Thiền Lâm - Cali Today
February
7, 2018
Vietnam
– Cali Today News – Trong
một lần hiếm hoi, môt quan chức cao cấp Việt Nam đã phát lộ về nguồn cơn của
tình trạng “chỉ đạo án” theo cách dùng từ của các cơ quan đảng và chính quyền,
hay còn gọi là “án bỏ túi” theo cách gọi của dân gian.
Quan
chức trên là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – ông Nguyễn Hòa Bình.
Vào
những ngày cận tết nguyên đán 2018, báo Tuổi Trẻ đặt một tựa đề đầy hàm ý: “Chủ
trương đặc biệt mở đường xử đại án” cho bài phỏng vấn quan chức Nguyễn Hòa
Bình.
Quan
chức này cho biết: “Các vụ đại án vừa qua
được dư luận quan tâm vì cùng với tính chất vụ án rất nghiêm trọng, quy mô rất
lớn thì trong vụ án còn có những chủ thể đặc biệt. Và với những chủ thể đặc biệt phải có chủ trương đặc
biệt, quyết định đặc biệt để mở đường cho việc khởi tố, truy tố, xét xử”.
Khi
báo Tuổi Trẻ “cắc cớ” hỏi thêm “Quyết định đặc biệt đó chắc chắn là đến từ cấp
rất cao, không chỉ trong hệ thống cơ quan tố tụng?”, ông Nguyễn Hòa Bình trả lời
“Đúng vậy! Để có được những phiên tòa được dư luận đánh giá tốt như thời gian
qua, các cơ quan tố tụng phối hợp rất tốt, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt của
Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng”.
Sự
thừa nhận gián tiếp trên của Nguyễn Hòa Bình – nhân vật giữ vao trò quan trọng
chỉ sau vị trí trưởng ban nội chính trung ương trong hệ thống tư pháp song
trùng “đảng lãnh đạo – nhà nước quản lý” – đã phần nào lý giải tại sao từ rất
nhiều năm qua đã luôn tồn tại một luồng dư luận về “đảng chỉ đạo án” đối với
các vụ án loại vừa và lớn, đặc biệt là những vụ án có liên quan đến quan chức
và giới bất đồng chính kiến.
Tổng bí thư Trọng “chỉ
đạo án” trong một cuộc họp của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung
ương. Ảnh: YouTube
Nhân
quyền luôn là lĩnh vực rất đặc thù cho “án bỏ túi” – theo nhiều luật sư bào chữa
cho những người bất đồng bị công an bắt giam và tòa án đưa ra xét xử. Rất nhiều
người hoạt động nhân quyền đã bị công an và tòa án quy chụp vào những điều luật
mơ hờ như điều 258 (lợi dụng các quyền dân chủ), điều 88 (tuyên truyền chống
nhà nước), điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền)… để khép tội và xử án rất nặng,
bất chấp việc tòa chỉ trưng ra được những chứng cứ còn xa mới rõ ràng cho những
tội danh này. Trong năm 2017, những nhà hoạt động nhân quyền như Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh, Trần Thị Nga đã lần lượt bị xử tù từ 9 – 10 năm với những tội danh
đó. Vào đầu năm 2018, một nhà hoạt động nhân quyền là Hoàng Bình, chỉ vì giúp đỡ
người dân các tỉnh miền Trung phản đối thảm họa xả thải của Formosa mà đã bị kết
án đến 14 năm tù giam…
Còn
giờ đây, thậm chí quan chức đảng – chính quyền còn gần như công khai về “án chỉ
đạo” và “án bỏ túi”, liên quan đến những vụ đại án và giới quan chức. Điều này
lý giải tại sao Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, dù khóc lóc như mưa gió
nhưng chẳng hề khiến cho Tổng bí thư Trọng mủi lòng. Những phiên tòa xử Thăng
và Thanh, dù chứng cứ trưng ra rất yếu, vẫn làm cho gương mặt Đinh La Thăng dại
đi. So với mức án đề nghị của Viện Kiểm sát tối cao, ông Thăng chỉ được giảm có
1 năm tù. Còn Trịnh Xuân Thanh “đen” hơn: giữ nguyên chung thân!
“Thăng
– Thanh” là phiên tòa đầu tiên của Tổng bí thư Trọng nhắm đến kể từ khi ông quyết
định tiến sang giai đoạn 2 của chiến dịch được xem là “chống tham nhũng”, tính
từ tháng 11/2017 và sau một cuộc gặp có thể đặc biệt quan trọng với Tập Cận
Bình ở Hà Nội.
“Đường
đi” của Tổng bí thư Trọng lại đang có nhiều nét khá tương đồng với giai đoạn khởi
động của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Một khởi sự
mang tính then chốt và quyết định cho cả vận mệnh của chiến dịch này là trong
hai năm 2012 và 2013, Tập đã mạnh tay “xử” Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị
kiêm bí thư Trùng Khánh – không chỉ khởi tố bắt giam mà còn giáng mức án đến
chung thân.
Đinh
La Thăng đang có nhiều triển vọng trở thành Bạc Hy Lai Việt Nam. Còn Trịnh Xuân
Thanh lại gắn liền với số phận của Đinh La Thăng.
Việc
Đinh La Thăng bị xử đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh “cố ý làm trái…”
liên quan đến Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) phát đi một thông điệp cực kỳ
quan trọng trên phương diện nội bộ đảng: ông Trọng đã dứt khoát làm theo “bài”
của Tập Cận Bình, với “con hổ” đầu tiên là Đinh La Thăng.
Một
logic thật đơn giản mà cả Thăng lẫn Thanh, có thể do bị tạm giam mà không biết
được thông tin và dư luận ở bên ngoài, là nếu ông Trọng không “trảm” Đinh La
Thăng và Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch “chống tham nhũng” của ông ta sẽ lập tức
có nguy cơ tự chết và Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn cơ hội nào để trở thành Tập
Cận Bình ở Việt Nam.
Nắm
trong tay Ban Nội chính trung ương – cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Phòng
chống tham nhũng trung ương mà đã được phía đảng “giành lại” từ tay Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2013, Nguyễn Phú Trọng đang phát ra tín hiệu muốn
phục hồi lại cơ chế “đảng chỉ đạo án” – một cơ chế đã tồn tại từ rất nhiều năm
trước với vai trò then chốt của Ban Nội chính trung ương tham mưu cho tổng bí
thư, thậm chí ban này còn có ý nghĩa quyết định hơn cả đề xuất của Bộ Công an.
2018
sẽ sôi sục chính trường Việt với 21 vụ đại án, tức bình quân cứ nửa tháng tòa
án phải đưa ra xét xử một vụ. Và theo cách nói của Chánh án tòa án tối cao Nguyễn
Hòa Bình, rất nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng cùng các cơ quan đảng của ông
sẽ tham gia “chỉ đạo án” cùng quyết định “án bỏ túi” đối với hầu hết các vụ đại
án đó.
-------------------
2017-02-20
No comments:
Post a Comment