February
4, 2018
The
Washington Post – Bộ
Tài chính thông báo: Chính phủ liên bang sẽ vay gần $1 nghìn tỉ Mỹ kim cho năm
tài chính này – cũng là năm đầu tiên ông Trump phụ trách ngân sách. Khoản vay
này tăng gấp đôi so với khoản vay chính phủ trong năm tài chính 2017.
Theo
một tài liệu được công bố hôm thứ Tư, Bộ Ngân khố dự kiến sẽ vay $955 tỉ Mỹ kim
cho năm tài chính này. Đây là khoản vay cao nhất trong 6 năm qua, và có một
khoảng cách lớn so với con số $519 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái.
Bộ
Ngân khố nói rằng nguyên nhân của việc này là do “viễn cảnh tài khóa.” Văn
phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cho biết nguồn thu từ thuế sẽ giảm vì luật thuế mới.
Việc
tăng lãi suất là một sự cuộc tranh luận gay cấn khác ở Quốc Hội, như việc chi
nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, quân đội, cứu trợ thiên tai hay các chương trình
nội địa khác. Thâm hụt đã tăng đáng kể, dù là trước khi Quốc hội đồng ý chi
tiền cho mảng nào.
Ernie
Tedeschi, cựu cố vấn cao cấp của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, người hiện đang đứng đầu bộ
phận phân tích tài chính tại Evercore ISI, cho biết đây là lần đầu tiên khoản
vay tăng vọt trong thời kỳ kinh tế không suy thoái, kể từ thời Ronald Reagan.
Vào thời Tổng thống Reagan, khoản vay tăng là vì xây dựng quân đội – một mục
tiêu mà ông Trump đang vận động cho tương lai.
Tổng
thống Trump không đề cập đến khoản vay hay thâm hụt ngân sách trong diễn văn
State of the Union. Điều này khiến cho Goldwein và những chuyên gia khác lo
ngại Mỹ đang gặp phải một vấn đề kinh tế.
Martin
Feldstein, cựu cố vấn của Reagan, nói với Bloomberg: “Thật khủng khiếp. Sự thâm hụt và nợ công tăng là
một vấn đề nghiêm trọng, không phải trong tương lai, mà là bây giờ.”
Các
nhà đầu tư đang lo ngại về các khoản vay bổ sung và khả năng lạm phát cao hơn.
Đó chính là lý do tại sao lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đạt mức cao nhất kể
từ năm 2014. Điều này, một lần nữa đã dẫn đến tuần tồi tệ nhất trên thị trường
chứng khoán Mỹ trong vòng 2 năm qua.
Washington
và Phố Wall từ lâu tin tưởng rằng chính phủ Mỹ còn khả năng phát hành nợ, vì
khắp nơi trên thế giới đều mong muốn mua tài sản an toàn này. Nhưng nếu lạm
phát bắt đầu tăng lên và các nhà đầu tư muốn bán trái phiếu để chuyển sang cổ
phiếu vì lợi nhuận cao hơn.
Cục
Dự trữ Liên bang (Fed) cũng mua rất nhiều nợ từ Bộ Ngân khố kể từ cuộc khủng
hoảng, nhưng gần đây họ quyết định không mua nữa vì nền kinh tế đã được cải
thiện. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ Ngân khố phải tìm người mua mới.
Bộ Ngân khố dự tính sẽ vay hơn $1 nghìn
tỉ Mỹ kim vào năm 2019 và hơn $1,1 nghìn tỉ Mỹ kim vào năm 2020. Trước khi nhậm
chức, ông Trump gọi mình là “vua nợ”, mặc dù ông vận động giảm nợ công.
Source: U.S Treasury
Ủy
ban Ngân sách Liên bang dự báo mức thâm hụt sẽ đạt $1 nghìn tỉ Mỹ kim vào năm
2019 và sẽ giữ nguyên mức đó một thời gian.
Các
nhà lập pháp tuyên bố đây là lần cuối cùng họ thông qua một đạo luật khiến cho
thâm hụt trầm trọng hơn, nhưng có vẻ mọi chuyện còn tiếp diễn.
Thực
tế là luật thuế mới của Đảng Cộng Hòa dự kiến sẽ khiến nợ tăng thêm $1 nghìn tỉ
Mỹ kim, theo phân tích của Ủy ban Hỗ trợ về Thuế.
Goldwein
chỉ ra việc gia hạn cho nhiều khoản cắt giảm thuế năm 2015 và sự trì hoãn năm
2014 trong việc cắt giảm chi phí Medicare cũng là nguyên nhân.
Nếu
Quốc Hội không thể kiềm chế ngân chế của Washington, thì hy vọng thị trường tài
chính có thể.
Nam
Phố (Theo The Washington Post)
-----------------------
February
12, 2018
The
Hill – Hôm thứ hai 12/2 TT Trump đã trình bày dự thảo ngân sách của chính phủ
cho năm tài khóa 2019, trong đó có nhiều cắt giảm cho các chương trình của liên
bang nhằm làm giảm số thâm thủng ngân sách lên đến 3 ngàn tỉ đô la trong 10 năm
tới.
Sau
đây là danh sách 22 cơ quan sẽ bị cắt giảm ngân sách:
1.The
McGovern-Dole International Food for Education: chuyên cung cấp
tài chính nhằm trợ giúp lương thực cho trường học ở ngoại quốc.
2.The
Rural Business and Cooperative Sevice: cung cấp tiền cho vay, học bổng
giúp các cộng đồng vùng thôn dã.
3.The
Economic Development Administration: cung cấp học bổng liên bang cho
các cộng đồng trong chương trình phát triển kinh tế.
4.
The Manufacturig Extension Partnership: cung cấp dịch vụ cố vấn cho các công
ty nhỏ và và vừa.
5.21
st Century Community Learning Centers: chuyến giúp các chương trình sau
giờ học và các chương trình học hè.
6.GEAR
UP: chương
trình giáo dục cung cấp học bổng cho các sinh viên nghèo chuẩn bị vào đại học.
7.The
Agency for Healthcare Research and Quality: có nhiệm vụ nghiên cứu giúp tăng
cường tính hiệu quả của dịch vụ y tế.
8.The
Advanced Research Projects Agency: cung cấp hổ trợ cho các chương
trình của Bộ Năng Lượng.
9.The
National Wildlife Refuge Fund: bù trừ cho các cộng đồng vì mất nguồn
thu thuế do liên bang trưng thu đất đai của họ.
10.The
Global Climate Change Initiative: chương trình phản ảnh chuyện
chính phủ Trump rút lui khỏi Hiệp ước Khí hậu Paris.
11.The
NASA Office of Education: cung cấp học bổng cho các đại học, các bảo tàng và trung
6âm khoa học có liên quan đến NASA
12.The
Chemical Safety Board: có nhiệm vụ khảo sát các tai nạn xảy ra tại các nhà
máy hóa chất.
13.The
Corporation of National and Community Service: cung cấp ngân sách cho chuyện hổ trợ
tình nguyện trong cộng đồng.
14.The
Corporation for Public Broadcasting: hổ trợ kinh phí cho TV và đài
radio công cộng như PBS và NPR.
15.The
Institute of Museum and Library Services: hổ trợ kinh phí cho thư viện và
bảo tàng.
16.The
Legal Service Corporation: cơ quan bất vụ lợi giúp đỡ các gia đình có lợi tức thấp
về cố vấn pháp luật.
17.The
National Endowment for The Arts: hổ trợ học bổng cho các nghệ sĩ
Hoa Kỳ.
18.The
National Endowment for the Humanities: hổ trợ học bổng cho các học giả
Mỹ chuyên nghiên cứu về các dịch vụ nhân đạo.
19.The
Neighborhood Reinvestment Corporation: hổ trợ phát triên cộng đồng trên toàn
quốc.
20.The
Denali Commission, the Delta Regional Authority and the Northern Border
Regional Commission: hổ
trợ xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế cho những vùng đặc biệt.
21.The
Us Trade and Development Agency: hổ trợ dụng cụ và dịch vụ cho các
chương trình của ngoại quốc.
22.The
Woodrow Wilson International Center for Scholars: một tổ chức
phát triền ý tưởng về các chủ trương quốc tế.
Trường Giang
No comments:
Post a Comment