Hôm 26 tháng 10, 2017, từ Nha Trang, cháu Bảo
Nguyên, con gái của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết lá thư gởi bà Melania Trump,
trong đó những đoạn đầy cảm động:
“Con có đọc trên mạng và biết gia đình Bà sẽ tới
thăm Việt Nam để dự đại hội APEC. Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày sinh nhật
con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ bên cạnh
chúng con. Chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng con. Xin
Bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và
vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng “Phụ nữ can đảm” cho mẹ con, con và
gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa…”
Báo chí và các hãng tin lớn thế giới như Reuters sau
đó đã loan tin. Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng ghi nhận lá thư, nhưng tuyệt
nhiên không có đáp ứng chính thức nào từ Washington DC.
Trước ngày TT Trump công du Á Châu, không ít người
Việt tin tưởng bà Melania Trump sẽ yêu cầu CSVN thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chẳng
những thế, có vài nguồn tin còn cho rằng bà Melania Trump sẽ vào tận nhà tù CS
để thăm em.
Nước Mỹ xây dựng trên nền tảng dân chủ và luôn cổ võ
cho các giá trị nhân quyền, dân chủ. Vâng, nhưng những giá trị đó luôn đứng sau
quyền lợi của nước Mỹ. Chính sách đối ngoại của TT Trump gần một năm qua cho thấy
ông là một nhà giao thương chuyên nghiệp (dealmaker) với mục đích tối hậu là
quyền lợi của nước Mỹ (America First).
Trong tác phẩm The America We Deserve, Donald
Trump chủ trương các biện pháp đối ngoại mềm dẻo với Nga và cứng rắn với Trung
Cộng.
Sau khi đắc cử, ngày 3 tháng 12, 2016, TT Trump đã
nhận điện thoại của TT Đài Loan Thái Anh Văn và điều đó mặc nhiên cho rằng
chính sách của Hoa Kỳ từ năm 1979 nhìn nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc
không còn giá trị. Chẳng những thế ông còn hứa trả đũa Trung Cộng về chính sách
vận dụng tiền tệ có lợi quá nhiều cho Trung Cộng trước đây.
Những điều đó hôm nay đã thay đổi. Ưu tiên của TT
Donald Trump là ổn định Bắc Hàn và làm ăn với Trung Cộng. Thương vụ 250 tỉ đô
la vừa qua đã nói lên điều đó. Do đó, đừng ngạc nhiên khi Mỹ chấp nhận trò ngoại
giao “đu dây” của CSVN đến khi nào trò “đu dây” còn phục vụ cho quyền lợi của Mỹ.
Giải Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm không phải do TT Trump lập
ra mà được thành lập từ năm 2007 và đã trở thành truyền thống. Số phụ nữ được
giải mỗi năm mỗi khác và do các nhân viên phụ trách giải đệ trình. Năm 2017,
con số lên đến mười ba vị. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là phụ nữ Việt Nam thứ hai được
vinh danh.
Giống như các tuyên ngôn, tuyên cáo, áp lực quốc tế,
lá thư của Nguyễn Bảo Nguyên là một việc nên làm, không phải vì gởi cho bà
Melania Trump mà là để gióng lên tiếng động về thực tế tù ngục tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng Mỹ sẽ đặt vấn đề nhân quyền
như một điều kiện trên bàn hội nghị với CSVN là một điều không đúng với thực tế
chính trị dưới thời Donald Trump, đừng nói chi là vào tận nhà tù thăm em. Không
có bà Melania Trump lần này hay bà Hillary Clinton, bà Laura Bush nào trước đây
vào nhà tù để thăm một tù nhân dưới chế độ CSVN.
Nguyễn Ngọc Già, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài v.v... là người Việt Nam,
và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu
trong nhà tù CS.
Nước mắt của Nguyễn Bảo Nguyên chỉ chảy trong Sông
Cái ở Nha Trang chứ không chảy qua sông Potomac ở Washington DC xa lạ.
Trần
Trung Đạo
Khanh Vu Duc Cảm
ơn anh Đạo Trung Trần đã có một bài thật cảm động, đánh động
lòng người về hoàn cảnh của cô Blogger "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
và gia đình của cô ấy.
Anh viết, "... Nguyễn Ngọc Già, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài v.v... là người Việt Nam, và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu trong nhà tù CS..."
Và anh đã kết thúc bài viết với một câu đầy nước mắt : "... Nước mắt của Nguyễn Bảo Nguyên chỉ chảy trong Sông Cái ở Nha Trang chứ không chảy qua sông Potomac ở Washington DC xa lạ..."
Trân quý những tình cảm và ưu tư nặng trĩu của anh về đất nước cũng như thân phận của con người Việt Nam trước hiện tình của quê hương.
Nhưng thưa anh, công cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và quyền làm người của chúng ta hôm nay là sự nghiệp chung của tất cả người Việt chúng ta.
Bạn bè thế giới, dù là một đại cường quốc số 1 như Hoa Kỳ hay một quốc gia trung cường như Canada hoặc một tiểu vương quốc phát triển thịnh vượng như Vương quốc Bỉ thì họ cũng đều là người ngoài cuộc. Họ có thể là bạn, đối tác hay đồng minh sát cánh với chúng ta nhưng cuối cùng họ cũng không thể làm thế cho chúng ta.
Cuộc chiến này là của chúng ta. Mô hình xã hội mà chúng ta muốn xây dựng là của chúng ta, cho chúng ta và vì chúng ta. Là bạn, đối tác hay thậm chí đồng minh thân cận, họ cũng chỉ có thể hỗ trợ cho chúng ta mà thôi. Vì thế, khi quyền lợi tối thượng của họ không tương đồng với chúng ta và với những toan tính của họ, chúng ta không thể và càng không nên trách họ.
Chúng ta sẽ quyết tâm kiên định trên con đường dân tộc, tự do, dân chủ, công lý và bác ái cho Việt Nam mà chúng ta đã chọn. Chúng ta có thể sẽ cô đơn hay rất ít bạn đồng hành ở một giai đoạn nhất định nào đó nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công và đại thành công vì đó là xu hướng, trào lưu của thời đại, của lịch sử và của dân tộc.
Việt Nam nhất định tự do, dân chủ và thịnh vượng. Bạn bè quốc tế sẽ luôn ở cạnh bên chúng ta và chỉ chờ cơ hội là giúp chúng ta vươn lên.
Thành La Mã không thể xây trong một đêm được. Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng không thể là chuyện của một sớm một chiều, của một vài người được mà nó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của rất nhiều người, của cả dân tộc này.
Em tin rằng nước mắt hôm nay của Nguyễn Bảo Nguyên không những chỉ chảy trong con Sông Cái ở Nha Trang mà còn sẽ len lỏi chảy vào những con kênh, con suối, con sông khác trên khắp cả mọi miền đất nước và hơn thế nữa những giọt nước mắt đó còn sẽ vươn ra đại dương bao la để chảy trên khắp thế giới này.
Với thời đại thông tin đại chúng mạng internet như chúng ta đang chứng kiến hôm nay, những giọt nước mắt ấy vẫn có thể làm mềm được những trái tim tưởng đã xơ cứng từ lâu, làm xao xuyến những con người còn dửng dưng với thời cuộc, vận mệnh đất nước, làm xúc động những con người không bao giờ màng đến thân phận con người thì huống hồ chi là những người bạn quốc tế có lương tri, lương tâm đáng kính của chúng ta.
Còn sống là chúng ta còn hy vọng. Và chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và cho cả Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam có thể cầm tù một "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hoặc hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người như những vị mà anh đã nêu tên. Nhưng CSVN không thể tiếp tục cầm tù, đày đọa mãi mãi cả dân tộc này, ngoại trừ dân tộc này cam tâm chấp nhận kiếp đời nô lệ.
Anh viết, "... Nguyễn Ngọc Già, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài v.v... là người Việt Nam, và chỉ người Việt mới biết đau từ vết thương của đồng bào mình đang rỉ máu trong nhà tù CS..."
Và anh đã kết thúc bài viết với một câu đầy nước mắt : "... Nước mắt của Nguyễn Bảo Nguyên chỉ chảy trong Sông Cái ở Nha Trang chứ không chảy qua sông Potomac ở Washington DC xa lạ..."
Trân quý những tình cảm và ưu tư nặng trĩu của anh về đất nước cũng như thân phận của con người Việt Nam trước hiện tình của quê hương.
Nhưng thưa anh, công cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ và quyền làm người của chúng ta hôm nay là sự nghiệp chung của tất cả người Việt chúng ta.
Bạn bè thế giới, dù là một đại cường quốc số 1 như Hoa Kỳ hay một quốc gia trung cường như Canada hoặc một tiểu vương quốc phát triển thịnh vượng như Vương quốc Bỉ thì họ cũng đều là người ngoài cuộc. Họ có thể là bạn, đối tác hay đồng minh sát cánh với chúng ta nhưng cuối cùng họ cũng không thể làm thế cho chúng ta.
Cuộc chiến này là của chúng ta. Mô hình xã hội mà chúng ta muốn xây dựng là của chúng ta, cho chúng ta và vì chúng ta. Là bạn, đối tác hay thậm chí đồng minh thân cận, họ cũng chỉ có thể hỗ trợ cho chúng ta mà thôi. Vì thế, khi quyền lợi tối thượng của họ không tương đồng với chúng ta và với những toan tính của họ, chúng ta không thể và càng không nên trách họ.
Chúng ta sẽ quyết tâm kiên định trên con đường dân tộc, tự do, dân chủ, công lý và bác ái cho Việt Nam mà chúng ta đã chọn. Chúng ta có thể sẽ cô đơn hay rất ít bạn đồng hành ở một giai đoạn nhất định nào đó nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công và đại thành công vì đó là xu hướng, trào lưu của thời đại, của lịch sử và của dân tộc.
Việt Nam nhất định tự do, dân chủ và thịnh vượng. Bạn bè quốc tế sẽ luôn ở cạnh bên chúng ta và chỉ chờ cơ hội là giúp chúng ta vươn lên.
Thành La Mã không thể xây trong một đêm được. Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng không thể là chuyện của một sớm một chiều, của một vài người được mà nó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của rất nhiều người, của cả dân tộc này.
Em tin rằng nước mắt hôm nay của Nguyễn Bảo Nguyên không những chỉ chảy trong con Sông Cái ở Nha Trang mà còn sẽ len lỏi chảy vào những con kênh, con suối, con sông khác trên khắp cả mọi miền đất nước và hơn thế nữa những giọt nước mắt đó còn sẽ vươn ra đại dương bao la để chảy trên khắp thế giới này.
Với thời đại thông tin đại chúng mạng internet như chúng ta đang chứng kiến hôm nay, những giọt nước mắt ấy vẫn có thể làm mềm được những trái tim tưởng đã xơ cứng từ lâu, làm xao xuyến những con người còn dửng dưng với thời cuộc, vận mệnh đất nước, làm xúc động những con người không bao giờ màng đến thân phận con người thì huống hồ chi là những người bạn quốc tế có lương tri, lương tâm đáng kính của chúng ta.
Còn sống là chúng ta còn hy vọng. Và chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và cho cả Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam có thể cầm tù một "Mẹ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hoặc hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn người như những vị mà anh đã nêu tên. Nhưng CSVN không thể tiếp tục cầm tù, đày đọa mãi mãi cả dân tộc này, ngoại trừ dân tộc này cam tâm chấp nhận kiếp đời nô lệ.
No comments:
Post a Comment