Friday, 3 November 2017

MỘT SỐ NGƯỜI LO SỢ RẰNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CÓ THỂ GẶP NGUY CƠ BỊ TRỤC XUẤT CAO HƠN (Massoud Hayoun - Pacific Standard)




Massoud Hayoun  -  Pacific Standard
Dịch giả: Trúc Lam
02/11/2017

Khi Trump chuyển qua trừng phạt các nước không nhận những người bị trục xuất, các nhà phân tích cảnh báo rằng, những cư dân Mỹ gốc Việt không còn được bảo vệ như nhau.

Các thành viên trong cộng đồng người Việt tại một cuộc diễn hành ở Portland Rose Festival. Ảnh: Wikimedia Commons.

Về mặt lịch sử, Hà Nội đã từ chối nhận những người bị trục xuất từ ​​Hoa Kỳ, chủ yếu là do nỗ lực của Washington trong Chiến tranh Việt Nam nhằm lật đổ chính phủ cầm quyền của nước này. Vì vậy, những người bị trục xuất vẫn ở trong tình trạng quên lãng cho đến tháng Giêng năm 2008, khi Washington  Bản Ghi nhớ (MoU) với Hà Nội, cho phép các cư dân Mỹ đến trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 – là ngày mà hai nước khôi phục mối quan hệ ngoại giao – cũng như những người không có tiền án hình sự, ở lại Mỹ. Thỏa thuận cũng đặt nền móng cho Hà Nội chấp nhận việc trục xuất những người không thuộc các nhóm này.

Nhưng nhằm mục đích trục xuất những người đến trước năm 1995, với những thông báo loại bỏ, chính quyền Trump đã lật ngược Bản Ghi nhớ. Chưa đầy một tuần sau khi Trump nhậm chức tổng thống, ông ta đã ký một sắc lệnh, cho phép Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra “những nỗ lực và đàm phán với nước ngoài” có điều kiện để họ chấp nhận những người bị trục xuất. Với mong đợi trong chuyến thăm ngắn ngủi của Trump đến Việt Nam vào tuần tới, là một phần của chuyến đi ở khu vực này, vẫn chưa rõ liệu ông ta có gây áp lực về mặt kinh tế và ngoại giao khác đối với Hà Nội, để họ chấp nhận những người bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ hay không. Trong khi đó, một phái đoàn gồm các quan chức Việt Nam đã đến tiểu bang Georgia, nơi có một cộng đồng đông đảo người Việt sinh sống, tiến hành phỏng vấn những người đến trước và sau năm 1995, cảnh báo chung của cộng đồng cho hay.

Nhiều người ủng hộ [quyền của người nhập cư] tin rằng, chuyến đi Việt Nam của Trump sẽ là chìa khóa. Dieu Huỳnh, thuộc VietUnity-PACT, nói: “Donald Trump được sắp xếp để thăm Việt Nam trong tuần tới, và những chỉ dấu cho thấy, chính quyền Trump đang đẩy mạnh những nỗ lực của họ để chia tách các gia đình Việt Nam”, Huỳnh nhớ lại rằng, tháng trước, chính quyền nói áp đặt lệnh trừng phạt visa đối với bốn quốc gia – Cambodia, Eritrea, Sierra Leone, và Guinea – vì từ chối nhận người bị trục xuất.

Những người khác đồng ý rằng, chuyến thăm của Trump đến Việt Nam và cách Hà Nội phản ứng đối với vấn đề này có thể là một thay đổi lớn về cách Hoa Kỳ loại bỏ người có xuất xứ từ Việt Nam.

Bà Katrina Dizon Mariategue là người quản lý chính sách nhập cư thuộc Southeast Asia Resource Action Center (SEARAC), là tổ chức đã gửi cảnh báo hôm thứ Hai, nói: “Việt Nam có lịch sử chỉ chấp nhận những cá nhân có lệnh trục xuất nếu họ đến Hoa Kỳ sau năm 1995, với mục đích bảo vệ những cá nhân đã đến Mỹ như những người tị nạn”.

Khi cộng đồng phải đối mặt với nhiều vụ bắt bớ và giam giữ của Sở Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), dường như chính quyền Trump không tôn trọng Bản Ghi nhớ – hoặc ngày nó được thiết lập trong năm 1995. Những người ủng hộ [quyền của người nhập cư] ước tính, dân số bị ảnh hưởng – những cư dân người Mỹ gốc Việt, nhiều người trong số họ đến với tư cách là người tị nạn, qua những lệnh loại bỏ – là hơn 10.000 người.

Ảnh 2: Người tị nạn Việt Nam ở Fort Chaffee, Arkansas, vào cuối thập niên 1970. Ảnh: Wikimedia Commons.

Hoa Kỳ dường như không quan tâm đến việc tôn trọng Bản Ghi nhớ vì họ chỉ cố gắng trục xuất càng nhiều người càng tốt. Chúng tôi vẫn không biết liệu điều này sẽ dẫn đến kết quả là sự trục xuất cuối cùng của những người đến Mỹ tị nạn trước năm 1995 – sẽ do chính phủ Việt Nam quyết định. Nhưng từ đó, những gì chúng tôi có thể nói là chính quyền này đang đẩy mạnh một cách tích cực hơn nữa để họ làm việc đó”, bà [Mariategue] nói.

Theo bà Dizon Mariategue, thì nỗi sợ hãi do chính quyền này gây ra là phải vậy thôi [và mọi người đều đoán được]. Bà nói: “Tất cả những người nhập cư dưới thời chính quyền Trump đều luôn sống trong nỗi sợ hãi”.

Những người ủng hộ [quyền nhập cư] khác đều tán thành.

Huỳnh nói: “Điều này khẳng định những gì chúng ta đã biết về Trump và chính quyền này. Lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Trump đã bị ràng buộc bởi việc tách rời các gia đình, để áp dụng cách tiếp cận trừng phạt đối với những người nhập cư và người tị nạn. Sự hủy bỏ DACA (Chương trình hoãn trục xuất những người tới Mỹ khi còn là trẻ vị thành niên) đã đến và chúng ta biết điều đó… Bây giờ, có vẻ như Hoa Kỳ sẵn sàng từ bỏ thỏa thuận về năm 1995 của họ với chính phủ Việt Nam”.

Cũng như nhiều người sống ở quận Cam, bang California, cư dân Nguyễn Tùng lo sợ rằng chính quyền Trump sẽ tăng cường nỗ lực để chia tách các gia đình Việt Nam.

Anh Nguyễn năm nay 42 tuổi, là một thường trú nhân ở Hoa Kỳ, khi anh nói rằng mình bị nằm trong nhóm người lầm lạc. Năm 16 tuổi, anh bị kết án vì cáo buộc liên quan đến một vụ cướp gây chết người và thụ án gần hai mươi năm tại nhà tù San Quentin State. Anh được thả ra vào năm 2011 theo lệnh của thống đốc Jerry Brown. Nhưng với tư cách là một người không phải là công dân [Mỹ], bị kết án về tội hình sự, anh vẫn là đối tượng nằm trong lệnh trục xuất.

Bây giờ, Nguyễn có vợ con, và anh là một tiếng nói ủng hộ, chống lại hệ thống “trường học dẫn đến nhà tù”, dường như đã đẩy con cái của các cộng đồng ít được quan tâm giống như anh, vào những tác động luẩn quẩn, với hệ thống tư pháp.

Gần sáu năm kể từ khi được thả ra, anh đã sáng lập ra tổ chức Người châu Á – Thái Bình Dương hòa nhập lại ở Quận Cam, một tổ chức nhằm giải quyết sự kỳ thị và các rào cản khác khiến các cựu tù nhân không thể hoà nhập lại với xã hội, điều đó dễ dẫn đến việc tái phạm tội.

Nhiều người trong cộng đồng ủng hộ người Mỹ gốc Đông Nam Á coi Nguyễn là một người có quyền lực dẫn đầu và là người bảo vệ các quyền của cựu tù nhân, đặc biệt là những người phạm tội vị thành niên. Nhưng với lệnh trục xuất cuối cùng, anh lo lắng rằng những ngày [sống trên nước Mỹ] của anh có thể đang được đếm.

Nguyễn nói: “Cuộc sống không chắc chắn và luôn sợ sệtKhông chắc chắn, bởi vì bạn không có hy vọng cho tương lai – sợ hãi cho cái ngày mà tôi sẽ bị xé rời khỏi gia đình của mình, vì những điều mà tôi đã làm khá lâu trước đây, và tôi cũng đã trả nợ cho xã hội”.

Nhưng anh Nguyễn vẫn hy vọng. Tổ chức SEARAC của bà Dizon Mariategue đang vận động một số thành viên của Quốc hội, với các cử tri ở các quận hạt có số đông người Việt, tố cáo các vụ trục xuất; Huỳnh đang tiếp cận các thành viên trong cộng đồng của mình. Cùng với những người ủng hộ [quyền nhập cư] khác, họ đang hướng dẫn mọi người biết, những việc cần làm khi người thân của họ bị giam giữ để trục xuất.

Nguyễn nói: “Có sự thông cảm ở đất nước này. Người ta giúp đỡ khi bạn cần sự giúp đỡ”.
____

Ghi chú của Tiếng Dân: GS Lê Xuân Khoa (một trong những người sáng lập trang Tiếng Dân) là Giám đốc Điều hành đầu tiên của tổ chức SEARAC – Southeast Asia Resource Action Center (Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á) – hồi năm 1982.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

--------------------------------

As Trump moves to sanction countries that don't accept deportees, analysts warn that U.S. residents of Vietnamese origin no longer have the same protections.
Pacific Standard    NOV 1, 2017







No comments:

Post a Comment

View My Stats