Ánh
Liên lược
dịch
09/02/2018
Tác
giả Le Thu Huong, trong một bài đăng tải trên chuyên trang bình luận chính trị
ASPI – The Satrategist đã có những chia sẻ đáng lưu ý, trong đó dù trong bất cứ
hoàn cảnh nào – thì Việt Nam phải luôn cần Mỹ, sự gia tăng sức ép của Trung Quốc
càng lớn, thì Mỹ càng cần phải hiện diện.
Tàu sân bay Mỹ USS
Carl Vinson
Về
mặt quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis gần đây đã thực hiện chuyến
đi đầu tiên của ông tới Đông Nam Á. Đáng lưu ý, chuyến thăm Indonesia và Việt
Nam đã được liệt kê trong chiến lược an ninh quốc gia mới gần đây của
Washington và là đối tác quốc phòng có ý nghĩa ngày càng tăng trong khu vực.
Chuyến đi này không chỉ đánh dấu vai trò lớn hơn của hai quốc gia trong khu vực,
mà còn là dấu hiệu cho thấy Washington đang tăng cường hợp tác ngoài các liên
minh hiệp ước khu vực (Thái Lan và Philippines). Ông Mattis khẳng định rằng Mỹ
muốn có mối quan hệ mạnh mẽ hơn với một Việt Nam mạnh mẽ hơn.
Hà
Nội đã có những nỗ lực tích cực từ những ngày đầu của chính quyền mới của Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đứng đầu nhà nước Đông Nam Á đầu tiên và thứ
ba từ châu Á (sau Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình) – gặp mặt Tổng thống Donald Trump ở Washington. Nhiều chuyến thăm cấp bộ
cũng đã diễn ra và Tổng thống Mỹ đã viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái
nhân sự kiện APEC.
Ý
tưởng chuyến thăm của một tàu sân bay Mỹ đã được đưa ra trong chuyến thăm
Washington của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vào tháng Tám vừa
qua. Tại Hà Nội, Mattis gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thăm chùa Trấn Quốc
và thảo luận về kế hoạch cho tàu USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào tháng Ba, năm
2018. Đây là chuyến thăm lần đầu tiên kể từ khi quân Mỹ rời khỏi Việt Nam – chấm
dứt chiến tranh vào năm 1975. Chỉ hai ngày trước khi Mattis đến, Mỹ cam kết khắc
phục hậu quả dioxin tại Căn cứ Không quân Biên Hòa.
Trong
khi đó, sự kiện kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân – có thể không gây ra một cuộc
tranh cãi có yếu tố lịch sử, mà lại bắt nguồn từ các thế lực hiện tại trong khu
vực.
Vậy
Trung Quốc thế nào?
Phát
ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc không phản đối
chuyến viếng thăm của tàu sân bay Carl Vinson tới Việt Nam, nhưng Hoàn
Cầu thời báo của ĐCSTQ cảnh báo về ‘vạch đỏ’ mà Mỹ và Việt Nam không
nên vượt qua. Bắc Kinh muốn các yếu tố bên ngoài, như Mỹ, phải tránh xa sự
tranh chấp mà nước này cho là song phương.
Sự
không hài lòng của Trung Quốc đối với việc Washington nối lại quan hệ với Hà Nội
không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì sự phát triển này diễn ra giữa lúc căng
thẳng hai nước bùng phát, ngay sau khi chiến lược quốc phòng của Mỹ được công bố,
và rõ ràng ‘đối thủ chiến lược’ là nhằm vào Trung Quốc. Thêm vào đó, hoạt động
tự do hàng hải (FONOP) được triển khai gần đây nhất bởi một tàu chiến từ Mỹ,
khi vào ngày 17 tháng Một, chiến hạm USS Hopper đã đi gần bãi biển Scarborough
– một khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh, vào năm 2012. Phía
Trung Quốc nhấn mạnh rằng FONOP đã vi phạm chủ quyền và Bắc Kinh buộc phải tăng
cường khả năng phòng thủ, bao gồm tăng cường thiết lập các cơ sở quân sự trên
các hòn đảo nhân tạo. Về phía Hà Nội, cũng đang tích cực duy trì các yêu sách của
mình ở Biển Đông. Chuyến thăm của Mattis đến các nước Đông Nam Á, và đặc biệt
là cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Hà Nội, khiến Bắc Kinh cảm thấy phiền phức.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại
Hà Nội
Và
cách Trung Quốc ứng phó là hình thành một truyền thống báo hiệu những gì họ
mong muốn từ các nước láng giềng và những gì họ không muốn xảy ra. Chẳng hạn, bằng
ngoại giao, Bắc Kinh thường xuyên tuyên bố với một số quốc gia, chẳng hạn như
Việt Nam, rằng Hà Nội đang phản ứng quá mức. Và lối chỉ trích cứng rắn của
Trung Quốc – là một phần của chiến lược của Bắc Kinh. Theo đó, nó đề cao sự bất
mãn của nước này trước khi đi đến sự cưỡng chế nhằm thay đổi hành vi của quốc
gia mục tiêu.
Để
phản ứng thích hợp với Trung Quốc, Việt Nam cần sự ủng hộ mạnh mẽ và liên tục của
Mỹ. Và có lẽ, Hà Nội đã phát triển một phản ứng thích hợp nhằm chống lại sự cưỡng
chế từ phía người bạn lớn của mình. Chẳng hạn, tháng Năm, năm 2014, khi Trung
Quốc triển khai giàn khoan dầu HYSY-981 vào vùng biển Việt Nam, Hà Nội đã phát
động chiến dịch ngoại giao và truyền thông tập trung để chống lại sự cưỡng ép của
Trung Quốc. Kết quả là, Trung Quốc đã rút lại giàn khoan trước thời hạn. Tuy
nhiên, vào tháng Bảy, năm 2017, dưới áp lực của Bắc Kinh trong việc yêu cầu ngừng
thăm dò khí đốt với công ty Repsol, Hà Nội phải cúi đầu. Tất nhiên, phản ứng
trong mỗi tình huống sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và các yếu
tố khác như lợi ích từ nhượng bộ hoặc cái giá phải trả để chống lại sự cưỡng ép
từ Trung Quốc.
Trong
bối cảnh đó, rõ ràng, Hà Nội coi chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ là một cơ hội
có giá trị đối với Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn một số chỗ để đàm phán, có lẽ
về thời gian của chuyến thăm, thời gian lưu trú của tàu sân bay và những gì mà
Hà Nội có thể nói về tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, Hà Nội cần có sự cam kết
liên tục của Washington rằng lập trường cứng rắn của Mattis đối với Trung Quốc
không phải là sự tạm thời và rằng một cam kết của Washington đối với Biển Đông
vẫn nằm trong danh sách ưu tiên của Trump.
Nguồn: Aspistrategist
US–Vietnamese cooperation: current, not past, issues are
the limiting factor
5
Feb 2018 | Huong Le Thu
https://www.aspistrategist.org.au/us-vietnamese-cooperation-current-not-past-issues-limiting-factor/
VNTB
gửi BVN
No comments:
Post a Comment