Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài: Tranh luận về khả năng “Trung Quốc bóp cò” trên Biển Đông.
Bài viết dẫn lời tác giả Gordon G. Chang nhận định trong bài “Trung Quốc muốn đối
đầu trên Biển Đông” trên trang The National Interest: “Sở dĩ Trung Quốc
muốn đối đầu trên Biển Đông là vì: Trong cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư
2012, Washington đã không có trách nhiệm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận do Mỹ
làm trung gian: Philippines và Trung Quốc cùng rút tàu khỏi Scarborough”.
Trong
khi đó, học giả James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng: “Trên
Biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược ‘bất chiến tự nhiên
thành’,” bởi vì “nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc từ thời
cổ đại đã xác định, không đánh mà thắng mới là lựa chọn cao nhất”.
Trang
Tiền Phong đưa tin: Asean, Trung Quốc sắp khởi động đàm phán COC tại Việt Nam.
Theo thông tin từ cuộc họp của các Quan chức Cao cấp ASEAN (SOM) được tổ chức
sáng nay tại Singapore, các Bộ trưởng sẽ xem xét, thảo luận “về các hoạt
động đối ngoại của ASEAN, trong đó có phương thức xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở
Biển Đông (COC)”. Theo đó, “ASEAN và Trung Quốc sẽ chính thức khởi
động đàm phán về COC đầu tháng 3 tới tại Việt Nam”.
Mời
đọc thêm: “Quả bóng” căng thẳng bán đảo Triều Tiên đang xì hơi xuống
Biển Đông? (GDVN). – ASEAN – Trung Quốc khởi động đàm phán COC đầu tháng 3 (TT).
Người dân và “ơn đảng”
Trang
Pháp Luật Plus đặt câu hỏi: Cơ quan chức năng TP Thái Nguyên có làm ngơ khi giải quyết
đơn thư của người dân? Bài viết bàn về vụ ông Mông Quốc Lợi “kiện
ông Hoàng Hữu Lân về việc lấn chiếm đất đai của gia gia đình mình”. Tuy
nhiên, “sau 8 năm mang đơn đến các cơ quan chức năng cầu cứu nhưng những
gì ông Mông Quốc Lợi nhận được vẫn chỉ là những hướng dẫn trên giấy”.
Ông
Lợi cho rằng: “Bản chất vụ việc không phải là vụ việc tranh chấp đất mà
do chính quyền phường Hoàng Văn Thụ khi làm hợp đồng chuyển nhượng đất nhà ông
Lợi với trích lục thửa là không đúng”. Chẳng lẽ “nhà nước vì dân” mà quan
chức CSVN thường tuyên truyền lại không thể giải quyết được sai phạm đã kéo dài
8 năm ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên?
Ông
Lợi cho biết nhà ông bị lấn chiếm gần 100m đất. Ảnh: PL Plus
Báo
Đất Việt có bài: Ai oán dân tạm cư ở dự án tỷ đô. Bài viết bàn về
tình cảnh của những người dân bị cưỡng chế vì “phản đối, không đồng
tình với thỏa thuận bồi thường từ việc thu hồi đất”, phải vào sống trong
khu tái định cư ở xã Long Hưng: “Hàng trăm hộ dân, hàng ngàn nông dân
đã phải ‘nhường’ đất hương hỏa, vườn tược, ruộng đồng mà cha ông gìn giữ bao đời
nay cho một dự án khu đô thị ‘từ trên trời rơi xuống’,” là Khu đô thị
sinh thái kinh tế mở Long Hưng.
Khu
tạm cư ngập nước, mất vệ sinh mỗi khi trời mưa hoặc triều lên. Ảnh: ĐV
Người
dân địa phương đã tụ tập phản đối ở UBND xã Long Hưng, để yêu cầu chính quyền
xã “phải dừng thực hiện dự án khi chưa có sự đồng thuận của nhân dân địa
phương”. Hậu quả là: “46 người dân phải hầu tòa và trả giá trước
pháp luật vì những hành vi quá khích như đập phá trụ sở xã, đốt xe cảnh sát”.
Những quan chức có liên quan đến dự án Khu kinh tế Long Hưng, đẩy hàng ngàn
dân vào cảnh mất nhà, mất ruộng thì lại không phải “trả giá”.
Báo
Người Việt đưa tin: Cảnh sát Trung Quốc bắt đường dây buôn bán phụ nữ Việt Nam.
Theo thông tin từ tờ South China Morning Post, “17 phụ nữ Việt Nam bị
bán sang Trung Quốc làm vợ vừa được giải cứu sau một loạt cuộc đột kích vào đường
dây buôn người qua biên giới Việt-Trung”.
Không
ít phụ nữ Việt Nam giờ hy vọng lấy chồng Trung Quốc để “đổi đời”. Hậu quả
là không những không “đổi đời” mà còn phải làm nô lệ. Trong vụ giải cứu vừa rồi,
lực lượng chịu trách nhiệm chính lại là công an Trung Quốc. Chẳng lẽ nghiệp vụ
của công an Việt Nam ở biên giới phía Bắc lại thua kém “mặt bằng chung” của lực
lượng công an “nhân dân”?
Mời
đọc thêm: Bắc Quang (Hà Giang): Dân mòn mỏi mong đường tiếp tục được
làm (XD).
Chính trường Đà Nẵng
Báo
Dân Việt đưa tin: Đà Nẵng kỷ luật Chánh Thanh tra, Phó GĐ Sở, Trưởng phòng
Công an… Theo thông tin do Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng công bố
với báo giới trong chiều nay, cơ quan này đã kết luận thi hành kỷ luật bằng
hình thức “khiển trách” đối với: Bà Trần Thị Kim Oanh, Phó Trưởng ban Nội chính
Thành ủy; ông Trần Huy Đức, Chánh Thanh tra thành phố; bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó
Giám đốc Sở Ngoại vụ và ông Trần Văn Chung, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Công
an TP Đà Nẵng.
UBKTTU
Đà Nẵng còn xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng, vì lý do “viết
và đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với
quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Hồi
cuối năm 2015, trang Tiền Phong có bài bàn về TS Trần Đức Anh Sơn: Người tất bật vì chủ quyền đất nước. Theo bài viết,
TS Sơn đã “dành nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu, chủ biên, viết,
trao đổi, hội thảo về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa”. Chẳng
lẽ quan chức CSVN cho rằng nỗ lực của TS Sơn nhằm chứng minh chủ quyền lãnh hải
của Việt Nam ở Biển Đông lại “sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan
điểm của Đảng”?
Ông
Trần Đức Anh Sơn nổi tiếng với các bài viết về biển đảo. Ảnh: DV
Báo
VnExpress viết: Nhiều lãnh đạo cấp sở ở Đà Nẵng bị kỷ luật vì ‘ký tên tập thể’.
Bài báo cho biết lý do 5 cán bộ, lãnh đạo chủ chốt bị kỷ luật: “Có khuyết
điểm, vi phạm trong việc tham gia ký tên tập thể vào văn bản có nội dung tố
cáo, vi phạm Quy định số 47 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng
viên không được làm; sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị không đúng với quy định
hiện hành”.
Báo
Lao Động bình luận vụ quan chức được Vũ “nhôm” cấp nhà: Khi cán bộ “thân tại cơ
quan, tâm lo doanh nghiệp”. Tác giả cho rằng: Chuyện quan chức “sử
dụng nhà của doanh nghiệp (DN) là một hình thức nhận quà biếu bất minh. DN
không bao giờ cho không một tài sản lớn mà không thu lại cái gì. Đây là một
hình thức “đầu tư” thu siêu lợi nhuận”.
Mời
đọc thêm: Đà Nẵng tiếp tục kỷ luật hàng loạt cán bộ(TP). –
Thêm 5 cán bộ chủ chốt của Đà Nẵng bị kỷ luật(TN).
– Đà Nẵng: Kỷ luật 5 cán bộ, lãnh đạo chủ chốt(CATP).
– Viết sai sự thật trên mạng, ông Trần Đức Anh Sơn bị cảnh cáo (VNN).
– Nhà, đất công sản bán cho Vũ nhôm giờ ra sao? (ĐV).
Vụ án Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng:
Ngày tuyên án
Trong
phiên xử sáng nay, Trịnh Xuân Thanh nhận thêm án chung thân, Đinh Mạnh Thắng
lĩnh 9 năm tù, theo báo Thanh Niên. Bài báo cho biết: HĐXX TAND TP Hà Nội
đã dựa trên “tài liệu, hồ sơ vụ án và kết quả điều tra công khai tại
phiên tòa”, để chứng minh hành vi tham ô tài sản và vai trò cầm trịch trong
vụ vụ án xảy ra tại PVP Land của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Theo
đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh nhận án tù chung thân thứ 2 “về tội tham ô
tài sản, phạt bổ sung 50 triệu đồng”. Cùng tội danh “tham ô tài sản”, bị
cáo Đinh Mạnh Thắng chịu án 9 năm tù vì “tại tòa đã khai nhận hành vi,
trả lại số tiền và là người có nhiều thành tích trong công tác nên HĐXX xem xét
cho bị cáo mức án thấp nhất trong khung hình phạt”. HĐXX không dám thừa nhận
rằng chính bác Tổng mới là thẩm phán tối cao, nên cùng một tội danh lại có người
lãnh án chung thân, có người nhận 9 năm tù.
Thông
Tấn Xã Việt Nam có đồ họa thể hiện: Trịnh Xuân Thanh bị phạt tù chung thân vụ PVP Land.
Báo
Kiến Thức có bài: Lạ lùng Trịnh Xuân Thanh: Án chung thân vẫn “hồn nhiên như
cô tiên”. Bài viết bàn về chuyện Trịnh Xuân Thanh “hồn nhiên” xin sang
Đức gặp vợ con trong 2 lần ra tòa: “Nói Trịnh Xuân Thanh ngây ngô, ai
tin? Nói Trịnh Xuân Thanh hồn nhiên, ai tin? Chưa kể, qua hai phiên tòa với dàn
luật sư hùng hậu, dám chắc bị cáoThanh cũng quá rõ tội danh, cũng như sự trừng
phạt nghiêm khắc của pháp luật giành cho mình”.
Tác
giả bình luận: “Trốn tránh trách nhiệm, phủ nhận tội lỗi, án chung thân
nhưng muốn đi ra nước ngoài… có lẽ trong lịch sử pháp đình cũng chỉ có một Trịnh
Xuân Thanh”.
Báo
Zing có đồ họa: Trịnh Xuân Thanh và 7 bị cáo mang tội tham ô lĩnh mức án
nào?
BBC
viết: Trịnh Xuân Thanh bị tuyên chung thân lần hai. Bài
báo lưu ý tình tiết “lạ nhưng đúng quy trình”: “Buổi tuyên án diễn ra
chậm 40 phút so với dự kiến. Hệ thống âm thanh trong phòng theo dõi phiên xử
qua màn hình dành cho báo chí gặp trục trặc. Trong khoảng 10 phút đầu, phóng
viên chỉ thấy hình, không có tiếng, sau đó có tiếng nhưng rất nhỏ, phóng viên
không nghe được”. Có lẽ HĐXX sợ rằng Trịnh Xuân Thanh tiếp tục nói ra điều
bất lợi cho tòa án và thể chế, như chuyện: Sau 7 năm nhận vali tiền, Trịnh Xuân Thanh mới bị khởi tố.
Mời
đọc thêm: Vai trò của Trịnh Xuân Thanh trong vụ tham ô tài sản ở PVP
Land (Zing). – Bị cáo Trịnh Xuân Thanh lần thứ 2 bị tuyên án tù chung thân (HNM).
– Trịnh Xuân Thanh lãnh 2 án chung thân trong vòng nửa tháng(CATP).
– Trịnh Xuân Thanh lãnh thêm án chung thân thứ hai (NV).
– Luật sư đánh giá thế nào về mức án chung thân cho Trịnh Xuân
Thanh? (KT). – Em trai ông Đinh La Thăng bị tuyên mức án 9 năm tù (VTC).
Khi quan chức làm kinh tế
Báo
Thanh Niên đưa tin: Ngân hàng Nhà nước bị ‘tuýt còi’ vì ra văn bản quy định trái
luật. Theo đó, ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật, “vừa ký kết luận kiểm tra Thông tư số 32/2016” vì
lý do: Thông tư này đã “đưa ra một số quy định không hợp pháp”.
Cục
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết thêm: “Chưa có số liệu đầy
đủ để đánh giá toàn diện tác động kinh tế – xã hội của việc thực hiện các quy định
của Thông tư số 32/2016, tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu theo thẩm quyền… việc
không cho các tổ chức không có tư cách pháp nhân… được mở tài khoản thanh toán
tại ngân hàng sẽ gây khó khăn lớn”.
Báo
Giao Thông viết: Thành lập “siêu uỷ ban” quản lý vốn Nhà nước. Theo
bài viết, Chính phủ xác nhận nghị quyết “thành lập Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Trong
khi hệ lụy từ chuyện để quan chức “hồng hơn chuyên” làm kinh tế vẫn còn tiếp diễn,
như hậu quả của Thông tư 32/2016, lãnh đạo CSVN tiếp tục can thiệp vào chuyện
quản lý hàng triệu tỷ đồng vốn Nhà nước.
Ông
Nguyễn Hoàng Anh, lãnh đạo chuyên về công tác đảng ủy ở Cao Bằng được chỉ định
làm Chủ tịch của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước. Ảnh: GT
Mời
đọc thêm: Ủy ban quản lý vốn là cơ quan thuộc Chính phủ (MTG).
– Sai phạm tiền tỷ tại Chi cục Văn thư lưu trữ Hậu Giang (GT).
– Quản lý thị trường Nghệ An đã trả lại 128 thanh nhôm cho
doanh nghiệp (GTVT). – Cà Mau chấn chỉnh hoạt động đấu thầu (ĐT).
– Thủ tướng trả lời về quản lý vốn ODA. – Bất công cho doanh nghiệp tư nhân (VnEconomy).
Nhà nước tiếp tục bán “lúa giống”
Về
diễn tiến bán “lúa giống”, báo Thanh Tra viết: Bán vốn Nhà nước đầu năm: Hết “bom tấn” tới “bom xịt”.
Bài báo bàn về hiện tượng “chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO)
của các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ồ ạt” nhưng “không phải
đều thành công như mong đợi”.
Về
“bom xịt” Tập đoàn Cao su Việt Nam: “Trong các phiên đấu giá cổ phần
Nhà nước trong tháng đầu năm, phiên đấu giá Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG)
là một trải nghiệm khá “đắng” khi lượng cổ phần đăng ký mua chỉ bằng 20% lượng
chào bán ra”. Tác giả cho biết thêm: “Giai đoạn 2018 – 2020, Việt
Nam sẽ tiếp tục cổ phần hóa 89 doanh nghiệp Nhà nước”.
Báo
Đầu Tư bàn về kế hoạch thoái vốn nhà nước tại Habeco, Petrolimex, Vinatex,
VnSteel… năm 2018. Theo thông tin do Bộ Công Thương xác nhận về kế hoạch
thoái vốn năm 2018, “Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sẽ thoái vốn với tỷ lệ
tối thiểu dự kiến thoái khoảng 24,86%, Tập đoàn Dệt may Việt Nam thoái 53,48%,
Tổng Công ty Thép Việt Nam thoái 57,92%”.
Bài
viết dẫn lời bà Tào Thị Kim Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh
nghiệp, thuộc Bộ Công Thương, chia sẻ: “Trong giai đoạn 2016 – 2020, thực
hiện kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
Bộ Công Thương đã cổ phần hóa và thoái vốn 17 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó
có 6 Tập đoàn, Tổng công ty”.
Trong
năm 2016, 2017, các nhà tài phiệt Thái Lan đã thâu tóm một loạt doanh nghiệp ở
Việt Nam. Hiện tượng này vẫn tiếp diễn trong năm 2018, ‘Cá mập’ Hồng Kông, Thái Lan đã và đang ‘thò tay’ vào loạt
DN hàng đầu VN, theo trang Infonet. Bài báo cho biết: “Một số tập
đoàn hàng đầu của Thái Lan như TCC Group, Central Group, SCG và Jardine
Matheson”đang nhắm tới “những doanh nghiệp đầu ngành, quy mô lớn tại
Việt Nam”.
Tác
giả bình luận: “Cuộc đua thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam của nhà đầu tư ngoại ngày càng trở nên sôi động khi Chính phủ đang đẩy
nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước”.
Tỷ
phú Charoen Sirivadhanabhakdi, người đứng sau thương vụ thâu tóm Sabeco hồi cuối
năm 2017. Ảnh: Forbes
Mời
đọc thêm: Lý giải nguyên do “bom tấn” VRG trở thành “bom xịt” (ĐTCK).
– Chủ tịch SCIC tiết lộ về kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp nhà
nước 2018 (VnEconomy). – Không thể buông tay cổ phần hóa (ĐTO).
“Lực lượng nòng cốt” của đảng
Báo
Người Đưa Tin viết: Tuyên Quang: Không có tiền thưởng Tết, 3.000 công nhân đình
công. Đó là công nhân làm việc tại nhà máy Seshin, ở khu công nghiệp
Long Bình An, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. “Ngày 2/2, công ty này
ra thông báo năm 2017 do công ty làm ăn thua lỗ đến hơn 95 tỷ đồng và còn phải
cắt giảm lao động nên công ty chỉ hỗ trợ”, chứ không thưởng Tết cho cán bộ
công nhân viên.
Các
công nhân đã đình công từ chiều 2/2 tới nay. Ông Lê Văn Háu, PGĐ sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, cho biết: “Sở này có thông báo
yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo về tình hình thưởng Tết 2018, phía doanh nghiệp
này có công văn thể hiện phía công ty này không có thưởng Tết 2018”.
3.000
công nhân nhà máy Seshin đình công vì không có tiền thưởng tết 2018. Ảnh: NĐT
Báo
Môi Trường và Đô Thị đưa tin: Công ty Bất động sản LANMAK: Bị công nhân tố “quỵt” nợ.
Theo thông tin từ đơn tố cáo của một số công nhân làm việc ở Công ty Lanmak,
công ty này đã “cố tình không thanh toán tiền công thợ cho công nhân
trong thời gian kéo dài, gây nhiều khó khăn cho đời sống người lao động”.
Ông
Trần Thái Bình , cựu đội trưởng đội thi công số 7 thuộc Công ty Lanmak chia sẻ:
“Việc Công ty Lanmak nói đã chuyển tiền cho tôi để thanh toán cho các
tổ và công nhân là vu khống, không đúng sự thật. Nếu tôi làm việc này thì pháp
luật đã xử lý và cho tôi đi tù từ lâu rồi. Việc tôi bị cho thôi không làm đội
trưởng đội thi công số 7 là do vấn đề nội bộ”.
Mời
đọc thêm: Nỗi lo cơm áo của lực lương chuyên trách bảo vệ rừng
và ‘làn sóng’ bỏ việc (NNVN). – Doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên bằng… thuốc
trừ sâu (NV). – Không đóng bảo hiểm, công ty thua kiện công nhân(PLTP).
Kiếp làm nông ở Việt Nam
Trang
Tiền Phong đưa tin: Ách tắc nông sản ở Lạng Sơn chưa hạ nhiệt. Bài báo cập
nhật thông tin về đoàn xe chở nông sản bị ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh hơn 2
ngày nay: “Vẫn còn khoảng 400-500 xe tải cỡ lớn chở Dưa hấu, xoài,
thanh long, chuối nối dài chực chờ làm thủ tục xuất khẩu”.
Bà
Kim Dung, một thương gia người Lạng Sơn, chia sẻ: “Số lượng hàng Việt
Nam xuất sang hơi nhiều một chút là bị họ ép giá xuống. Dân mình cố giữ giá và
đưa giá lên, có nhiều chủ hàng phải đợi cả tuần mới bán được xe hàng. Rồi có
lúc buộc phải bán đổ, bán tháo, lỗ cả vốn để đưa xe về cho nhanh”.
Đến
chiều 4/2 vẫn còn hàng trăm xe ô tô nằm chết dí tại cửa khẩu. Ảnh: Duy Chiến/TP
VTV
có bài: Đồng Nai: Hết khủng hoảng thịt heo lại lo vỡ quy hoạch chăn
nuôi gia cầm. Tác giả cho biết: “Cuộc khủng hoảng thịt heo tuy
đã xảy ra hơn 1 năm nhưng những hệ lụy vẫn còn dai dẳng. Ngoài việc nhiều hộ
nông dân rơi vào cảnh nợ nần phải bán đất bán nhà, không ít gia đình đã chuyển
sang chăn nuôi gia cầm ồ ạt” dẫn tới nguy cơ “vỡ quy hoạch
chăn nuôi gia cầm”.
Mời
đọc thêm: Vẫn còn khoảng 400 xe hoa quả ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (TN).
– Lạng Sơn: Giải quyết cơ bản tình trạng dồn ứ hàng nông sản tại
cửa khẩu (HQ). – Lạng Sơn giải quyết tình trạng dồn ứ hàng nông sản tại các cửa
khẩu (TTXVN). – Nông dân cần cảnh giác trước “công ty ma, doanh nghiệp ảo” (BNews/TTXVN).
– Thị trường thịt heo hơi bán Tết: Khó xảy ra “sốt” giá (Infonet).
Chuyện “trồng người” ở Việt Nam
Báo
Giáo Dục Việt Nam có bài: Nguy cơ chương trình sách giáo khoa bình mới, rượu cũ, Bộ “đổ
xô đi làm dự án”. Bài viết lưu ý 2 vấn đề trong chương trình làm SGK mới: “Thứ
nhất là tiền ngân sách phải bỏ ra ít nhất 180 triệu đô la Mỹ, thứ hai là nguy
cơ ‘bình mới rượu cũ’.”
Tác
giả đặt câu hỏi, mà câu trả lời rất dễ chìm vào quên lãng như những lần “cải
cách” giáo dục trước: “Lãnh đạo Bộ và Tổng chủ biên có chịu trách nhiệm
về chất lượng chương trình, sách giáo khoa nếu chúng lại thất bại hay không?”
Trang
VietNamNet đặt câu hỏi: Tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư: Các trường nói gì? Bài
viết dẫn lời PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chia
sẻ: “Về chất lượng giáo sư, phó giáo sư năm nay của Bách khoa… trừ một
vài ngành khối Khoa học xã hội, Kinh tế, Lý luận chính trị, phần lớn các ngành
khối Kỹ thuật đều có số lượng công bố tương đối tốt”.
Mời
đọc thêm: Giáo sư Đặng Quốc Bảo: Hiệu trưởng phải có 3 năng lực tổng
quát và 12 bộ số hai (GDVN).
***
Thêm một số tin trong nước: Họ đã cùng nhau “phá hoại sự tôn nghiêm của pháp luật” (GDVN).
– TP HCM điều động hàng loạt nhân sự (NLĐ).
– ‘Khủng hoảng’ truyền thông doanh nghiệp – Chiêu trò PR hay
lý do khách quan?(BTT). – Quản lý Uber, Grab: khó khăn khi theo tư duy mới? (TBKTSG).
– Bất thường tháng 1/2018, không chiếc ô tô nào nhập về TP.HCM (NĐT).
– Ô nhiễm không khí ở đô thị lớn gia tăng (VTV).
– Cuối năm, thực phẩm… bẩn “đổ bộ” tấn công người tiêu dùng (ANTĐ).
– Xịt bụi mù mịt vào nhà dân trước khi lắp đặt ống thoát nước (Zing).
Tin
thế giới
Chuyện nước Mỹ
Trang
BNews có bài viết về các Nghị sĩ Mỹ cảnh báo Tổng thống Donald Trump sa thải các quan
chức thực thi pháp luật. Không chỉ các Nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ, mà một
số Nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đã lên tiếng trên các phương tiện truyền thông, cảnh
báo TT Trump, sẽ là sai lầm lớn nếu ông ta tìm cách sa thải các quan chức thực
thi luật pháp, hủy hoại cuộc điều tra của công tố viên Robert Mueller.
Báo
Người Việt đưa tin: Một người ở Indiana đòi được quyền ‘đưa ngón tay giữa’ với cảnh
sát. Ông ông Mark May ở bang Indiana nộp đơn kiện lên tòa liên bang,
đòi viên cảnh sát Matt Ames ở tiểu bang này phải bồi thường thiệt hại tài chánh
do ông phải đi tham dự các phiên xử.
Trước
đó, ông May bị phạt ông 500 Mỹ kim khi đưa ngón tay giữa (đồng nghĩa với chửi
thề) vào viên cảnh sát Matt Ames. Tòa thành phố Terre Haute xử ông May thua kiện,
nhưng tòa án quận Vigo xử ông thắng kiện vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận
của ông, được bảo vệ bởi tu chính án hiến pháp số một. Sau khi thắng kiện, ông
May tiếp tục kiện viên cảnh sát bồi thường thiệt hại cho ông trong thời gian
ông đến tòa dự các phiên xử.
Mời
đọc thêm: Bộ Tư Pháp Mỹ: Cuộc điều tra của ông Mueller là hợp pháp (NV).
– Liệu Tổng thống Donald Trump có hàn gắn được nước Mỹ? (ANTG).
Quan hệ Nga – Mỹ:
Sau ‘báo cáo Kremlin’ của Mỹ, đưa các quan chức Nga vào danh sách đen, có các
tin sau: Nga có tung ‘báo cáo Nhà Trắng’ để trả đũa ‘báo cáo Kremlin’
của Mỹ? (Tin Tức). – Nga sẽ không vội vã đáp trả Báo cáo Kremlin của Mỹ (VOV).
– Phía sau ‘Báo cáo Kremlin’(QĐND). – Đằng sau phản ứng kỳ lạ của Tổng thống Putin với “Danh sách
Kremlin” (NĐT). – Chuyên gia Nga nói gì về học thuyết hạt nhân mới của Mỹ? (TP).
– Tại sao Mỹ phản ứng Nga cung cấp Su-30 cho Myanmar? (TP).
Tình hình Trung Đông
Báo
Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Palestine có dám không công nhận Israel? Khu vực
Bờ Tây Jordan thêm căng thẳng sau ngày 6-12-2017, khi Tổng thống Mỹ công nhận
tuyên bố của Israel đối với Jerusalem.
Sau
một cuộc họp ngày 3/2, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) quyết định thành lập
một ủy ban cấp cao nhằm nghiên cứu cắt đứt quan hệ với Israel, như “đình chỉ
mọi công nhận đối với Israel hồi năm 1988 cho đến khi Israel công nhận nhà nước
Palestine có đường biên giới riêng như hồi năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô
của Palestine“.
Vẫn
không rõ sau quyết định công nhận Jerusalem thuộc về Israel của TT Trump, phía
Mỹ sẽ có giải pháp nào mang tính đột phá và khả thi cho hòa bình ở khu vực này.
Trở
lại bãi chiến trường Syria, sau khi bị phiến quân bắn hạ máy bay, Nga đẩy mạnh không kích tỉnh Idlib sau khi tiêm kích Su-25 bị
bắn rơi. Trước đó, có tin cho rằng tên lửa do phiến quân sử dụng đến từ
Mỹ, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đã bác bỏ tin này. Mới đây, ông Igor Morozov, một
thành viên của Hội đồng liên bang Nga, cho rằng, Tên lửa bắn máy bay Su-25 có khả năng thuộc về kho vũ khí ở
Ukraine.
Mời
đọc thêm: Video: Giây phút cảm tử của phi công Su-25 Nga trước
quân nổi dậy Syria (Infonet). – Vụ Su-25: Nga cảm ơn người Mỹ đã… chia buồn (ĐV).
– Quân đội Syria đè bẹp IS, chiếm 3 cứ địa phiến quân ở đông bắc
Hama(Viet Times). – Bất lực khi Thổ xua quân đánh người Kurd, chính quyền Afrin
thỉnh cầu Nga giúp đỡ (LĐ). – Ankara “dọa” đánh lính Mỹ mặc quân phục người Kurd tại Afrin(DV).
– “Cú đấm thép” Syria đột phá chiến trường Aleppo, chiếm hàng
trăm cứ địa phiến quân (Viet Times). – Bước tiến nhỏ từ Syria (ANTG).
Bán đảo Triều Tiên
Trang
Người Đưa Tin có bài: Tiết lộ về nhân vật “cản bước” kế sách cứng rắn của Mỹ với
Triều Tiên. Bài viết về Victor Cha, nhân vật bị trượt chức Đại sứ Mỹ ở
Nam Hàn do phản đối kế hoạch “đấm chảy máu mũi” Bắc Hàn của TT Trump.
Ông
Victor Cha viết trên báo Washington Post: “Trump đang chơi trò cò quay Nga với
những người dân Hàn Quốc, thậm chí là cả với 230.000 người Mỹ đang ở quốc gia
này. Tổng thống đang đặt một số lượng người dân bằng với một thành phố kích cỡ
trung bình của Mỹ vào tầm nguy hiểm”.
Mời
đọc thêm: Quan chức Triều Tiên thăm Hàn Quốc: Quan hệ liên Triều ấm lại? (VOV).
– Bắc
Hàn cử Chủ tịch Quốc hội tới Nam Hàn (BBC). – Nhân vật quyền lực nhất nhì Triều Tiên sắp đến Hàn Quốc (DV).
– Quan chức 90 tuổi được Kim Jong Un cử sang Hàn là ai? (VNN).
– Hàn Quốc dành ngoại lệ cho đoàn văn công Triều Tiên sang
Olympic 2018 (MTG). – Triều Tiên vi phạm lệnh cấm vận khi thay đổi phương tiện đưa
đoàn nghệ thuật đến Hàn Quốc? (DNVN). – Nhật Bản phản đối cờ Olympic in hình quần đảo tranh chấp (TTXVN).
***
Thêm một số tin thế giới: Người dân Hy Lạp tuần hành yêu cầu Macedonia đổi tên quốc
gia (TTXVN). – Ngân hàng Nhật Nomura: Không lo Trung Quốc bị khủng hoảng(RFI).
– Sri Lanka không vội ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung
Quốc (MTG). – Indonesia điều tra cảnh sát hạ nhục người chuyển giới (TN).
No comments:
Post a Comment