Ông
Lê Nin ở nước Nga
Mà
em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng
vầng trán rộng thênh thang
Y
như trán Bác mênh mang đất trời
Trần
Đăng Khoa
Những
câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ
trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người
phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời
gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần
Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh
ra những câu đồng dao mới:
Ông
Lê Nin ở nước Nga
Cớ
sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông
vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự
do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa
xem gương của nước Nga
Bảy
mươi năm lẻ có ra đếch gì!
Khi
mà thành quả của Cuộc Cách Mạng Tháng Mười chả “ra đếch gì” thì
phần số cha đẻ của nó – tất nhiên – cũng phải rơi vào cảnh truân
chuyên:
Ðang
trên Quảng Trường Ðỏ ở Moscow, tôi chựng người lại khi bắt gặp một hình dáng
người rất quen mà không thể nhớ liền được là ai? Người đàn ông thấp người, mặc
bộ đồ đại lễ, đầu đội chiếc mũ kếp pi – tất cả cùng màu đen, đút tay vào túi quần
với khuôn mặt trầm tư…
Bắt
gặp cái nhìn của du khách, ông liền nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy mời chào: “Chụp
hình kỷ niệm đi. Chỉ 100 rub thôi, hay $2 đô la Mỹ cũng được!”
Tôi
vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen quen” ấy: Lenin. Hiển
nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin... Trong thời gian lang thang
xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang mời chào du
khách chụp hình...
Tôi
bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả
Lenin:“Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống
như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này. (Phương Đoàn – “Nước
Nga ‘Gồng Mình’ Để Tồn Tại,” Người Việt 12/23/2015).
Tác
gỉa của đoạn văn thượng dẫn, xem chừng, không có mấy thiện cảm với
Lê Nin (thật) và tôi e là ông hơi chủ quan khi đánh giá quá thấp về
nhân vật này. Tuy Lê Nin phải lê la kiếm ăn ngay tại Moscova (và bị đập
mẻ đầu, vỡ trán ở nhiều nơi khác) nhưng di sản của Cuộc Cách Mạng
Tháng Mười vẫn còn được giới lãnh đạo Việt Nam vô cùng tôn trọng và
sùng kính – theo như tin loan của báo Nhân
Dân, số ra ngày 05 tháng 11 năm 2017:
Sáng
5-11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức
trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 –
7-11-2017)... Đọc diễn văn kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Cách mạng Tháng Mười Nga đã “làm rung chuyển thế giới” phá tan một mảng lớn
trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, đế quốc, mở ra một thời đại mới trong lịch sử
nhân loại.… đã sáng tạo ra một kỷ nguyên mới của nước Nga...
Thế
nước Nga của “kỷ nguyên mới” hiện nay ra sao?
Xin
xem tiếp tường trình của nhà báo Phương Đoàn, từ Moscova:
Một
điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về “tàn
tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark
Marx… nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi…
khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước
về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng
ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh
thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin… giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni
lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.
Lê
Nin giữa chợ trời cùng xoong chảo. Ảnh: Phương
Ðoàn
Thảo
nào mà giới lãnh đạo CSVN hay bị mắng mỏ là cái đám chuyên... “ăn
mày dĩ vãng!” Khi mà tương lai rất mịt mờ, và hiện tại đang vô cùng
rất bấp bênh thì xoay ra đi ăn mày dĩ vãng – theo thiển kiến – cũng
là một cách mưu sinh có thể thông hiểu và thông cảm được.
Chỉ
có điều đáng nói là họ đã đi quá xa khi giong cờ, nổi trống, linh
đình kỷ niệm chiến thắng 50 năm tổng tiến công xuân Mậu Thân, vào
ngày 31 tháng 1 năm 2018 vừa qua. Cái thói quen “ăn mày” khiến họ có
khả năng “ăn mừng” ngay giữa lúc quốc tang.
-
Hoàng
Phủ Ngọc Tường: Với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về,
ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm
mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi
dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được,
nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
-
Mạnh
Kim: Mậu Thân là chiến trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam.
-
Chế
Lan Viên: Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng/Chỉ một đêm, còn sống có
30.
-
Song Chi: Việc ăn mừng sự
kiện Mậu Thân chứng tỏ đảng cộng sản hoàn toàn không thay đổi từ nhận thức đến
thái độ, hành động và hoàn toàn “thất nhân tâm” đối với đại đa số người dân Việt
ở cả hai miền, trong và ngoài nước.
-
Lê
Công Định: “Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương
tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi
là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả.
-
Phạm
Trần: Ăn Tết bằng xương máu Mậu Thân thì hòa giải, hòa hợp với ai?
-
Ngô
Nhân Dụng: Tổ chức kỷ niệm Tết Mậu Thân là Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng
Sản đã thách thức người dân Việt khắp nước!
Sau
thách thức Mậu Thân lại đến thách thức xây nghĩa trang ngàn tỷ. Trang BBC nhận định là
nhà đương cuộc Hà Nội đã khiến cho… dư luận dậy sóng:
Nguyễn Thị Hậu: Sao
lo cho người sẽ chết “an nghỉ” mà lại làm người sống không thể “an cư”?
Trương Huy
San: Một chính thể giành được chính quyền bởi những người theo ý tưởng
“thế giới đại đồng”, không lẽ, từ tem phiếu đến “nơi an nghỉ” đều phân chia đẳng
cấp.
Trương Duy
Nhất: Khốn nạn hơn vạn lần khốn nạn ở chỗ: Nó qui hoạch cho cả vợ/chồng,
khi chết cũng được vào đây, bất kể vợ/chồng họ là ai làm gì. Nhiều người chưa
chết, đã nghe thiên hạ đào mồ cuốc mả rồi.
Nhân Thế Hoàng: Tiền thuế
của dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài.
Dư
luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy sóng. Sóng gió
trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi đâu. Giới lãnh đạo
CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang ngược và bạo
ngược khác nữa, trong những ngày tháng tới, như họ đã từng làm từ
hơn hai phần ba thế kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là dân tộc này sẽ còn cam
chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức” thêm bao lâu nữa?
No comments:
Post a Comment