Sunday, 12 August 2018

VIỆT NAM – MỘT QUỐC GIA VỚI NHIỀU ĐIỀU KỲ LẠ. (FB Giao Thanh Pham)





Đến Việt Nam, cái đầu tiên đập vào mắt khách nước ngoài là “băng rôn và khẩu hiệu”. Không những chỉ ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế và Hà Nội thôi đâu, mà những thứ này còn có mặt ở khắp mọi nơi và Trên Từng Cây Số. Cái thắc mắc hơn cả vẫn là … Họ làm những thứ này để làm gì, cho ai và kết quả như thế nào thì thật chỉ có trời mới biết, bởi cái loa thì cứ ra rả, mà dòng người thì vẫn cứ rộn rã bước đi, chẳng ai cần bận tâm, không ai thèm để ý.

Đi một vòng qua những nước láng giềng như Cam, Lào và Thái chứ chẳng cần đi những nước … quá xa quá khó … để xin Visa, ta thấy, cả 3 thằng này, không những không có băng rôn, không có khẩu hiệu mà cũng không có luôn cả KHU PHỐ VĂN HÓA hoặc CÙNG NHAU NOI GƯƠNG HỌC TẬP của cái bác nào đó luôn.

Đất nước của người ta từ thành thị đến thôn quê, nhìn sao nó giống như những cô gái có nhan sắc trời cho, nên không cần tô, chẳng cần trét ban đồ, cũng vẫn đẹp, nét đẹp tự nhiên. Còn ở Việt Nam mình, nhất là ở những thành phố lớn, nhìn sao thấy nó giống như những mụ nạ dòng buôn hương bán phấn về già, cứ phải tô trét lên mặt từng lớp phấn dầy cộm để che đi những nét già nua, những đường rãnh hằn sâu của một thời trụy lạc, nhìn đến bẩn cả mắt và hết sức rẻ tiền.

Rồi lại còn cờ quạt nữa mới khổ. Chỗ nào cũng cờ, nơi nào cũng quạt. Đã thế như để bôi bác, có những lá cờ đã rách bươm như tấm giẻ rách. Làm y như rằng phải nhắc thì người dân mới nhớ. Phải treo cờ thì người dân mới biết rằng đất nước này vẫn còn có tên trên bản đồ. Phải có biểu ngữ tiếng Việt thì người dân mới nhận ra rằng mình vẫn còn là người Việt mang hộ chiếu Việt Nam chứ chưa phải là một tỉnh của Trung Quốc và là công dân Trung Quốc hạng ba. Lá cờ giờ không còn là biểu tượng và hình ảnh đại diện cho đất nước nữa, nhưng là dụng cụ để người ta phô trương, là một cái gì đó để có trong tay mà phe phẩy trong những trận bóng đá của thiên hạ.

Cái khác biệt nữa như đập vào mắt là ở 3 thằng hàng xóm mang tiếng nghèo này, chẳng thằng nào có bảng cấm, nhất là trên những con đường lớn nhỏ, trên các trục lộ giao thông. Ở Việt Nam ngoài những cái bảng Cấm Đái, Cấm Đổ Rác, Cấm Tụ Tập, Cấm … Đẻ ra, người ta còn thấy cấm đủ con mẹ nó mọi thứ, Cấm Quẹo Trái, Cấm Quẹo Phải, Cấm Chạy Trên Lề, Cấm Dừng, Cấm Bán Hàng Rong, Cấm Tụ Họp Chợ … và cấm luôn cả Mãi Dâm …

Mà CÀNG CẤM người dân lại CÀNG LÀM, thế mới có chuyện để nói. Chạy xe ở Thái hơn tuần lễ trời, chẳng tìm được một cái bảng cấm nào ngoài cái bảng cấm … xe chạy một chiều. Quen tật nên cứ phải đảo mắt nhìn ngang nhìn dọc như thằng ăn trộm, không biết mấy thằng công an ở đây chúng nó có nhảy xổ ra đá song phi mình văng vào lề đường không nữa … 

Đến ngày thứ tám, vẫn chẳng thấy gì sau khi đi được cả ngàn cây số, lúc đó mới tin cái cặp mắt của mình là vẫn còn đang ở trái đất, chứ chưa được lên tới “thiên đường” của xã nghĩa.

Cái khác biệt nữa, là ở 3 thằng hàng xóm nghèo này, có lẽ dân chúng nó nghèo hơn dân mình ghê lắm, nên không thấy nhà nào có cửa sắt, có cổng sắt, có hàng rào kẽm gai vây quanh những cái “dinh thự mái lá” như những nhà tù ở bên Việt Nam mình. Nhà chúng nó, cổng thì mở toàng hoạc, cửa thì mở toang hoác, mà hình như không thấy mất trộm, bởi ở đâu cũng thế chẳng khóa, chẳng gài, chẳng canh chẳng gác. Tui dám chắc là tụi này nó nghèo mạt con rệp, không có cái gì đáng giá, để nhà nào cũng phải rào, phải bọc, phải vây kín cứ y như là nhà tù Hỏa Lò không bằng.

Chuyện khó tin như truyện ma nha. Á mà Thái nhiều truyện ma lắm, không tin được. Có anh chàng thanh niên độc thân kia tui mới quen bên hàng xóm, đi làm xa tối ngày, ít có thời giờ ghé về nhà, thế là quên cha nó trả tiền điện ba tháng. Ngày kia về tới, điện bị cúp con mẹ nó luôn. Ảnh chưa có thời giờ vì phải lo cho những chuyện quan trọng hơn, nên đành phải gọi xe Grab, đưa cho anh tài xế xe Grab cái hóa đơn và số tiền hơn 2 ngàn Bath, đâu cỡ triệu rưởi tiền cụ để thanh toán và nỏi công ty điện lực mở điện lại. Thế là anh tài xế xe Grab chạy đi, làm xong mọi thủ tục mở điện cho anh thanh niên. Sau đó trở về nhận tiền xe và tiền công chạy nộp giấy tờ nửa ngày trời, tất cả chưa được 200 Bath.

Móa, ta nói, cái thằng chạy xe Grab này ngu bỏ mẹ, gặp ở VN thì … khỏi mất công quá như thế con ạ. Chạy cha nó về nhà kéo bạn bè đi nhậu cho nó gọn, đang buồn ngủ lại gặp ... tấm nệm mà còn chê. Ta nói, cái này thiệt hổng biết so sánh làm sao á. Không lẽ dân Thái nó ngu hơn dân mình, mà cứ thử nghiệm coi, gặp ở Việt Nam mà làm mấy cái chuyện ruồi bu như này thì hổng biết có bao nhiêu thằng còn được cái quần sà lỏn mặc ra đường?

Ở Việt Nam nha, tui thấy mấy cái ông lớn đó, ưa nói, ưa khoe như này: “Chẳng mấy chốc, chúng ta sẽ đuổi kịp Singapore, sẽ hội nhập với Nhật Bản … bô lô ba la …”, nghe như mấy thằng đập đá, phê thuốc. Móa, mấy ông nhớn bà nhớn có mơ mộng bồng bột như ở cái thuở đôi mươi đi chăng nữa, thì cũng phải vừa vừa thôi, tỉnh lại chút cho con cháu nó nhờ. Nếu có đặt cho mình những kế hoạch để đạt tới thì cũng nổ vừa nổ phải thôi, chưa biết đi, đã đòi ghi danh dự thi chạy đường trường. Sao không cứ mơ những cái ngay tầm tay với, cho nó được như thằng Lào, rồi bước kế tiếp như thằng Cam, xong rồi mới mơ được như thằng Thái, chớ chưa gì đã đòi nắm dái thằng Sing thì thiệt là ngáo đá hết sức luôn.

Qua đây mà coi nè mấy tía mấy má, cảnh sát ở bên này tui chưa tìm đâu ra thằng nào … mập hơn tui. Còn bên nhà, bà mẹ nó ra, mới xa VN có mấy năm, trở về đã thấy mấy anh Bò Vàng mập hơn Bò Vàng Trên Đồi Cỏ Xanh luôn. Cái bụng thì chang bang như mấy bà sắp đẻ, cái mặt phúng pha phúng phính như Trư Bát Giới được nuôi bằng thực phẩm trộn thuốc tăng trọng quá tay, mà không phải chỉ có vài anh thôi đâu nha. Con số cảnh sát giao thông ở VN giờ mang bầu từ 5 tháng đổ lên dám cao quá con số 50% luôn á. Có chuyện khi cần đến phải rượt gian tặc, chắc chỉ có nước: “Địt mẹ thằng kia, mày có đứng lại cho ông bắt không, thì bảo?”.

Còn nói đến chuyện buôn bán và đối xử với nhau hoặc ngay cả với du khách thì thôi, á mà lỡ rồi, hổng lẽ lại xin miễn bàn? Thôi thì mần luôn, ở Thái Lan, ở Cam Bốt và ở Lào, tuyệt đối không có chặt chém, không có lường gạt, không có gian lận như bên mình đâu nha ngoài cái nói thách, bởi 3 thằng này nó cùng ở chung một vùng khí hậu nóng như nhau, nên có nhiều chỗ nói thách bà cố luôn, cứ thời tiết càng nóng, càng dễ nổi quạu, phải nói thách xíu cho nó giảm nhiệt.

Dân Thái, dân Cam, dân Lào buôn bán cũng dễ chịu. Hàng hóa của chúng nó du khách tha hồ mân mó, thoải mái vày vò, mua cũng nhe răng ra cười chắp tay lại xá, mà không mua cũng chắp tay lại xá và cũng nhe răng ra cười. Bởi thế du khách nó mới bớt đề cao cảnh giác và gặp cái gì cũng mua là thế. Có lẽ cũng nhờ cái tật hay nhe răng ra cười và xá lấy xá để này mà du khách đi rồi, thế nào cũng trở lại.

Qua 3 cái nước “đàn em” này mới được nửa bữa, giựt mình thấy hình như mình vừa đánh mất hay bỏ quên một cái gì, nghĩ mãi mới thấy ra là mình đã bỏ quên cái tiếng kèn xe inh ỏi lại ở bên VN. Tui đã đi qua mấy chục quốc gia, nhưng không đâu mà người ta lại xử dụng tiếng kèn xe một cách … hoang phí như ở VN mình. Làm như cái kèn xe nó không có nối vô bình săng, không tốn săng nên người ta cứ bóp thoải mái kẻo phí của giời hay gì. Làm cứ như “cái BÓP là cái trời cho, lên xe mà hổng BÓP nó ốm o gầy mòn” hay sao á. Làm như người Việt mình thích ăn chân gà chân vịt khi đi nhậu nên bị cái bịnh … run tay. Hễ cứ nhảy lên xe là tay run run, chạm vô cái kèn xe, giựt giựt nên nó kêu inh ỏi suốt luôn. Tội này phải phạt thật nặng mấy thằng bán chân gà nướng ở dọc đường nè.

Chuyện này mới ngon à nha, mấy thằng đờn ông Thái, Cam, Lào này sìu sìu ển ển hơn đàn ông VN mình là cái chắc, bởi tui thấy chúng nó vô tửu nên giống y chang như cờ không có gió. Ở mấy cái quốc gia này tìm lòi con mắt ra không thấy được cái quán nhậu, ban đêm mở đèn pin LED mò miết cũng tìm hổng ra mấy thằng chụm lại ngồi dô dô. Đờn ông Thái, Cam, Lào méo có biết tận hưởng cái thú vui vô bờ bến này. Cái xứ sở gì kỳ lạ, giá tiền một chai bia bằng 2 phần ăn ngon luôn nữa á. Chai bia giá $3.25 đô, hai phần ăn gồm nột dĩa Pad Thai và một dĩa cơm chiên hải sản giá chưa tới $3.00 đô, bởi thế dân Thái méo biết và cũng méo dám dô dô là vậy. Ai đời, cái con người gì khô khan, chỉ biết ăn, hổng biết … uống. Sống như này thiệt không … đáng sống nha.

Ngày xửa ngày xưa khi mới bước lên Bangkok, thấy dân Thái có cái phong tục gì kỳ cục. Hễ cứ gặp ai là tế, là bái, là lạy như gặp ông Thần Hoàng hay ông Thổ Địa. Mua cũng lạy, mà không mua cũng lạy, không tìm đâu ra được mấy cái bản mặt nhăn như khỉ ăn ớt ở xứ mình. Sáng ra cần đi mua món hàng mà cứ phải lấm la lấm lét, dáo da dáo dác, rón ra rón rén, mặt mũi tái xanh như khi phải ra hầu tòa. Chỉ sợ không mua món hàng nào đó vì không vừa ý, cái con mẹ chủ nó ra, nó đào mà cha, nó cuốc mả ông, nó đốt phong long, lôi ông tam bành, kéo bà tứ tổ của mình ra chửi thì bỏ mẹ.

Người Thái, người Cam, người Lào không có cau có, cũng hổng có nhăn nhó, không luôn mặt xưng mày xỉa bởi thế dân Thái chúng nó mới tự hào là cái xứ sở của những nụ cười mà. Thiệt nha, cứ như dân Thái thì làm gì có ai sợ, không giống dân mình, cái mặt lúc nào cũng quằm quặm như thằng bị đau bụng muốn ra quần mà còn phải ráng nín để tiếp mình, nhìn đến hãi, đến gần thì sợ bị lườm, bị nguýt, có khi còn bị chửi vì những cái không đâu. Phải nói là đi mua đồ mà cứ như đi ăn chực …

Ăn ở bên này ít lâu, sống và tiếp xúc với người dân bên này sau chỉ một thời gian ngắn thôi, thì nhận ra ngay cái lý do tại sao cuộc sống ở những miền đất này nó tươi đẹp, nó dễ thở, nó yên bình và không có đốp chát như ở đất nước mình là vậy (thằng nào nói “không thích thì ra nước ngoài sống” là tao tát … J). 

Bởi nói thiệt, nó đơn giản lắm, không cao xa, không khó tìm đâu, chẳng qua là người dân mình đã bị nhiễm rất nặng qua cái lối tư duy TIỀN LÀ TẤT CẢ mà cái xã hội cộng sản nó đào tạo, nó nhồi nhét cho qua mấy chục năm nay.

Cũng vì vậy mà người dân ở những xứ sở này họ biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau, chứ không sống chết ăn thua đủ như người dân ở xứ mình. Cứ nhìn cái cảnh một săng ti mét đường không nhường, một cái mũi xe không nhịn của người dân mình là đủ hiểu.

Cứ nhìn cái cảnh bà bán cháo sườn phải rao bằng miệng “Cháo sườn đê”, “Ai ăn cháo sườn hông?”, đụng ngay ông bán bánh mì gắn cái máy rao tự động, điếc cả con ráy “Bánh mì nóng dòn đây”, “Bành mì ngọt đây”, “Bánh mì đặc ruột đây” là đủ biết. Hơn nhau từng tiếng gáy nha.

Dân mình ganh tỵ với nhau từng tí, ăn thua đủ với nhau từng ly. Thay vì cùng nắm tay kéo nhau để cùng đi lên, thì dân mình lại dẵm đạp lên đầu lên cổ người khác để mình được ngoi lên cao hơn thiên hạ.

Chẳng biết những cái vấn nạn này nó đến từ đâu và bắt đầu từ khi nào, và rồi sẽ phải giải quyết ra sao hay là cái xã hội đó rồi sẽ phải chìm sâu xuống đáy dòng nước lũ? 



-----------------------------------

NGƯỜI VIỆT – NHỮNG THÂN PHẬN XÓT XA.
Tôi đã đi qua nhiều quốc gia và biết bao nhiêu thành phố lớn nhỏ khắp nơi trên thế giới, để thấy một điều … Thân phận người Việt Nam, sao quá xót xa, nhất là thân phận của người dân tha hương bỏ nước ra đi.
Những thành phố lớn như New York, Los Angeles, ở Hoa Kỳ, Vancouver, Toronto ở Canada, London ở Anh quốc, Prague của Czech Republic, Budapest của Hungary, cho tới Sydney, Melbourne ở Úc, Busan và Seoul ở Nam Hàn, Đài Trung, Đài Bắc ở Đài...

-----------------------------

DU LỊCH KIỂU … VIỆT NAM.
Ngày nay, người Việt trong nước có tiền đi du lịch nhiều lắm. Cứ coi mấy cái Công ty Du Lịch mọc ra như nấm ở các thành phố lớn chứ không còn chỉ ở Sài Gòn hay Hà Nội như ngày xưa là đủ biết. Cứ xem các tours mà họ tổ chức thì thật cũng ngầu lắm chớ hổng chơi. Có những tours đi cả Phi Châu, đi cả Trung Đông, rồi đi Mỹ Châu, đi Âu Châu, đi Úc Châu, nói tóm lại thì gần như muốn đi đâu cũng có. Mà giá cả thì không giỡn chơi nha, mấy chục triệu cho tới hơ...






No comments:

Post a Comment

View My Stats