Minh
Anh- RFI
Đăng ngày 13-06-2019
Cây
bút xã luận, bà Sylvie Kauffmann, trên nhật báo Le Monde (13/06/2019) có bài nhận
định về chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng tựa
« Donald Trump chỉ biết phá bĩnh ».
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/donald_trump_the_economist.jpg
Ảnh minh họa trên trang bìa tuần báo Anh The Econonomist, số
08-14/06/2019.Capture d'ecran The Econonomist
Đầu tiên hết, tác giả nhắc lại câu nói đùa của nhà
bình luận người Nga, Dmitri Kisselev, trong một chương trình truyền hình của
Nga ngày 10/06/2019, cho rằng chủ nhân Nhà Trắng luôn tự cho mình là bậc thầy
trong « nghệ thuật thương thuyết » nhưng « ông Donald
Trump lại chẳng có được một thỏa thuận nào trong tay để phê chuẩn ! Tất cả những
gì ông ấy đang làm, chính là phá hủy những thỏa thuận đang có sẵn ! »
Một nhận định hiếm khi được tờ The Economist chia sẻ.
Trong tuần đó, tuần san kinh tế Anh Quốc trên trang bìa đăng ảnh biếm họa ông
Donald Trump dưới hình quả bom rồi chạy tít lớn "Weapons of Mass
Disruption" (Tạm dịch là Vũ khí phá rối hàng loạt). Những loại vũ khí được
ghi trên quả bom bao gồm : thuế hải quan, danh sách đen công nghệ, cô lập tài
chính và các biện pháp trừng phạt.
Donald Trump đang thực hiện những gì ông đã hứa
trong suốt chiến dịch vận động tranh cử : Phá vỡ trật tự thế giới mà ông cho là
bất lợi cho Hoa Kỳ. Chỉ có điều – vô tình hay cố ý – ông quên rằng trật tự đó
là do chính Hoa Kỳ lập nên. Giờ đây, sau hai năm rưỡi làm chủ nhân Nhà Trắng và
vào lúc ông đang chuẩn bị vận động tranh cử cho nhiệm kỳ hai vào năm 2020, một
loạt các câu hỏi đặt ra : Liệu ông Trump đã thành công trong chính sách đối ngoại
hay không ? Đâu là những thành tích mà ông có thể « khoe »?
Điểm tích cực duy nhất mà giới chuyên gia đều nhìn
nhận là, hơn người tiền nhiệm, ông Donald Trump đã đặt lại vấn đề về chính sách
ngoại giao của Mỹ, cho phép giới chuyên gia và học giả thuộc thế hệ mới « xem
xét lại các học thuyết thời kỳ cuối chiến tranh lạnh », theo nhận định
của bà Maya Kandel, giáo sư trường đại học Paris-III, tác giả tập sách « Nước
Mỹ và thế giới » nhà xuất bản Perrin, phát hành năm 2018.
Kẻ phá bĩnh
Thế nhưng, điều này không đủ che khuất những điểm
tiêu cực của ông Donald Trump. Mà ví dụ điển hình nằm trong bốn hồ sơ chính, đầu
tiên hết là cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
Quả thật, ông Donald Trump đang làm một điều mà
không một nước nào dám làm, đồng thời khuyến khích nhiều nước khác, nhất là
châu Âu, phải tỉnh táo hơn trước chính sách kinh tế của Bắc Kinh. Chỉ có điều,
trong cuộc thương chiến này, không ai dự đoán được hồi kết, trong khi Bắc Kinh
tuyên bố không hạ vũ khí.
Với Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ muốn kết thúc
nhanh hồ sơ này theo hướng có lợi cho Mỹ. Sau hai cuộc họp thượng đỉnh, kết quả
là gì ? Chẳng có một thỏa thuận nào hết.
Trong cùng lục địa, hồ sơ Venezuela là một điều sỉ
nhục cho chính sách đối ngoại của Mỹ : « Maduro must go ! » (Maduro phải ra đi
!), là lời phát biểu hùng hồn của phó tổng thống Mỹ tại Munich hồi tháng
2/2019. Bốn tháng sau, Nicolas Maduro vẫn tồn tại. Còn vị tổng thống tự phong
được Mỹ và nhiều nước phương Tây công nhận vẫn không tài nào giành lấy được quyền
lực. Người dân vẫn tiếp tục « khăn gói quả mướp » ra đi, trong
khi Na Uy cố thử làm vai trò trung gian hòa giải từ xa.
Còn với Iran thì sao ? Các biện pháp trừng phạt mới
tuy bóp nghẹt nền kinh tế nước này thêm một chút, nhưng cũng không làm cho
Teheran lùi bước. Người dân Iran 40 năm qua đã quen sống cùng với cấm vận. Châu
Âu cũng không muốn chùn bước trong hồ sơ này. Kể cả những phần còn lại ở Trung
Cận Đông, người ta hoài công tìm kiếm chút gì đó để có thể hãnh diện về chính
sách đối ngoại của ông Donald Trump.
Theo tác giả, điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt
trong đường lối chính sách của ông Trump so với những đời tiền nhiệm là ở
phương pháp thực hiện : Không đe dọa thế giới bằng số đầu đạn hạt nhân mà Lầu
Năm Góc sở hữu, mà bằng kho vũ khí trừng phạt kinh tế và thuế quan đáng gờm.
Mặt trận ưa thích của ông Trump chính là hệ thống
thương mại toàn cầu. Nước Mỹ thống trị mặt trận này trong thế thượng phong, chủ
yếu nhờ vào đồng đô la, mà ông Trump có thể có những biện pháp trừng phạt vượt
cả ra ngoài biên giới.
Chẳng cần hao binh tổn tướng, Donald Trump vẫn có thể
buộc đối thủ lùi bước mà ví dụ điển hình là Mêhicô, khi đe dọa áp thuế quan mới
vào hàng nhập khẩu của nước này. Tác giả lưu ý, các biện pháp này của ông Trump
chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, chính sách trừng phạt này
của ông Trump sẽ có tác động tàn phá rất lớn.
Tóm lại, Donald Trump, « kẻ phá bĩnh hàng đầu,
chỉ biết làm có mỗi việc này ! » như hàng tựa tóm tắt bài nhận định của
bà Sylvie Kauffmann.
5G : Kẻ thù của giới an ninh châu Âu ?
Trong lĩnh vực an ninh, báo Le Monde trên trang nhất
báo động « Mạng 5G khiến các cơ quan an ninh châu Âu lo ngại ».
Nguy cơ bị Trung Quốc đánh cắp thông tin, thông qua
mạng lưới 5G do Hoa Vi, tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, cung cấp,
mà Hoa Kỳ cho vào danh sách đen, không phải là mối họa duy nhất trong tương
lai.
Một báo cáo của Ủy Ban Châu Âu về một chính sách chống
khủng bố chung cho rằng mạng 5G rất có thể gây thêm nhiều khó khăn cho các cơ
quan an ninh trong việc theo dõi các cuộc gọi, xác định và định vị các cuộc
trao đổi trong cuộc chiến chống tội phạm và khủng bố.
Với báo cáo này, châu Âu sẽ phải xem xét lại vai trò
của các cơ quan an ninh trong xã hội tương lai được phủ mạng 5G, ước tính sẽ có
khoảng 20 tỷ thiết bị được kết nối.
Trước viễn cảnh này, một cuộc tranh luận gay gắt đã
bắt đầu dấy lên liên quan đến thế cân bằng giữa việc bảo vệ các dữ liệu và những
yêu cầu an ninh.
Giới trẻ Hồng Kông trên tuyến đầu phản đối dự luật dẫn độ
Tại Hồng Kông, trước cuộc biểu tình phản đối dự luật
dẫn độ có quy mô lớn, hôm qua, chính quyền đặc khu buộc phải thông báo hoãn cuộc
bỏ phiếu. Một thắng lợi đầu tiên, một cuộc « phục thù » nhỏ cho thất bại phong
trào « Dù Vàng » năm 2014… là những nhận định chung của các nhật báo Pháp.
Le Figaro, Le Monde, Les Echos, La Croix lần lượt có
các bài viết « Tại Hồng Kông, mặt trận chống Bắc Kinh được củng cố »,
« Ở Hồng Kông, chính quyền hòa hoãn », « Đọ sức giữa
đường phố và chính quyền vẫn tiếp diễn ở Hồng Kông » và « Cuộc
trấn áp bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông ».
Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân ngày
hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) buộc phải
hoãn cuộc bỏ phiếu. « (…) Một thắng lợi nhỏ đầu tiên cho chúng tôi,
nhưng tôi nghi ngờ Bắc Kinh có những chỉ thị rõ ràng : Không để cho làn sóng phản
đối hình thành », lời nhận định của cô Leslie với phóng viên báo La
Croix.
Với luật sư Yip, điểm đáng chú ý của phong trào phản
kháng tại Hồng Kông lần này là những người tham gia phần đông còn rất trẻ.
« Họ thậm chí chưa tới 14 tuổi ngay từ vụ phong trào « Dù Vàng »
(2014), nhưng nhận thức về chính trị đã được nảy sinh chính vào thời kỳ này và
bây giờ họ có mặt ở đây ».
Giới trẻ trên tuyến đầu trong ngày biểu tình hôm
qua. Lòng quyết tâm và cách tổ chức hậu cần cho thấy sự chín chắn của giới trẻ
Hồng Kông dấn thân chống dự luật. Họ đã rút ra được bài học thất bại cách nay
năm năm và ý thức được về đối thủ trước mặt họ.
Cuộc phản kháng lần này còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của
giới kinh doanh. Họ cho rằng dự luật này rất có thể gây cản trở cho khả năng cạnh
tranh của đặc khu. Ông Fred Hu, nhà sáng lập và chủ tịch Primavera Capital
Group, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Trung Quốc, nhận định với nhật báo kinh tế
Les Echos rằng « Mọi bước đi sai có thể sẽ phải trả giá cực kỳ đắt và
làm tổn hại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài ».
Hiện tại lãnh đạo đặc khu và Bắc Kinh đang tìm cách
vận động các dân biểu thân chính quyền trung ương ủng hộ dự luật. Tuy nhiên,
theo quan sát của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc, trường đại
học Baptiste tại Hồng Kông, với báo Le Figaro, đây sẽ là một điều khó có thể
trong trước mắt.
Vẫn theo Le Figaro, việc chính quyền Bắc Kinh những
ngày qua cứ ra rả điệp khúc lên án « các thế lực thù địch » tìm cách làm tổn hại
đến Trung Quốc chỉ có nguy cơ làm tăng thêm thái độ nghi kỵ của người dân Hồng
Kông với chế độ Tập Cận Bình.
Shinzo Abe : « Đặc sứ » của Donald Trump
Một chủ đề khác cũng được một số báo Pháp quan tâm đến
là chuyến công du Iran của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Le Monde đề tựa
« Abe, đặc sứ của Trump tại Iran ».
Nhật báo nhắc lại : Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi
cuối tháng 5/2019, tổng thống Mỹ đã bật đèn xanh cho chuyến công du này của thủ
tướng Nhật. Ông nói : « Tôi biết là thủ tướng và Nhật Bản có một mối
quan hệ tốt với Iran, vậy thì chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra ».
Theo nhận định của ông Rouzbeh Parsi, chuyên gia về
Iran, trường đại học Lund tại Thụy Điển, « Chí ít, chuyến thăm này của
ông Abe còn bao hàm rằng ông Trump mong muốn có một kênh đối thoại công khai với
Iran. Về phía Teheran, họ cho rằng Trump đã gây ra quá nhiều thiệt hại từ hai
năm qua. Họ không còn kiên nhẫn để đợi xem ông Trump có sẽ tái đắc cử hay không
vào năm 2020 trước khi bắt đầu thương lượng ».
Dù rằng, thủ tướng Nhật Bản không chính thức thừa nhận
đóng vai trò trung gian, nhưng giới chuyên gia đều đánh giá rằng chuyến đi này
của ông đến Iran mang hơi hướm của một hoạt động « hòa giải ». Một hoạt động mà
nhật báo kinh tế Les Echos đánh giá là « đầy rủi ro ».
Làm thế nào bảo vệ được các lợi ích của Nhật Bản
trong vùng Cận Đông, nguồn cung ứng dầu hỏa chính cho Tokyo, mà không đi ngược
với đường lối cứng rắn của chính quyền Donald Trump ? Đây quả là một bài thực
hành không dễ chút nào !
Đông
Âu báo động dân số sụt giảm
Trong lĩnh vực xã hội, Le Monde cho biết « Dân
số Đông Âu sụt giảm mạnh ». Người dân di cư và giảm sinh nở đang ảnh
hưởng mạnh đến các nước cộng sản Đông Âu cũ.
Trong vòng có ba thập niên, các nước như Bulgari,
Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Rumani, Slovakia và
Slovenia có số dân bị giảm từ 111 triệu người xuống còn 103 triệu, sụt mất 7%
dân số. Cùng giai đoạn này, tại Tây Âu, dân số tăng thêm 13%.
Theo giải thích của Le Monde, biên giới Liên Hiệp
Châu Âu mở rộng cho phép các sắc dân thiểu số, vì vấn đề văn hóa cũng như kinh
tế di cư, về phía những nước Tây Âu. Kể từ năm 2004, thị trường lao động được mở
rộng trong khối kinh tế châu Âu đã làm cho dòng người di cư từ Đông sang Tây
tăng gấp 5 lần, trong đó người Ba Lan và Rumani chiếm đa số.
Điểm đáng chú ý trong làn sóng di dân nội bộ này là
các nước như Ý, Tây Ban Nha, Ireland trở thành những điểm đến mới, thay vì là Đức
và Áo trước đây. Những nước tiếp nhận mới đón nhận nhiều di dân Đông Âu để cung
cấp cho thị trường lao động xây dựng và giúp việc nhà.
Một điểm khác đáng quan tâm là độ tuổi những người
đi di cư phần đông trong khoảng 20-34 tuổi. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ
sinh nở giảm mạnh tại các nước Đông Âu.
No comments:
Post a Comment