc gia đó.
Trong vị trí đặc biệt của Hồng Kông, người Hồng Kông, trông thấy ngay cái nguy cơ bị trục xuất sang Tầu, bị xử trước tòa án Tầu, xử theo luật Tầu -luật của đảng cộng sản, đảng đã đưa chiến xa vào Thiên An Môn đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ, tự do.
Viễn ảnh bị trục xuất sang Tầu khiến hàng triệu người Hồng Kông rủ nhau xuống đường.
Hàng triệu người Hồng
Kông rủ nhau xuống đường. Trong ngày thứ Hai, 17 tháng Sáu, những người biểu
tình trẻ tuổi này đã tụ tập bên ngoài Phòng Tổng Quản Lý Hồng Kông và yêu cầu
Thị Trưởng Carrie Lam hãy từ chức. Nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong vừa được
thả ra khỏi nhà tù cũng tham gia cuộc xuống đường chống bà Carrie Lam và chống
luật dẫn độ người Hồng Kông qua Trung Quốc. (Anthony Kwan/Getty Images)
Cảnh sát Hồng Kông thẳng tay đàn áp họ bằng lựu đạn
cay và đạn cao su; người biểu tình bỏ chạy, nhưng lại nhanh chóng tập họp ở một
địa điểm khác; với dân số 7.4 triệu người, công dân Hồng Kông thay phiên nhau
cung cấp cho cuộc biểu tình chống trục xuất trên dưới 1 triệu người. Họ ý thức
được là một số chính trị phạm -phạm tội chống chính phủ cộng sản trong nội địa
Trung Quốc, đang tá túc tại Hồng Kông, và nếu để đạo luật trục xuất được hội đồng
thành phố Hồng Kông thông qua, thì lập tức số người chống cộng đó sẽ bị bắt, bị
áp giải về Tầu, rồi mất tích, như bốn người chủ tiệm sách bán sách chống cộng,
và một nhà tỉ phú Hồng Kông đã bị bắt cóc, đưa về Tầu, rồi biệt tăm, biệt tích.
Trước quyết tâm không nhượng bộ của người Hồng Kông, bà Thị Trưởng Carrie Lam nhượng bộ -có thể là do lệnh của Bắc Kinh; Tập Cận Bình không dám đàn áp thẳng tay, sợ ảnh hưởng đến chiến dịch ông ta đang ve vuốt Úc và vài quốc gia Phi Châu ngả theo Trung Cộng.
Trước quyết tâm không nhượng bộ của người Hồng Kông, bà Thị Trưởng Carrie Lam nhượng bộ -có thể là do lệnh của Bắc Kinh; Tập Cận Bình không dám đàn áp thẳng tay, sợ ảnh hưởng đến chiến dịch ông ta đang ve vuốt Úc và vài quốc gia Phi Châu ngả theo Trung Cộng.
Bà Lam tuyên bố tạm gác, không đưa dự luật trục xuất ra hội đồng thành phố xin biểu quyết nữa.
Có thể ông Tập nghĩ là sự nhượng bộ của bà thị trưởng sẽ tạo tình thế lắng dịu cho thành phố tự trị Hồng Kông; nhưng ông đã lầm, và thái độ rút lui của bà Lam chỉ khuyến khích người biểu tình đòi hỏi thêm nhiều điều khác nữa.
Họ hạch bà Lam về tội ra lệnh cho cảnh sát đàn áp biểu tình bằng lựu đạn cay và đạn cao su; họ đòi bà xin lỗi, bà chiều ý họ. Giờ này họ đang đòi bà từ chức.
Ông Xí (Xi Jinping) tạm gác chuyện Hồng Kông lại đó, để đi dự hội nghị CICA Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia (Hội nghị về các biện pháp xây dựng niềm tin và tương tác ở châu Á) tại Kazakhstan -một quốc gia Á Châu giáp ranh Trung Quốc, A Phú Hãn, Pakistan,... để gặp lãnh tụ Nga Putin.
Ngoài ông Xí, Putin còn gặp lãnh tụ Iran Hassan Rouhani để nghe ông này trình bày việc bị Mỹ nghi oan là Iran đánh bom hai chiếc tầu bồn chở dầu trên vịnh Persian.
Kazakhstan, một quốc
gia Á Châu giáp ranh Trung Quốc, A Phú Hãn, và Pakistan.
Kazakhstan, nơi ông Putin cụng
ly xâm ban với ông Xí. (Getty Images)
Kazakhstan, nơi ông
Putin bắt tay tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani. (Getty Images)
Tổng thống Mỹ không có mặt, có thể vì ông thấy chuyện
Á Châu không liên quan gì đến Mỹ, mặc dù ông hơi bực mình về việc một người Á
Châu không hiểu dụng ý của ông mà dám nói ngược lại.
Người Á Châu đó là ông Yutaka Katada, chủ tịch một công ty chuyên chở hàng hải Nhật, và là chủ của rất nhiều tầu chở dầu, trong đó có chiếc Kokuka Courageous. Ông Katada nói chiếc Kokuda Courageous không bị cháy vì trúng mìn, mà cháy vị bị một vật gì đó từ trên không trung bay xuống sàn tầu.
Katada xác nhận nhiều thủy thủ của chiếc Kokuka mô tả với ông như vậy, trong lúc tổng thống tuyên bố, “Chính bọn Iran đánh mìn hai chiếc tầu dầu.”
Tổng thống bực mình vì sự đần độn của ông Katada, rồi lại cáu tiết với anh Tây Francois Heisbourg, khi anh này nhắc đến vụ tiểu hạm của Bắc Việt tấn công chiến hạm Mỹ tại Vịnh Gulf of Tonkin năm 1964.
Sự việc xảy ra ngày mùng 2 tháng Tám 1964 tại vịnh Bắc Việt: trong lúc chiếc khu trục hạm Maddox thực hiện một cuộc hải hành tuần tiễu thì bị ba chiếc tiểu hạm trang bị bằng những ống phóng ngư lôi thuộc trung đội 135 đuổi theo định tấn công.
Chiếc Maddox bắn ba phát chỉ thiên để xua đuổi những chiếc tiểu hạm; ba chiếc tiểu hạm vẫn xông tới, tấn công bằng ngư lôi và đại liên. Khu trục hạm Maddox bắn trả lại, đánh chìm cả ba chiếc tiểu hạm, và hạ sát bốn thủy thủ Bắc Việt.
Sau này sách báo xác nhận trận hải chiến đó chỉ là một sản phẩm tưởng tượng để tạo lý do cho quân Mỹ leo thang chiến tranh tấn công Bắc Việt.
Nhiều quốc gia thành viên NATO đánh tiếng là Tổng Thống Trump đã phá vỡ liên minh quân sự này rồi, thì còn nước Tây Âu nào đồng minh với Mỹ trong cuộc tấn công Iran nữa.
Mỹ tạm ngưng kế hoạch tấn công, như bà thị trưởng Hồng Kông đang tạm chấp nhận thế bó tay; tuy nhiên việc bảo vệ con đường tiếp tế dầu là nhu cầu không thể đặt nhẹ.
Mỹ có nên lên tiếng trao trả trọng trách đó cho Liên Hiệp Quốc để không mang rơm cho bớt nặng bụng hay không? Hay tổng thống vẫn thích bảo vệ hai vương quốc giầu có Saudi Arabia và United Arab Emirates
No comments:
Post a Comment