Wednesday, 13 December 2017

BITCOIN LÀ "MỎ VÀNG" hay "BONG BÓNG" ? (Bryan Lufkin - BBC Capital)


Bryan Lufkin
BBC Capital
13/12/2017

Mới đây đồng Bitcoin đã biến động mạnh và có chỉ dấu khó lường trong tương lai. Và tuần đầu của tháng 12 là một tuần như vậy.

Đồng tiền số mới được 8 tuổi đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong những tháng gần đây và vượt ngưỡng 10,000 USD vào đầu tháng 12.
Đầu năm 2017 một đồng Bitcoin chỉ có giá 1,000 USD.

Thế nhưng chỉ sau 24 giờ chạm ngưỡng 10,000 USD, đồng tiền này đã vượt quá 11,000 USD trước khi quay về 9000 USD, mất 20% giá.
Biến động mạnh và được truyền thông đăng tải nhiều khiến Ngân hàng Trung ương Anh phải cảnh báo "các nhà đầu tư nên cẩn trọng" với Bitcoin.
Một số người nói đồng tiền này đang chạm đỉnh và dựa vào chẳng gì khác ngoài bong bóng đầu cơ, trong khi những người khách cảm giác là giá sẽ còn tăng nữa.

David Yermack từ New York University nói rằng "Bitcoin luôn biến động mạnh. Bất kỳ ai đầu tư vào đồng tiền này cần phải nhìn trước được rủi ro tiềm tàng."

Cách đây 10 năm chẳng ai nghĩ rằng một đồng tiền vô hình của tương lai, chẳng được chính phủ nào phát hành và tồn tại trên internet lại có thể tồn tại.
Nhưng đó cũng chính là Bitcoin: sự thay thế cho tiền giấy và tiền xu. Nó vẫn chưa phải tiền tệ chính thức bởi không do chính phủ nào in. Nó có thể dùng để thanh toán trên mạng hoặc chuyển khoản điện tử, tránh được việc chờ đợi ngân hàng và các phí giao dịch. Trị giá của Bitcoin, tiền số đầu tiên, nay lên tới hơn 167 tỉ đôla.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp

Một số người nói việc Bitcoin vượt ngưỡng 10,000 USD đánh dấu một chương mới.
Ronnie Moas, người sáng lập và giám đốc nghiên cứu tại Standpoint Research nói "Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra một khi đồng tiền này được lưu hành chính thống?".
Moas cho rằng Bitcoin có thể trở thành món hàng quí như cổ phiếu Amazon hay Google và theo ông cũng nên đầu tư một số tiền vào Bitcoin còn hơn là trở thành người ngoài cuộc.
"Với những gì đang xảy ra thì sẽ có 200 triệu người cố gắng đầu tư vào vài triệu đồng Bitcoin đang lưu hành và rằng ngưỡng 10,000 USD là con dấu chuẩn thuận, kể như sự hậu thuẫn của một nhân vật nổi tiếng cho một sản phẩm nào đó.

Nhưng không phải ai cũng có cái nhìn lạc quan. "Đó là bong bóng và là thứ tạo cảm giác mạnh cho nhiều người khi đồng tiền lên xuống," kinh tế gia nhận giải Nobel Joseph Stiglitz nói với Bloomberg.

Đối với người dân thường thì Bitcoin dường như chẳng có ý nghĩa gì. Mặc dù có một số ngoại lệ thì Bitcoin không được dùng tại đa số các cửa hàng bởi chưa được công nhận về tính pháp lý tại nhiều nước bởi bản chất bán tự cung tự cấp của tiền số này tạo mối lo ngại về rửa tiền hoặc làm gia tăng việc bán hàng lậu.

Can thiệp của chính phủ

ATM bitcoin đầu tiên tại Vancouver, British Columbia, vào năm 2013. ATM này cho phép người dùng mua hoặc bán đồng tiền số Bitcoin.

Trong khi một số người cho rằng Bitcoin sẽ là đồng tiền của tương lai thì một số người khác nghĩ rằng cuộc chơi này sẽ có lúc tàn một khi các chính phủ ra tay hành động.

"Ngay vào lúc này thì mọi chuyện hết sức hỗn độn," Tadge Dryja, nhà khoa học nghiên cứu tại Digital Currency Initiative ở MIT nói khi mô tả việc không có ngân hàng hay chính phủ nào giám sát việc phát hành và sử dụng tiền này.
Dryja và nhóm nghiên cứu của mình đang làm việc để có được các hệ thống làm cho Bitcoin an toàn hơn và người sở hữu Bitcoin dễ dàng sử dụng tiền này hơn trong tương lai.
Nhưng với diễn biến hiện nay ông mô tả đồng tiền này là "nguy hiểm."
"Sự tương đồng có thể lấy để so sánh theo tôi là vàng: các chính phủ có thể quản lý những định chế giao dịch vàng nhưng không thể quản lý vàng. Tức là họ không thể quyết định vàng nặng hay nhẹ hay phải màu tím thay vì màu vàng. Tức là họ phải quản lý những gì có thể quản lý được," ông nói.

Đó là lý do một số người nói việc can thiệp bằng quản lý của chính phủ sẽ khiến bong bóng Bitcoin nổ tung.

Kenneth Rogoff là giáo sư chính sách công cộng và kinh tế tại Harvard University và là cựu kinh tế gia trưởng tại Quỹ tiền tệ Quốc tế. Ông cho rằng sẽ có việc rà soát trên diện rộng quốc tế và thậm chí có những nước như Nhật hay Úc đã và đang hợp thức hóa Bitcoin thì sẽ không thể có việc cấp phép cho đồng tiền này thêm bởi các chính phủ không thể cho phép người dân thực hiện các giao dịch khối lượng lớn mà không biết tiền đi đâu về đâu.

Hiện tại, ông nói các chính phủ đang ngồi quan sát và để Bitcoin nuôi dưỡng sáng tạo công nghệ.
Tuy nhiên giáo sư Rodoff tiên đoán là việc quản lý cũng là một thách thức.

"Điều vô lý là thử nghĩ xem chúng ta sẽ rơi vào tình huống mọi thứ được thực hiện bằng tiền số mà không có ai trả thuế," ông nói.
"Chính phủ làm ra luật và họ sẽ thay đổi luật cho tới khi người ta không thể thắng được họ. Các chính phủ rồi sẽ ra tay và phối hợp quốc tế.
"Tôi không nghĩ là Bitcoin là không có giá trị gì. Có thể có một số nhà nước bất trị ủng hộ.
Thế nhưng theo Ronnie Moas thì vào lúc này những biến động của đồng tiền số có thể báo hiệu "sự khởi đầu của làn sóng trồi sụt về giá thực sự."

Khi đồng tiền này lên đỉnh và xuống đáy thì có một điều chắc chắn xảy ra, Dryja nói: "Luật sư sẽ có nhiều công ăn việc làm."


--------------------------

Mạng Internet lan truyền thông tin rằng đồng tiền ảo Bitcoin có thể tiêu thụ nhiều điện hơn một số quốc gia phát triển.
·         12 tháng 12 2017
Bitcoin ra mắt trên sàn giao dịch tương lai ở Chicago trong khi có nhu cầu giao dịch tiền số này ở Việt Nam mặc dù Chính phủ cấm.
·         11 tháng 12 2017








No comments:

Post a Comment

View My Stats