Một
vở kịch do Sân khấu kịch Hồng Vân thực hiện; hơn “400 đầu tư liệu “50 năm - một
mùa xuân lịch sử” được ra mắt; một cuộc “tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử”
mang tên "Thành Đoàn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968" được thực
hiện; một chương trình cầu truyền hình về “bản hùng ca Mậu Thân” được tổ chức
(có sự tham gia của Trần Hiếu, Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Anh Bằng, Hạ
Trâm…)… Chương trình “kỷ niệm Mậu Thân” thậm chí kéo dài đến mùng 5 Tết (với
cái gọi là “Giao lưu nghệ thuật "Đường chúng ta đi”)...
Chưa
bao giờ màn tụng ca tập thể “hát trên những xác người” liên quan sự kiện Mậu Thân
được tổ chức quy mô như thế này, một sự kiện mà các cuộc bắn giết đồng bào được
nâng lên tầm “nghệ thuật”, là sự kiện mà các gương mặt khủng bố được khoác áo
“biệt động thành” tập trung đông đảo và được ca ngợi như những anh hùng.
Mậu
Thân không là một mặt trận giữa hai quân đội. Mậu Thân là một chiến dịch khủng
bố nhằm vào thường dân với quy mô chưa từng có trong quân sử thế giới cận đại.
Mậu Thân còn hơn tất cả những gì man rợ nhất mà toàn bộ chiều dài lịch sử cuộc
chiến Việt Nam mang lại. Mậu Thân là sự kiện lớn nhất, kinh khủng nhất, man trá
nhất mà cuộc chiến Việt Nam hiện tồn. Những thước phim và hình ảnh, với những
phụ nữ ôm xác chồng hoặc con dại khóc tức tưởi tại Huế cũng như nhiều thành phố
miền Nam khác, đã lột tả được sự tàn khốc và man rợ của “chiến dịch Mậu Thân”.
Xem lại tất cả những bộ phim về chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh liên
quan Mậu Thân, không thấy có một cuộc “hưởng ứng” nào của “đồng bào” cả. “Hậu Mậu
Thân” là những nhát cuốc chôn người thân và những nhát xẻng đào kiếm người nhà.
Những
ngày này, có vô số gia đình miền Nam lẫn miền Bắc đang làm giỗ cho người thân
chết trận Mậu Thân. Thay vì “hân hoan” “hát trên những xác người”, có lẽ cần tổ
chức một đại lễ cầu siêu cho những người đã bị giết hoặc bị chết thảm hại khi bị
đẩy vào chiến dịch thảm sát đồng bào trong sự kiện bi thảm này. Thay vì vỗ tay
và phô bày những bàn chân đạp đổ bàn thờ của những người đã chết oan ức trong sự
kiện bi thảm Mậu Thân, có lẽ cần nhìn lại rằng vấn đề đâm chém vào lịch sử có
giúp gì cho việc hàn gắn dân tộc hay không. Thay vì hất văng bát nhang đang
cúng giỗ cho những người đã mất, có lẽ cần cúi đầu xin lỗi đồng bào, tất cả đồng
bào, Bắc cũng như Nam, về những sai lầm mà Mậu Thân mang lại. Thay vì và thay
vì…, họ lại chỉ chứng tỏ họ là những sinh vật mang hình hài con người.
…
Những
kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” (từ của ông Phan
Nhật Nam) trong chiến dịch Mậu Thân tại Huế (ảnh chụp từ The Vietnam War, Ken
Burns); Hai ảnh cuối chụp từ bộ “The Encyclopedia of the Vietnam War [4
volumes]: A Political, Social, and Military History, 2nd Edition” của Spencer
Tucker
Theo
con số thống kê (Wikipedia) thiệt hại của tất cả các phía trong chiến dịch Mậu
thân, phía miến Bắc Việt nam khoảng 113.000 binh sĩ tử trận, phía miến Nam Việt
nam khoảng 28.800, phía Mỹ và đồng minh khoảng 16.000, chưa kể vô số thường dân
thiệt mạng, vô số binh sỹ của tất cả các bên bị thương....Một cuộc chiến cướp
đi cuộc đời của vô số đồng bào, đồng loại có gì đáng vui mừng, vui ca??? Quá khứ
không thể thay đổi được, nhưng ít nhất Hiện tại có thể thay đổi được. Sự nhìn
nhận, nhận thức về sự kiện khốc liệt và bi thảm nhất trong lịch sử dân tộc này
có lẽ nên là bài học đau xót, đắt giá cho những người đang sống ngày hôm nay, để
đừng bao giờ lặp lại một thảm kịch bạo tàn như thế. Và tuyệt nhiên không thể là
sự kiện hân hoan, ăn mừng "trên những xác người". Chừng nào mà nhận
thức về Vinh quang trên những xác người còn tồn tại thì chừng đó còn lầm đường,
lạc lối.
Việt
Nam bây giờ còn những mồ chôn tập thể và những mộ vô danh với khoảng 500.000
thi thể từ khoảng (1955-1975) và muốn nhờ Đức giúp đở để làm xét nghiệm ADN chứ
sau hơn 40 năm cũng không đủ trình độ để tự làm lấy nữa là. http://www.dw.com/.../vietnams-tote-sollen.../a-19120303
No comments:
Post a Comment